Chức năng cơ bản và vai trò kinh tế của nhà nước a Chức năng cơ bản của nhà nước

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 92)

II. QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

2. Chức năng cơ bản và vai trò kinh tế của nhà nước a Chức năng cơ bản của nhà nước

a. Chức năng cơ bản của nhà nước

- Chức năng chính trị và chức năng xã hội của nhà nước. Mối quan hệ giữa chúng.

+ Chức năng chính trị của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích chung của cộng đồng quốc gia, trong đó có lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Mối quan hệ giữa hai chức năng chính trị và xã hội của nhà nước là mối quan hệ biện chứng. Chức năng chính trị quy định tính chất, phạm vi, hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội. Chức năng xã hội giữ vai trò là cơ sở cho việc thực hiện chức năng chính trị; đảm bảo cho việc thực hiện chức năng chính trị có hiệu quả.

- Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước. Mối quan hệ giữa chúng.

+ Chức năng đối nội của nhà nước là chức năng xây dựng, củng cố, phát triển và bảo vệ chế độ kinh tế - xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

+ Chức năng đối ngoại của nhà nước là chức năng bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác. Thực chất của chức năng này là thực hiện lợi ích giữa các giai cấp thống trị trong các quốc gia khác nhau

+ Mối quan hệ giữa hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước thể hiện ở chỗ chúng thống nhất với nhau, trong đó chức năng đối nội quy định chức năng đối ngoại; ngược lại chức năng đối ngoại có tác động mạnh lên chức năng đối nội.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w