Phạm trù lý luận

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 73)

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

2. Phạm trù lý luận

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, con người tự làm ra lịch sử của mình bằng hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới hiện thực chứ khơng phải bắt đầu từ những lý luận nào đó. Đó cũng là cách hiểu về vai trò của hoạt động thực tiễn như là điểm xuất phát của quan niệm duy vật về lịch sử, của lý luận duy vật biện chứng về nhận thức.

- Định nghĩa. Lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử.

- Nguồn gốc của lý luận. Lý luận hình thành nhờ quá trình nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận do các thế hệ trước để lại.

+ Nhận thức kinh nghiệm được hình thành nhờ quá trình quan sát những diễn biến xẩy ra của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức kinh nghiệm gồm tri thức kinh nghiệm thông thường, là tri thức có được nhờ hoạt động hàng ngày giúp con người giải quyết những vấn đề đơn giản, cụ thể; còn tri thức kinh nghiệm khoa học là tri thức thu được nhờ tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức thu được trong quá trình thực nghiệm khoa học, loại tri thức này là tiên đề trực tiếp để hình thành lý luận khoa học.

+ Nhận thức lý luận được hình thành nhờ tri thức kinh nghiệm khoa học và lý luận do các thế hệ trước để lại.

- Các cấp độ lý luận. Lý luận ngành và lý luận triết học.

+ Lý luận ngành là lý luận khái quát những quy luật hình thành và phát triển của một ngành; có vai trị là cơ sở lý luận để sáng tạo, đơng thời là phương pháp luận của ngành đó (lý luận văn học, nghệ thuật v.v).

+ Lý luận triết học là hệ thống những quan niệm chung nhất về thế giới, về vị trí và vai trị của con người trong thế giới ấy, đồng thời là thế giới quan và phương pháp luận của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Các chức năng cơ bản của lý luận. Chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn.

+ Chức năng phản ánh hiện thực khách quan của lý luận thể hiện qua những quy luật chung nhất.

+ Chức năng phương pháp luận cho hoạt động thực tiễn (xem phương pháp luận).

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w