Thực trạng quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty CPCTMĐ việt nam hungari (Trang 84)

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty CPCTMĐ Việt Nam-

2.2.5. Thực trạng quản trị hàng tồn kho

Đối với cơng ty CPCTMĐ Việt Nam- Hungari thì hàng tồn kho chiếm tỉ trọng không lớn trong tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho luôn là 1 trong những mục tiêu hàng đầu của cơng ty để tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. So với đầu năm, lượng vốn tồn kho tăng đáng kể, từ 24,657,281,196 đồng lên 29,184,296,068 đồng do tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty trong năm có dấu hiệu cải thiện nên công ty chủ động nhập thêm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đáp ứng các đơn đặt hàng.

 Cơ chế quản trị hàng tồn kho năm 2015 công ty như sau:

+ Về việc dự trữ hàng tồn kho:công ty thường dự trữ nguyên nhiên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ kế hoạch sản xuất. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất sản phẩm để bán ra thị trường nên phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng và giá cả vật tự, nguyên liệu, vật liệu mà công ty sẽ chủ động lên kế hoạch dữ trữ.

+ Về việc bảo quản và quản lý hàng tồn kho: do đặc điểm hàng tồn kho của công ty là các loại nguyên liệu, vật liệu và thành phẩm liên quan đến máy móc, thiết bị, động cơ điện đa dạng nên việc phân loại, phân cơng bảo quản

gặp khó khăn. Hơn nữa, hệ thống nhà kho của công ty đã được xây dựng từ những năm 70 nên đã xuống cấp, chưa được thiết kế phù hợp để bảo vệ giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên công ty đã cố gắng khắc phục bằng cách phân cơng nhân viên trực và kiểm tra tình hình bảo quản hàng tồn kho hàng ngày, nhưng với lượng hàng tồn kho khá lớn thì việc phân cơng vẫn chưa đạt hiệu quả cao đồng thời gia tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho.

 Thực trạng hàng tồn kho của cơng ty

Để xem xét tình hình hàng tơn kho của công ty CPCTMĐ Việt Nam- Hunagri thời gian qua ta xem xét qua bảng số liệu sau:

Bảng 14: Cơ cấu và biến động tồn kho dự trữ

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch

Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền Tỉ lệ(%)

Nguyên liệu, vật liệu 13,517,697,029 46.32 8,379,989,944 33.99 5,137,707,085 61.31

Công cụ, dụng cụ 119,803,496 0.41 107,266,424 0.44 12,537,072 11.69

Chi phí SXKD dở dang 2,489,869,185 8.53 3,243,611,868 13.15 -753,742,683 -23.24

Thành phẩm 13,056,926,358 44.74 12,926,412,960 52.42 130,513,398 1.01

Tổng cộng 29,184,296,068 100.00 24,657,281,196 100.00 4,527,014,872 18.36

HTK/TSNH 74,640,135,969 39.10 147,457,968,589 16.72 -72,817,832,620 -49.38

Hàng tồn kho của cơng ty gồm có: ngun liệu, vật liệu; cơng cụ, dụng cụ; chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm. Cơ cấu hàng tồn kho của cơng ty có sự dịch chuyển tương đối trong năm 2015.

- Do thép, vật tư quan trọng trong sản xuất sản phẩm của công ty tăng giá về cuối năm 2015 nên công ty tăng cường dự trữ. Thép của công ty chủ yếu được mua của công ty Cổ phần thép HPSC và công ty cổ phần Gia Hưng. Việc tăng dự trữ giúp cho cơng ty phịng ngừa rủi ro về biến động giá vật tư trên thị trường vì vậy lượng nguyên liệu, vật liệu tăng lên đáng kể cả về số lượng và tỉ trọng trong hàng tồn kho (61.31%) so với đầu năm.

- Công cụ, dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 2 khoản mục chiếm tỉ trọng nhỏ trong vốn tồn kho, sự thay đổi trong năm là không đáng kể.Công cụ dụng cụ chủ yếu là quần áo, trang bị bảo hộ lao động… do vậy trong năm ít biến động, tăng nhẹ 12,537,072 đồng tương ứng tỉ lệ tăng 11.69%. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty chủ yếu bao gồm bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong q trình sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thời điểm cuối năm là 2,489,869,185, giảm 753,742,683đồng so với thời điểm đầu năm tương ứng tỉ lệ giảm 23.24%.

- Lượng thành phẩm của công ty thời điểm 31/12/2015 tăng so với đầu năm nhưng tỉ trọng trong hàng tồn kho lại giảm do hàng tồn kho tăng mạnh nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu dự trữ vật tư tăng mạnh để tránh rủi ro biến động giá. Tỉ trọng thành phẩm công ty cuối năm chiếm 44.47% trong tổng hàng tồn kho, giảm nhẹ 7.68% so với đầu năm. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty không q phức tạp nhưng qua nhiều cơng đoạn xử lí gia cơng lắp ráp, kiểm tra thông số kĩ thuật và điều chỉnh do vậy mà thời gian sản xuất tương đối dài nên việc dữ trữ hàng hóa với tỉ trọng 40-50% là phù hợp để tránh thiếu hụt hàng hóa cung ứng nhưng cũng cần quan tâm hơn nữa tới chi phí bảo quản nhằm sử dụng vốn tồn kho tiết kiệm, hiệu quả.

 Hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Tỉ trọng hàng tồn kho của cơng ty là phù hợp với trung bình ngành. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả quản trị hàng tồn kho của cơng ty ta phân tích thêm các chỉ tiêu trong bảng sau: (Bảng 14)

Bảng 15: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn hàng tồn kho dự trữ của cơng ty

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2014

Chênh lệch Tuyệt đối Tỉ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán Đồng 148,773,101,561 147,955,724,271 817,377,290 0.55 2.HTK bình quân Đồng 26,920,788,632 25,530,838,936 1,389,949,696 5.44 3.Vòng quay HTK (1)/(2) Vòng 5.53 5.80 -0.27 -4.64 4.Kỳ luân chuyển HTK 360/(3) 360/(3) Ngày 65.14 62.12 3.02 4.86

Giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân trong năm của công ty đều tăng tuy nhiên tôc độ tăng của giá vốn hàng bán (0.55%) nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho (5.44%) khiến cho số vòng quay hàng tồn kho giảm từ 5.80 vòng năm 2014 còn 5.53 vòng năm 2015. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho theo đó tăng thêm 3.02 ngày, từ 62.12 ngày năm 2014 lên thành 65.14 ngày năm 2015.

Ngành sản xuất kinh doanh động cơ điện thường có tốc độ quay vịng vốn khơng nhanh, các chỉ tiêu về vốn tồn kho của doanh nghiệp tương đối phù hợp với chỉ tiêu trung bình ngành. Tuy nhiên, số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm đi cho thấy quản lý dự trữ của doanh nghiệp theo chiều hướng tăng mạnh dự trữ vật tư, điều này có thể dẫn tới ứ đọng vốn, nguy cơ đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.Vì vậy, cơng ty cần đánh giá kĩ càng mức độ hợp lý của các khoản mục tồn kho, xây dựng mơ hình quản lý hàng tồn kho khoa học, chính xác, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tiêu thụ, tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

2.2.6. Thực trạng quản trị nợ phải thu

Nợ phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa dịch vụ. Qui mơ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Việc đưa ra chính sách bán chịu hàng hóa sẽ phát sinh những khoản phải thu từ khách hàng nên song song với chính sách bán hàng hóa chịu là chính sách quản lý thu hồi cơng nợ. Công ty xây dựng và ban hàng Quy chế quản lý nợ, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong cơng ty có trách nhiệm theo dõi, thu hồi và thanh toán các khoản nợ; đối chiếu xác nhận , phân loại nợ, đôn đốc thu hồi. Đối với các khoản nợ khó địi, nợ xấu, trước hết cơng ty thực hiện trích lập dự phịng theo quy định và tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, cùng chia sẻ khó khăn giữa cơng ty với khách nợ, để xử lý thơng qua hình thức như khoanh nợ, giãn nợ, mua bán nợ. Ta xem xét tình hình quản trị nợ phải thu của cơng ty qua các vấn đề:

 Chính sách bán chịu của cơng ty

Đối với từng khách hàng khác nhau, cơng ty có xây dựng tiêu chuẩn bán chịu khác nhau. Việc phân loại khách hàng để xác định chính sách bán chịu được cơng ty đánh giá dựa trên uy tín của khách hàng, tình hình tài chính hiện tại của khách hàng và dựa trên hoạt động thanh toán của khách hàng trong các giao dịch trước đây với công ty. Từ việc phân loại khách hàng, công ty sẽ xây dựng lên thời hạn bán chịu và điều kiện bán chịu tương ứng từng đối tượng bán chịu theo phân loại. Các thời hạn và điều kiện này sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng kinh tế của cơng ty với các khách hàng. Ví dụ như:

- Với các đại lý, cơng ty có quy định về thời hạn thanh tốn trong hợp đồng như sau:

“Bên A (là công ty) cho bên B (là đại lý) nợ một số hàng tổng trị giá

<=150 triệu đồng để làm hàng giới thiệu. Số còn lại, bên B thanh tốn tồn bộ giá trị mỗi lô hàng khi nhận hàng.

Nếu bên B thanh tốn khơng đúng thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm thanh tốn lãi suất ngân hàng tại thời điểm mà bên A vay đối với số tiền chậm thanh tốn” ( Trích hợp đồng năm 2014)

- Với công ty CPCTMĐ Việt Nam- Hungari 2, cơng ty có điều khoản về dư nợ như sau:

“Bên A cho bên B dư nợ bằng 2,5 doanh thu bình quân tháng trong năm

2011 là: 565 triệu x 2,5= 1,4 tỷ đồng (Một tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn). Khi bên B có dư nợ lớn hơn 1,4 tỷ đồng thì bên B phải trả cho bên A theo lãi suất ngân hàng mà bên A vay và bên A sẽ xem xét việc cấp hàng tiếp” (Trích hợp đồng năm 2012)

Chỉ tiêu

31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỉ lệ(%)

Phải thu của khách hàng 158,505,753,319 389.85 158,645,741,446 131.37 -139,988,127 -0.09 Trả trước cho người bán

ngắn hạn 3,297,322,210 8.11 3,278,031,960 2.71 19,290,250 0.59 Các khoản phải thu khác 1,807,766,222 4.45 1,793,677,541 1.49 14,088,681 0.79 Dự phòng phải thu ngắn

hạn khó địi -122,952,437,748 -302.40 -42,952,029,259 -35.57 80,000,408,489 -186.26

Tổng các khoản phải thu

ngắn hạn 40,658,404,004 100.00 120,765,421,688 100.00 -80,107,017,684 -66.33 Khoản phải thu/ TSNH 74,640,135,969 54.47 147,457,968,589 81.90 -72,817,832,620 -49.38

Các khoản phải thu ngắn hạn thời điểm 31/12/2015 là 40,658,404,004 đồng, chiếm 54.47% tài sản ngắn hạn, thời điểm 31/12/2014 là 120,765,421,688 đồng chiếm tỉ trọng 81.90%. Các khoản phải thu ngắn hạn trong năm tuy giảm mạnh (66.33%) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng quá lớn trong tài sản ngắn hạn, đồng thời việc giảm nợ phải thu không phải do công ty thu hồi được nợ nhiều hơn mà do nhiều khoản nợ đến hạn bên khách hàng quá hạn vấn khơng thể thoanh tốn, cơng ty phải ghi nhận nợ xấu do vậy phải tăng khoản trích lập dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi. Nợ phải thu của cơng ty CPCTMĐ Việt Nam- Hungari bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác và khoản dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi

Các khoản phải thu của khách hàng giảm nhẹ 0.09% trong khi số phải thu khách hàng là quá lớn, vượt quá cả tổng tài sản. Năm nay cơng ty đã ít bán chịu hơn nhưng số phải thu khách hàng vẫn quá lớn do tồn đọng số phải thu từ 2-3 năm trước trở lại đây. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới phát sinh các khoản nợ xấu, nợ khó địi, làm tăng trích lập dự phịng dẫn tới tăng chi phí quản lý, khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trong năm vừa qua. Điều đó cho thấy chính sách bán chịu của cơng ty là bất hợp lý, lợi ích của việc bán chịu mang lại khơng đủ đẻ bù đắp chi phí phát sinh thêm từ việc bán chịu này, cơng ty cần có sự điều chỉnh ngay để cải thiện tình hình tài chính trong năm tới.

Khoản trả trước cho người bán và phải thu ngắn hạn khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong nợ phải thu, trong năm có tăng như lượng tăng và tỉ lệ tăng không nhiều. Đây là chỉ tiêu khá ổn định được cơng ty duy trì. Ngun nhân khiến khoản mục trả trước cho người bán tăng lên có thể do doanh nghiệp tăng các khoản đặt cọc trước để ổn định, tránh rủi ro về giá và trong trường hợp không muốn dự trữ kho cao.

Cuối năm, doanh nghiệp tăng đột biến khoản dự phịng phải thu ngắn hạn khó địi. Đầu năm 2015, dự phịng phải thu khó địi là 42,952,029,259 đồng, đã là 1 lượng rất lớn. Cuối năm 2015, cơng ty tăng trích lập dự phịng lên thành 122,952,437,748 đồng, tỉ lệ tăng tương ứng là 186.26%. Nguyên

nhân như đã nói trên, là do chính sách bán chịu bất hợp lý, gia tăng nợ phải thu khó địi, chủ yếu là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế , các khế ước vay nợ và cam kết vay nợ. Công ty đã căn cứ tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phịng cho từng khoản nợ phải thu khó địi kèm theo các chứng cứ chứng minh. Mức trích lập dự phịng được công ty thực hiện như sau:

+ 30% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. +100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

Dự phòng được trích lập dựa trên các khoản nợ xấu. Cụ thể tình hình nợ xấu và hoạt động trích lập dự phịng của cơng ty thời gian qua được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 17: Tình hình nợ xấu của cơng ty trong năm 2015

Đơn vị tính: VNĐ

Phải thu quá hạn khó địi

31/12/2015 31/12/2014

Giá gốc Giá trị có thể

thu hồi Giá gốc

Giá trị có thể thu hồi Cơng ty TNHH VLĐ Thiên Phong 14,210,503,040 - 15,050,503,040 4,515,150,912 Công ty CP XNK Hà Việt 15,759,439,543 - 15,759,439,543 4,727,831,863 Xí nghiệp cơ khí Quang 2,170,731,776 729,243,897 2,170,731,776 729,243,897 Công ty CP cơ khí và

XD Viglacera 164,809,855 36,291,850 164,809,855 103,583,700 Công ty CP kim loại

màu Ngọc Sơn 106,618,046,487 15,414,290,861 106,748,046,487 86,999,657,887 Công ty TNHH Kiều An 1,896,200 568,860 1,896,200 948,100 Đại lý Khánh Hòa 65,806,468 19,741,940 65,806,169 32,903,085 Các đối tượng khác 161,017,287 - 161,017,287 -

Bảng 18: Bảng kê chi tiết trích lập dự phịng cơng nợ phải thu khó địi năm 2015

Đơn vị tính: VNĐ

ST

T Tên khách hàng

Dư nợ tại ngày

31/12/2015 Tuổi nợ Đánh giá Đã trích lập dự phịng đến 31/12/2014 Trích lập dự phịng năm 2015 theo Thơng tư 228 Tổng số trích lập dự phịng tính đến 31/12/2015

1 Công ty CP Cơ điện Lam Sơn 69,818,127 Năm 2010 > 3 năm 69,818,127 69,818,127

2 Công ty CP Hồng Phát 48,681,960 Năm 2011 > 3 năm 48,681,960 48,681,960

3

Công ty TM và thiết bị thủy lực Yến

Linh 42,517,200 Năm 2010 > 3 năm 42,517,200 42,517,200

4 Công ty TNHH Kiều An 1,896,200 Năm 2013 > 2 năm 948,100 379,240 1,327,340

5 Xí nghiệp cơ khí Quang Trung 2,170,731,776 Năm 2008 > 3 năm 1,441,487,879 1,441,487,879

6 Đại lý Khánh Hòa 65,806,468 Năm 2013 > 2 năm 32,903,085 13,161,443 46,064,528

7

XN cơ khí- Cơng ty cơ khí và XD

Viglacera 164,809,855 114,001,265 14,516,740 128,518,005

Trong đó: + Trên 3 năm 92,226,155 Năm 2011 > 3 năm 92,226,155 - 92,226,155

+ Trên 1 năm 72,583,700 Năm 2014 > 1 năm 21,775,110 14,516,740 36,291,850

8

Cơng ty CP cơng nghiệp điện Hải

Phịng 324,500 324,500

9 Công ty TNHH VLĐ Thiên Phong 14,210,503,040 Năm 2012 > 3 năm 10,535,352,128 3,675,150,912 14,210,503,040

10 Công ty CP XNK Hà Việt 15,759,439,543 Năm 2012 > 3 năm 11,031,607,680 4,727,831,863 15,759,439,543

11 Công ty CP kim loại màu Ngọc sơn 106,618,046,487 19,634,387,335 71,569,368,291 91,203,755,626

Trong đó: + Trên 3 năm 55,237,076,951 Năm 2012 > 3 năm 19,634,387,335 35,602,689,616 55,237,076,951

+ Trên 1 năm 51,380,969,536 Năm 2013 > 2 năm 35,966,678,675 35,966,678,675

Căn cứ vào tình hình trả nợ của khách hàng, doanh nghiệp đánh giá được mức trích lập. Thời điểm cuối nắm 2015, theo đánh giá của doanh nghiệp, số dự phịng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phịng nợ phải thu khó địi, dẫn tới doanh nghiệp phải trích thêm phần chênh lệch vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Phần chênh lệch này lớn, dẫn tới chi phí dự phịng trong chi phí quản lý doanh nghiệp lớn, ăn vào lợi nhuận công ty tạo ra trong năm,

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty CPCTMĐ việt nam hungari (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)