Khái niệm phương pháp và các cấp độ phương pháp

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 66 - 67)

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

a. Khái niệm phương pháp và các cấp độ phương pháp

- Thuật ngữ Phương pháp có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ methodos với nghĩa là con đường nghiên cứu hay con đường nhận thức, lý luận, học thuyết v.v. Nhưng chỉ từ thời Cận đại, khi khoa học thực nghiệm xuất hiện thì khả năng hệ thống phương pháp nhận thức và phương pháp nghiên cứu mới bắt đầu và từ đó, sự phát triển, hồn thiện phương pháp mới trở thành một bộ phận quan trọng trong sự tiến bộ của khoa học.

- Định nghĩa phương pháp. Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định; là cách thức xây dựng và tạo lập cơ sở cho các hệ thống triết học và tri thức khoa học; là tổng số cách tiếp nhận và các hành động chinh phục thế giới hiện thực bằng lý luận hay thực tiễn.

- Nguồn gốc của phương pháp. Cơ sở lý luận trực tiếp của phương pháp là các quy luật khách quan đã được con người nhận thức và diễn đạt bằng lý luận và lý luận đó là hạt nhân, là cốt lõi để từ đó các nguyên tắc tạo nên nội dung của phương pháp được xây dựng.

Trước khi hành động, con người thường phân tích hồn cảnh; đề ra mục tiêu tương ứng; xác định cách thức và phương tiện để đạt được mục tiêu đó rồi mới tác động lên sự vật, hiện tượng theo hệ thống những nguyên tắc nhất định. Hệ thống những nguyên tắc được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữa con người với tự nhiên; chỉ rõ phải hoạt động thế nào để đạt được mục tiêu đó tạo nên phương pháp. Những phương pháp đạt hiệu quả cao nhất được lựa chọn và bảo tồn trong hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ ngôn

ngữ. Như vậy, phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh những quy luật khách quan đã được nhận thức để định hướng các hoạt động có mục đích của con người.

- Vai trò của phương pháp. Kinh nghiệm cho thấy rằng, sau khi đã xác định được mục tiêu thì phương pháp trở thành yếu tố góp phần quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiện mục tiêu đó. Phương pháp càng đúng đắn thì hiệu quả của hoạt động càng cao và ngược lại. Bêcơn ví phương pháp như ngọn đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối. Hêghen ví phương pháp là linh hồn của đối tượng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt coi trọng vai trò của phương pháp, nhất là trong hoạt động cách mạng.

- Các cấp độ của phương pháp. Sự đa dạng của đối tượng dẫn đến sự đa dạng của phương pháp. Các khoa học nghiên cứu những đối tượng khác nhau thì có những phương pháp khác nhau phù hợp với mục tiêu mà khoa học đó nghiên cứu. Các phương pháp, do sự quy định đó và tuỳ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, được chia thành các nhóm có quan hệ tác động qua lại với nhau là phương pháp riêng, phương pháp chung, phương pháp phổ biến và phương pháp nhận thức, phương pháp thực tiễn.

- Phương pháp biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên tắc được hình thành trên cơ sở các nguyên lý, quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Những nguyên tắc này tác động, liên hệ qua lại, bổ sung cho nhau tạo thành công cụ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phương pháp biện chứng duy vật được sử dụng trong mọi ngành khoa học khác nhau, trong mọi lĩnh vực của thực tiễn và có vai trị quyết định trong việc xác định kết quả nghiên cứu và cải tạo sự vật, hiện tượng vì vậy, nó được gọi là phương pháp phổ biến bởi, phép biện chứng duy vật không chỉ đưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện tượng nghiên cứu, mà cịn là điểm xuất phát dưới góc độ đánh giá thế giới quan đối với những kết quả đạt được. Tuân thủ và thực hiện nhất quán, đồng bộ những nguyên tắc này là đòi hỏi bắt buộc đối với việc nghiên cứu lý luận cũng như đối với thực tiễn.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w