III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
c. Nguyên tắc lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn
- Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là toàn bộ nội dung phép biện chứng duy vật và nguyên tắc chân lý là cụ thể của lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
- Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, trong sự vận động, trong sự chuyển hố qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính nó. Đặc trưng cơ bản của ngun tắc này là xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong lịch sử, trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh v.v cụ thể.
- Nội dung của nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong nhận thức và thực tiễn được V.I.Lênin nêu rõ là phải xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào. Như vậy, nguyên tắc lịch sử - cụ thể tái tạo lại sự vật, hiện tượng thơng qua lăng kính của những ngẫu nhiên,
những bước quanh co, những gián đoạn theo tình tự khơng gian và thời gian, theo trình tự của sự hình thành sự vật, hiện tượng; nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động đa dạng và nhiều vẻ của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất; nghĩa là phải nhận thức được rằng, vận động làm cho sự vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất định và hình thức của vận động quyết định bản chất của nó.
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải chỉ rõ được những giai đoạn mà nó đã trải qua trong quá trình phát triển của mình; phải biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong nhận thức và thực tiễn, để nhận thức và giải thích được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu đặc trưng, những chất và lượng vốn có của sự vật, hiện tượng.
+ Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn yêu cầu chỉ ra được mối liên hệ khách quan; chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hố thành sự vật, hiện tượng mới thơng qua sự phủ định; chỉ ra được rằng, thông qua phủ định của phủ định, sự vật, hiện tượng phủ định là sự kế tục sự vật, hiện tượng bị phủ định, là sự bảo tồn sự vật, hiện tượng bị phủ định trong dạng đã được cải tạo cho phù hợp với sự vật, hiện tượng phủ định.
+ Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn quán triệt nguyên tắc lịch sử - cụ thể để nhận thức sự vật, hiện tượng với đầy đủ các mối liên hệ trong sự tồn tại khách quan vốn có của nó, để nhận thức được vị trí, vai trị của từng mối liên hệ quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.