7. Kết cấu luận văn
2.2. Phân tích thực trạng đạo tạo nghề cho thanh niên nông thôn huyện
2.2.2. Xác định nhu cầu đào tạo
* Số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự chủ động đầu tư trang thiết bị, mở rộng các ngành nghề, hình thức đào tạo và đặc biệt là sự chuyển
biến tâm lý về nghề nghiệp của thanh niên nông thôn nên số lượng và chất lượng
đào tạo nghề của thanh niên nông huyện Thiệu Hóa được tăng lên qua các năm. Kết quả đào tạo nghề thanh niên nông thôn được thể hiện bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề x (2018- 2020)
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Dạy nghề ngắn hạn 521 596 661
(Nguồn: Phịng LĐ- TB&XH huyện Thiệu Hóa)
Qua bảng ta thấy số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo dài hạn trên địa bàn huyện là chưa có. Đây là một bất cập cần sớm được giải quyết. Hiện nay những lao động có nhu cầu học nghề dài hạn phải đi đến các cơ sở đào tạo bên ngoài huyện làm cho chi phí học tập cũng như khả năng quay về làm việc tại huyện sau khi tốt nghiệp là rất thấp. Thanh niên nông thôn qua đào tạo nghề ngắn hạn năm 2018 là 521 thanh niên nông thôn, năm 2019 là 596 thanh niên nông thôn, tăng bình quân là 0,2%/năm.Kết quả đào tạo nghề cho thấy lao động qua đào tạo nghề dài hạn là chưa có và huyện cần sớm khắc phục tình trạng này. Số lượng thanh niên nông thôn qua đào tạo nghề ngắn hạn.
Mặc dù qua mỗi năm, Thanh niên nông thôn qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện có tăng lên về số lượng, tuy nhiên chất lượng thì chưa đáp ứng được cho thị trường lao động. Đào tạo nghề ngắn hạn mặc dù được triển khai đào tạo với số lượng nhưng nếu nhìn mặt bằng chung thì con số này khá khiêm tốn. Nhiệm vụ chính của các trung tâm dạy nghề và trường nghề là đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nhưng do điều kiện còn hạn chế nên số lượng lao động được đào tạo ở các trường nghềx còn khá thấp. Thanh niên nông thôn được đào tạo nghề ngắn hạn.
Trong những năm qua đã đào tạo một số lượng thanh niên nông thôn, góp
phần khơng nhỏ trong tổng số thanh niên qua đào tạo nghề của huyện. Qua ba năm, nhìn chung số lượng đào tạo nghề mức ổn định khoảng 600 thanh niên/năm, với các nghề đào tạo tại trường như sửa chữa điện dân dụng, sửa
chữa điện lạnh, sửa chữa điện nước, hàn điện hàn hơi, sửa chữa vận hành và các nhóm nghề khác. Với hình thức đào tạo nghề đã góp phần khơng nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho người TNNT, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nơng thơn có thể kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp. Đồng thời với hình thức dạy nghề này cịn giúp cho nâng cao trình độ tay nghề cho thanh niên nơng thơn.
* Xác định nhu cầu ngành nghề đối với thanh niên nơng thơn huyện
thiệu hố tỉnh Thanh Hố
Lựa chọn ngành nghề đào tạo thật sự rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nếu lựa chọn ngành nghề đào tạo một cách ồ ạt không những làm tốn kém tiền của của Nhà nước, của người học nghề mà còn làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của họ hạn chế. Không những thế, ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến tình trạng người lao động được đào tạo ra nhưng lại khơng tìm được việc làm. Qua tìm hiểu trên địa bàn huyện Thiệu Hóa thì số lượng ngành nghề đào tạo được thể hiện trong bảng 2.2z
Bảng 2.2: Số lượng ngành nghề đào tạo thanh niên nông thôn huyện Thiệu Hóa (2018- 2020)
Ngành nghề đào tạo
Số người/năm 2018 2019 2020
1.Sữa chữa điện dân dụng 294 306 329
2.Sữa chữa điện lạnh 70 76 85
3.Sữa chữa điện tử 18 35 39
4.Sữa chữa điện nước 42 56 65
5. Hàn điện – Hàn hơi 65 63 88
6. Sữa chữa vận hành động cơ 32 60 0
7. Các nhóm ngành 0 0 55
Tổng : 521 596 661
Trong 3 năm 2018 - 2020 huyện đã tiến hành phối hợp với các trường nghề và trung tâm xx đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu học nghề của x TNNT huyện. Các lớp đào tạo nghềx cho TNNT đều là các lớp đào tạo ngắn hạn với thời gian học 1 - 3 tháng. Tổng số lớp đã mở là 5 lớp và chủ yếu là đào tạo ba ngành, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa điện nước và hàn điện – hàn hơi . Do điều kiện khách quan của huyện nên hiện nay các ngành khác vẫn đang trong quá trình xây dựng, mở rộng các hình thức đào tạo nghề và nhân cấy các nghề mới để mở được các lớp đào tạo nghề còn lại phục vụ nhu cầu đào tạo của TNNT huyện.
Đối với lớp chuyển giao KHKT cho thanh niên nông thôn là nơi học viên có thể trao đổi kinh nghiệm, chun mơn qua đó rút ra bài học cho bản thân và thơng qua đó các học viên có thể tiếp thu các kiến thức tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nơng nghiệp. Tồn huyện Thiệu Hóa năm 2018 tổ chức được 10 lớp chuyển giao ngay tại 15 xã, thị trấn, mỗi xã, thị trấn trung bình là 9 lớp/năm. Với sự phát triển qua các năm thì đến năm 2020 tổng số lớp chuyển giao trên toàn huyện đã tăng lên 15 lớp. Với những kết quả trên, huyện đã góp vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước. Cũng nhờ đó, chất lượng của bộ phận TNNT cũng được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Sản xuất nơng nghiệp mang tính chất thời vụ, do đó những lúcz nhàn rỗi những lao động tham gia sản xuất nông nghiệp muốn tìm kiếm thêm việc làm nhằm làm tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Từ tình hình trên các lớp truyền nghề ở các làng nghề đã được hình thành và thu hút người lao động. Các lớp truyền nghề ngoài việc đáp ứng nhu cầu TNNT thì nó cịn giúp cho các nghề truyền thống khơng bị mai một, và đặc biệt giúp cho bộ phận lao động có việc làm tại chỗ để tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho họ. Hiện nay, Thiệu Hóa có 04 làng nghề truyền thống và 31 làng có nghề với những ngành nghề sản xuất hàng hóa được đánh giá cao về chất lượng như: Đúc Đồng ở Thiệu Trung, ươm tơ dệt nhiễu, trồng dâu nuôi tằm ở Thiệu Đô, Thiệu Tân, mộc, mây xong xiên, mây giang xiên… Tuy nhiên có một thực trạng đang diễn là các lớp truyền nghề đang ngày càng ít đi trên địa bàn
huyện cụ thể năm 2018 có 12 lớp được mở nhưng đến năm 2020 còn 7 lớp. Nguyên nhân của vấn đề trên được xem xét đến từ 2 phía. Thứ nhất, đó là do cơng tác truyền nghề tại các làng nghề còn nhiều bất cập, chưa có nơi học với đầy đủ trang thiết bị phương tiện dạy và học, người dạy cũng là các nghệ nhân hay các thợ có tay nghề giỏi nhưng phương pháp giảng dạy chưa tạo hứng thú, lôi cuốn được người học. Thứ hai, do xã hội ngày càng phát triển dẫn đến xuất hiện các ngành nghề mới với thu nhập cao hơn nên đã thu hút một lượng lớn lao động theo các ngành nghề đó nên lao động khơng gắn bó với làng nghề ngay kể cả các lao động đã có tay nghề cũng bỏ nghề chuyển sang các nghề khác cho thu nhập cao hơn. Nhưng mỗi năm vẫn có trên 10 lớp truyền nghề được mở điều đó cho thấy, ngồi một bộ phận lao động muốn tìm việc ở những ngành nghề khác thì vẫn cịn một bộ phận u và muốn học nghề truyền thống. Đây chính là lực lượng duy trì và phát triển các nghề truyền thống sau này.
Như vậy, với những ngành nghề được mở và với quy mô đào tạo và đầu tư khá lớn qua mỗi năm TNNT ngày càng có thêm nhiều cơ hội học tập và tìm việc làm sau đào tạo nhằm cải thiện cuộc sống của mình với mức thu nhập cao và ổn định qua bảng 2.3:
Bảng 2.3: Kết quả đào tạo của cho thanh niên nông thôn
huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá (2018- 2020)x Năm
Nghề đào tạo
Số lượng (người) Sơ cấp nghề
2017 - 2018 2018 -2019 2019 -2020
Sửa chữa điện dân dụng 294 306 329
Sữa chữa điện lạnh 70 76 85
Sữa chữa điện tử 18 35 39
Sữa chữa điện nước 42 56 65
Hàn điện – Hàn hơi 65 63 88
Sữa chữa vận hành động cơ 32 60 0
Các nhóm ngành nghề khác 0 0 55
Tổng: 521 596 661
Với kết quả đào tạo nghề đã đạt được tạizxxx huyện Thiệu Hóax trong 3 năm gần đây cho thấy thấy vai trò của các trung tâm dạy nghề và trường nghề trong đào tạo và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện là vô cùng quan trọng. Tất cả các nghề đều có số học viên tốt nghiệp tăng lên hàng năm với số lượng và tỷ lệ tăng rất cao.
2.2.3. Tổ chức đào tạo nghề
Bộ phận chịu trách nhiệmz đào tạo là phòng Lao động thương binh và xã
hội của huyện. Hàng năm ngân sách Trung ương và địa phương sẽ chi một khoản nhất định cho việc thực hiện công tác quản lý đào tạo nghề của huyện. Nguồn ngân sách này chiếm khoảng 10% tổng kinh phí đào tạo cho lao động nông thôn, điều này đã tạo thuận lợi cho việc quản lý đào tạo nghề của huyện. Tổ chứcdạy nghề cho thanh niên nơng thơnz có các hình thức dạy nghề phù hợp với các đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các hình thức dạy nghề hiện nay trên địa bàn huyện tương đối đa dạng, linh hoạt về thời gian, trình độ, đối tượng và cách thức tổ chức. Dưới đây là một số hình thức dạy nghề đang triển khai trên địa bàn huyện Thiệu Hoá:
Đào tạo ngắn hạn: Hầu hết các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đang
thực hiện hình thức dạy nghề ngắn hạn. Thời gian dạy nghề ngắn hạn phù hợp với việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hình thức này hiện nay được nhiều lao động lựa chọn vì ngồi thời gian linh hoạt, có thể từ vài ngày đến vài tháng tùy theo nghề đào tạo cịn có nhiều ngành nghề cho họ có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Ngồi ra hình thức này cịn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường lao động, cũng như nhu cầu có việc làm và có thu nhập của người học nghề. Các lớp đào tạo ngắn hạn được thiết kế phù hợp để đối tượng tham dự đầy đủ nhất qua bảng 2.4:
Bảng 2.4: Bảng tổng các khóa học đào tạo ngắn hạn của thanh niên nơng huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa
Số TT Năm Số lớp Số lượng (lượt người)
1 2018 9 521
2 2019 10 596
3 2020 12 661
Nguồn: Phòng LĐ- TB&XH huyện Thiệu Hóa
Tuy nhiên, đào tạo ngắn hạn cũng có những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế của hình thức này hiện nay là quy mô đào tạo nhỏ, do các trang thiết bị dạy và học nghề ở các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là trung tâm dạy nghề cịn thơ sơ, thiếu đồng bộ.
x Quy mô đào tạo hiện nay theo hình thức này cịn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của bộ phận lao động thanh niên của địa phương. Một bộ phận lao động nông thôn có nhu cầu nhưng do điều kiện thời gian, kinh phí nên khơng theo học được. Hình thức này nếu khơng có sự đầu tư kinh phí, ưu tiên cho bộ phận thanh niên nơng thơn, thì sẽ có một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn không tiếp cậnzđược.
Theo thống kê thì đào tạo ngắn hạn là hình thức được các học viên lựa chọn nhiều tại huyện thiệu hố.
Chương trình hỗ trợ kinh phí (chương trình 1956 hoặc hỗ trợ của địa phương). Với hình thức đào tạo này, người lao động sẽ được ngân sách nhà nước, địa phương chi trả toàn bộ hoặc một phần kinh phí đào tạo, các lớp đào tạo được mở ra với số lượng học viên và kinh phí cho phép.
Hình thức dạy nghề lưu động: Từ khi có Đề án 1956 đi vào triển khai đến nay, hình thực dạy nghề lưu động càng phát huy được hiệu quả. Các trung tâm đào tạo nghề và trường nghề đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện đào tạo các nghề phi nông nghiệp như: mây che đan, may công nghiệp, các nghề truyền thống của địa phương…
Qua nghiên cứu cho thấy, những năm qua dạy nghề đã chủ động mở rộng các hình thức đào tạo nghề nhằm thu hút được người học, đặc biệt đối tượng là những thanh niên nông thôn. Các hình thức này đang được triển khai tương đối linh hoạt về thời gian và trình độ. Tuy nhiên, xác định được các hình thức dạy nghề phù hợp với đối tượng và điều kiện tình hình cụ thể của địa phương là vấn đề cần quan tâm và giải quyết sớm. Cần tiến hành kiểm tra, xem xét hình thức nào đang triển khai phù hợp cần tiếp tục nhân rộng, hình thức nào chưa thực sự phù hợp thì cần nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục. Đặc biệt cần quan tâm xem các địa phương khác đang triển khai hình thức đào tạo có hiệu quả có phù hợp với điều kiện cụ thể của Huyện thì cần triển khai trong thời gian tới. Giải quyết tốt các vấn đề trên không chỉ giúp cho bộ phận lao động huyện được học nghề mà còn có cơ hội tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định. Qua đó, Huyện cũng đã giải quyết được phần nào các vấn đề: giải quyết việc làm cho thanh niên, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn lao động… đồng thời giúp cho huyện có bước tăng trưởng kinh tế cao hơn, đảm bảo an sinh xã hội.
2.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo nghề
Tuyên truyền và tư vấn học nghề đối với thanh niên nông thôn, giúp thanh niên nông thôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nghề, để từ đó có ý thức chủ động, tự giác trong việc tham gia học nghề cũng như có sự lựa chọn nghề nghiệp với bản thân và nhu cầu của địa phương.
Thông báo tuyển sinh rộng rãi trên đài truyền thanh huyện, pano tại trường, gửi đến các cơ sở liên kết, Với chính quyền địa phương huyện Thiệu hoá các Trung tâm dạy nghề cấp huyện , các trường THPT nhằm cung cấp thông tin đến tận nơi cho người học.
Đa số các ngành nghề thanh niên nơng thơn lựa chọn đào tạo ngắn hạn hình thức phù hợp, đối tượng với nguyện vọng học nghề TNNT. Hình thức này hiện nay được nhiều TNNT lựa chọn vì thời gian linh hoạt, có thể từ vài ngày vài tháng tuỳ theo nghề đào tạo cịn có nhiều ngành nghề họ có thể lựa chọn
phù hợp với nhu cầu khả năng của mình. Ngồi ra hình thức này cịn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường lao động, cũng như như cầu việc làm.
Nguồn kinh phí bao gồm kinh phí Ngân Sách nhà nước cấp, học phí của TNNT, các khoản thu từ hoạt động liên kết đào tạo… luôn được sử dụng ưu tiên cho các hoạt động phục vụ đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên - công nhân viên. Các nguồn thu từ dịch vụ dùng chi cho hoạt động thường xuyên, mua sắm, sửa chữa ký túc xá và khấu hao cơ sở vật chất dùng cho hoạt động dịch vụ. Các kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm được lập dựa vào nhu cầu thực tế thơng qua tình hình sử dụng kinh phí các năm trước cân đối cho phù hợp, đúng mục đích và mục tiêu phát triển của các trường.
Cơng tác lập kế hoạch tài chính của cácx trường đạt chuẩn theo hướng dẫn, đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính.
Cơng tác tài chính đảm bảo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo tính minh bạch và cơng khai.
Bảng 2.5: Báo cáo thu chi cho thanh niên nông thôn huyện