Quan điểm mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp a Quan điểm khoa học về giai cấp

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 85 - 87)

II. NHẬN THỨC VỀ CHỦNGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2. Quan điểm mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp a Quan điểm khoa học về giai cấp

a. Quan điểm khoa học về giai cấp

- Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử; biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử. C.Mác là người đầu tiên đưa ra phương pháp luận nghiên cứu giai cấp, theo đó, 1) sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất. 2) đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chun chính vơ sản. 3) bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai cấp và tiến tới xã hội khơng có giai cấp. Như vậy, sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử, với mỗi phương thức sản xuất cụ thể.

- Năm 1883, trong Lời tựa viết cho bản tiếng Đức tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Ph.Ăngghen viết “do đó (từ khi chế độ cơng hữu rng đất ngun thuỷ tan rã) tồn bộ lịch sử là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp” (...) “nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức là giai cấp vơ sản) khơng cịn có thể tự giải phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức là giai cấp tư sản) được nữa, nếu khơng đồng thời và vĩnh viễn giải phóng tồn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức và khỏi cuộc đấu tranh giai cấp”.

- Năm 1919, trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại viết về Ngày thứ bảy cộng sản của công nhân ga xe lửa Cadan (Mátxcơva), V.I.Lênin đưa ra định nghĩa "Người ta gọi là giai cấp những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệcủa họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đồn người mà tập đồn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định".

b. Quan điểm về đấu tranh giai cấp và vai trị của nó đối với sự phát

triển xã hội có giai cấp đối kháng

- Lịch sử loài người từ khi có giai cấp đối kháng tới nay là lịch sử đấu tranh giai cấp. Nguyên nhân khách quan của đấu tranh giai cấp là do mâu thuẫn bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. "Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống lại bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản". Như vậy, thực chất đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có địa vị kinh tế và lợi ích cơ bản đối lập nhau (lợi ích cơ bản là những giá trị vật chất và tinh thần cơ bản để thoả mãn nhu cầu nhất định của một giai cấp). Do sự đối lập mang tính đối kháng như vậy giữa các giai cấp nên đấu tranh giai cấp là tất yếu.

- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản tất yếu dẫn đến cuộc cách mạng xã hội để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Chun chính vơ sản (Hệ thống chính trị) khơng phải là mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, mà chỉ là công cụ, phương tiện để thực hiện giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột bằng cách xây dựng liên hiệp, trong đó tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người.

Như vậy, sự xuất hiện của giai cấp, sự đấu tranh giữa các giai cấp và sự xoá bỏ giai cấp đều là tất yếu khách quan. Điều kiện khách quan đó bắt nguồn từ trong q trình phát triển của sản xuất xã hội.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC- DHBK (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w