2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty CPCTMĐ Việt Nam-
2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền của công ty
Vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
Nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền của cơng ty hiện tại nhằm phục vụ 3 mục đích chính:
(1) Thực hiện các giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, tiền công, tiếp nộp phạt,…
(2) Giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đầu tư.
(3) Dự phòng nhằm khắc phục những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra.
Vốn bằng tiền của công ty CPCTMĐ Việt Nam- Hungari chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn và bao gồm 2 bộ phận: tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Cơ chế quản lý vốn bằng tiền của công ty :
+ Về quản trị dịng tiền:cơng ty đã bắt đầu áp dụng lập kế hoạch dịng tiền để có thể cân đối được các khoản thu chi trong năm để tránh tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng hoặc dư thừa quá mức cần thiết. Tuy nhiên vẫn đặt ra yêu cầu cần phải có phương pháp khoa học hơn nữa trong dự báo để chủ động sử dụng nguồn lực này một cách linh hoạt nhất, vừa tận dụng triệt để, vừa vẫn đảm bảo tình hình thanh tốn của cơng ty.
+ Về việc quản lý các khoản thu chi: cơng ty đã có các biện pháp quản lý thu chi như tách riêng cơng việc của kế tốn và thủ quỹ. Hiện tại công ty vẫn đang tiến hành quản lý chặt chẽ thu chi tiền thơng qua hạch tốn, theo dõi trong sổ chi tiết tài khoản tiền mặt và tài khoản tiền gửi ngân hàng và mọi giao dịch phải dựa trên hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ. việc kiểm tra đối chiếu giữa tiền tồn quỹ và sổ quỹ được tiến hành hàng tháng dưới sự giám sát của ban lãnh đạo.
Thực trạng vốn bằng tiền và đầu tư TCNH tại công ty
Để xem xét thực trạng vốn bằng tiền và đầu tư TCNH của công ty CPCTMĐ Việt Nam- Hungari thời gian qua ta xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 11: Cơ cấu và biến động vốn bằng tiền và đầu tư TCNH
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỉ lệ (%)
Tiền và các khoản tương
đương tiền 3,886,154,019 100.00 2,035,265,705 100.00 1,580,888,314 90.94
Tiền mặt 253,151,386 6.51 23,578,475 1.16 229,572,911 973.65
Tiền gửi ngân hàng 3,633,002,633 93.49 2,011,687,230 98.84 1,621,315,403 80.59
Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - -
Tổng VBT và đầu tư TCNH 3,886,154,019 100 2,035,265,705 100 1,580,888,314 90.94
VBT và ĐTTCNH/TSNH 0.05 0.01
Tỉ lệ vốn bằng tiền và đầu tư TCNH trên tài sản ngắn hạn trong năm có xu hướng tăng do tài sản ngắn hạn giảm trong khi tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng đều tăng, cơng ty khơng có đầu tư TCNH. Tuy trong năm 2015 tiền mặt tại quỹ tăng với tỉ lệ rất cao nhưng lượng tăng lại nhỏ do tiền mặt chỉ chiếm 1 lượng rất nhỏ trong vốn bằng tiền, nhằm chi tiêu cho các tình huống bất ngờ phát sinh. Lượng tiền và tương đương tiền tăng phần lớn là do tăng tiền gửi ngân hàng nhằm dùng cho trả nợ và nộp thuế khi mà chính sách thuế của Nhà nước là giao dịch qua tài khoản ngân hàng và internet. Thị trường trong năm cũng khơng mấy khả quan, doanh nghiệp gặp khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ, do vậy việc gia tăng lượng tiền là cần thiết để phòng tránh các rủi ro có thể.
Đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền
Để thấy rõ hơn thực trạng quản lý vốn bằng tiền và ảnh hưởng của thực trạng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, ta đánh giá chi tiết thông qua các bảng số liệu sau:
Bảng 12: Các hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Tuyệt đối Tỉ lệ(%) 1. Tài sản lưu động VNĐ 74,640,135,969 147,457,968,589 -72,817,832,620 -49.38
a. Tiền và các khoản tương đương tiền VNĐ 3,886,154,019 2,035,265,705 1,850,888,314 90.94
b. Hàng tồn kho VNĐ 29,184,296,068 24,657,281,196 4,527,014,872 18.36
2. Nợ ngắn hạn VNĐ 87,665,531,519 97,083,703,466 -9,418,171,947 -9.70
3. Hệ số KNTT hiện thời (1)/(2) Lần 0.85 1.52 -0.67 -43.94
4. Hệ số KNTT nhanh (1-b)/(2) Lần 0.52 1.26 -0.75 -59.01
5. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
(a)/(2) Lần 0.04 0.02 0.02 111.45
Ngồi hệ số khả năng thanh tốn tức thời cuối năm so với đầu năm tăng thì các hệ số khả năng thanh tốn cịn lại đều giảm.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Đầu năm 2015 hệ số này là 1.52, lớn hơn 1 nó cho thấy rằng 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1.52 đồng tài sản nhưng đến thời điểm cuối năm, 1 đồng nợ phải trả chỉ được đảm bảo bẳng 0.85 đồng tài sản. Khả năng thanh toán giảm mạnh là điều khá ngun hiểm cho cơng ty vì nó thể hiện khả năng trả nợ yếu và nguy cơ khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp gặp phải trong việc trả nợ. Cơng ty cần có biện pháp kịp thời để cải thiện hiệu quả động kinh doanh.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh tốn nhanh giảm xuống cịn dưới 1 tại thời điểm cuối năm. Điều đó cho thấy khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho giảm. Trong khi tại thời điểm cuối năm, nguồn vốn doanh nghiệp gần như tồn bộ là từ vay ngắn hạn. Nếu khơng có sự điều chỉnh kịp thời và hiệu quả thì nguy cơ cao là doanh nghiệp sẽ buộc phải thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho trong thời
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Nhận thấy được rủi ro cao trong khả năng thanh tốn đồng thời tình hình hiện tại cơng ty đang gặp quá nhiều khó khăn trong thu hồi nợ, cơng ty trong năm đã gia tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền. Do vậy hệ số khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty cuối năm đã tăng.
Nhìn chung nhóm hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty trong năm 2015 có sự biến động lớn, khả năng thanh tốn giảm mạnh, tình hình cơng ty đang mất ổn định. Bên cạnh đó thấy vốn lưu động của cơng ty đang tập trung nhiều ở phần hàng tồn kho và nợ phải thu, phần vốn bằng tiền nhỏ không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nếu như khơng giải phóng được hàng tồn kho và thu hồi các khoản nợ của khác hàng. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng trong tình trạng của doanh nghiệp hiện nay. Công ty cần cải thiện khả năng thanh toán tạo thế chủ động hơn trong kinh doanh, nên tính tốn lượng tiền mặt hợp lý hơn để chủ động thanh toán những khoản chi tiêu hàng ngày để giảm rủi ro thanh toán
Hệ số tạo tiền
Bảng 13: Chỉ tiêu hệ số tạo tiền từ HĐKD của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2014
1. Tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và
doanh thu khác VNĐ 207,855,208,040 203,892,603,192 2. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh VNĐ 3,204,932,924 4,241,876,297 3. Doanh thu bán hàng VNĐ 196,193,711,585 190,479,427,097 4. Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh VNĐ 211,060,140,964 208,134,479,489
Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh
Nhìn vào bảng 12: Hệ số tạo tiền từ HĐKD của công ty ta thấy:
Năm 2015, cả doanh thu bán hàng và dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh đều tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của dòng tiền thu về lại nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng do vậy mà hệ số tạo tiền từ HĐKD của cơng ty năm 2015 giảm cịn 1.08 lần so với năm 2014 là 1.09 lần. Mặc dù hệ số này có giảm nhưng dịng tiền vào từ hoạt động kinh doanh cả 2 năm vẫn lớn hơn doanh thu bán hàng, điều này cho thấy doanh nghiệp thực hiện công việc thu tiền bán hàng trong 2 năm này vẫn khá tốt, chỉ tiêu nợ phải thu 2 năm lớn là do tồn đọng nợ từ các năm trước.