STT Chỉ tiêu đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Kiến thức và tay nghề được nâng lên 35 70,0
2 Khả năng giải quyết công việc tốt hơn 20 40,0
3 Thu nhập tăng lên 19 38,0
4 Khả năng kiếm được việc làm cao hơn 15 30,0
5 Ứng dụng được vào trong lao động, sản xuất 28 56,0
(Nguồn: Kết quả điều tra TNNT huyện Thiệu Hóa, tình Thanh Hóa)
Kết quả điều tra được cho thấy 70% người lao động được hỏi cho rằng sau khi tham gia vào các lớp học nghề thì kiến thức và tay nghề của người lao động sẽ được nâng lên so với trước khi tham gia học, và từ đó kỹ năng giải quyết cơng việc sẽ tốt hơn. Có 38,0% ý kiến đồng ý với việc sau khi học nghề thu nhập của họ tăng lên do tay nghề tăng và mức độ hoàn thành công việc của thanh niên nông thôn sẽ tốt hơn. Khả năng ứng dụng các kiến thức khi được học vào trong sản xuất của người lao động sau khi được đào tạo được đánh giá ở mức độ 56% ý kiến.
Điều đó cho thấy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là một việc làm hết sức quan trọng và đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thiệu Hóa nói riêng và của cả nước nói chung.
Kết quả điều tra cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề huyện Thiệu Hóa, tất cả các ý kiến đều cho rằng công tác dạy nghề hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và nhu cầu học nghề của người TNNT. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong dạy nghề đó là do công tác đào tạo nghề trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, mức đầu tư còn hạn hẹp, cơ chế quản lý lỏng lẻo…
Ngành nghề đào tạo là vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo nghề. Ngành nghề phải đa dạng, phong phú, phù hợp với thị trường lao động mới thu hút được các học viên tham gia học. Theo đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên mặc dù đã có nhiều cố gắng để mở rộng ngành nghề đào tạo, tuy nhiên vẫn còn nhiều nghề phù hợp với nhu cầu học của người lao động và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhưng vẫn chưa mở lớp. Nguyên nhân chính là do cơ sở vật chất nghèo nàn chưa đủ khả năng mở rộng ngành nghề đào tạo. Các ngành nghề được trung tâm dạy nghề mở hiện nay mới chỉ có may cơng nghiệp và thêu ren, các ngành nghề khác như cơ khí, điện, hàn… hiện mới đang trong quá trình xây dựng chương trình học. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ phận thanh niên . Hình thức đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn cũng được đánh giá là đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về thời gian, trình độ của nhiều đối tượng khác nhau.
Bảng 2.7. Đánh giá kết quả điều tra cán bộ, giáo viên về công tác đào tạo nghề năm 2020
STT Nội dung Số ý kiến %
Tổng số 15 100
1 Phát triển công tác dạy nghề
Rất cần thiết 12 80 Cần thiết 3 20 Không cần thiết - - 2 Ngành nghề đào tạo Đa dạng 5 33,3 Chưa đa dạng 10 66,7 Do cơ sở vật chất nghèo nàn 12 80
Do lao động không có nhu cầu 3 20
Do nghề học khơng có tính cạnh tranh 6 40
3 Hình thức đào tạo
Đa dạng 3 20
Chưa đa dạng 15 80
Thiếu kinh phí 9 60
Chưa quan tâm mở rộng 5 40
Nguyên nhân khác - -
(Nguồn:Kếtquả điều tra cánbộ,giáo viêndạy nghềhuyệnThiệuHóa)
Theo ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề thì có 80% ý kiến cho rằng phát triển công tác dạy nghề là một việc làm hết sức cần thiết, nó khơng chỉ đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động địa phương mà còn là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho TNNT. Nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình phát triển đào tạo nghề cần linh hoạt và phát triển đa dạng các ngành nghề đào tạo cho TNNT ở địa phương. Muốn phát triển kinh tế - xã hội của huyện, một biện pháp quan trọng là cần giải quyết việc làm cho bộ phận TNNT, đặc biệt là với bộ phận thanh niên bị mất đất sản xuất nơng nghiệp bằng hình thức đào tạo nghề một cách bài bản, khoa học để có thể lập nghiệp sau khi kết thúc khóa đào tạo.
Với tình hình trên, để cơng tác đào tạo nghề huyện phát triển, và nâng cao được chất lượng đào tạo nghề cho TNNT thì cần tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất cho đào tạo nghề, cần mở rộng và phát triển quy mô ngành nghề, hình thức đào tạo cần đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của TNNT và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình mới.
Đánh giá chung về cơng tác đào tạo nghề huyện Thiệu Hoá
TNNT hiện nay có nhu cầu học nghề ở các cơ sở, trung tâm dạy nghề với mục đích là sau khi học nghề xong họ sẽ có trong tay một nghề với trình độ tay nghề, chun mơn vững vàng để có thể tự lập nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm ở thị trường lao động. Do đó, chất lượng đào tạo nghề ở các cơ sở, trung tâm dạy nghề cũng được bộ phận lao động quan tâm trước khi lựa chọn ngành nghề và cơ sở học nghề.
Kết quả điều tra 60 TNNT ở hai xã Thiệu Long, Thiệu Trung và Thị trấn Thiệu Hoá trên địa bàn huyện về công tác đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề cho TNNT huyện Thiệu Hóa được tổng hợp ở bảng 2.8:
Bảng 2.8: Kết quả chung của thanh niên nông thôn về chất lượng
đào tạo nghề
STT Nội dung Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
1 Tổng số lao động điều tra 60 100
2 Nguyện vọng học nghề
3 Muốn học nghề 34 56,7 4 Không muốn học nghề 26 43,3
5 Do đào tạo chưa gắn với việc làm 12 46,2
6 Do tâm lý 7 26,9
7 Do điều kiện kinh phí 5 19,2
8 Do chất lượng đào tạo nghề không đảm bảo 19 73,1
9 Về cơ sở vật chất 16 84,2
10 Về trang thiết bị dạy học 10 52,6
11 Về đội ngũ giáo viên 7 36,8
12 Về chương trình đào tạo 9 47,4
13 Ý kiến đề xuất
14 Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 39 65 15
Mở rộng hình thức, nội dung, nâng cao chất lượng
đào tạo. 21 35
16 Khơng có ý kiến - -
Kết quả điều tra cho thấy vẫn có tới 43,3% lao động khơng muốn đi học nghề, và có tới 46,2% cho rằng đào tạo nghề vẫn chưa gắn với việc làm hoặc nếu có thì thu nhập của họ sau khi được đào tạo vẫn chưa cao như họ mong muốn. Như vậy, mục đích của người lao động là sau khi tham gia vào lớp học nghề thì họ phải có việc làm với thu nhập cao và ổn định, đồng thời được nâng cao được trình độ. Tuy kinh phí khơng phải là ngun nhân chính khi chỉ có 19,2% đánh giá là do điều kiện về kinh phí, song trong điều kiện thu nhập hạn hẹp họ sẵn sàng không đi học nghề để sử dụng số tiền đó vào mục đích khác có lợi hơn.
Có một bộ phận khác không muốn đi học nghề là do tâm lý chiếm 26,9%. Đó là do sự coi trọng của xã hội về bằng cấp khoa cử nên tâm lý thanh niên muốn nhất thiết phải vào học tại các trường cao đẳng, đại học để sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng kiếm được việc làm tốt với lương cao ở huyện.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến cho TNNT khơng muốn đi học nghề đó là do chất lượng đào tạo nghề. Có tới 73,1 % số lao động cho rằng chất lượng đào tạo nghề ở trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của họ, trong đó hai yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhất đến chất lượng đào tạo nghề cho TNNT huyện trong thời gian nay đó là cơ sở vật chất của nơi học và trang thiết bị dạy học.
Nếu ngành nghề đào tạo đáp ứng được địi hỏi của thị trường lao động thì người lao động sẵn sàng bỏ kinh phí để học, để kiếm cho mình một ngành nghề có thu nhập. Ngược lại, nếu ngành nghề không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, không gắn với việc làm, chất lượng đào tạo nghề khơng đảm bảo thì sẽ không thu hút được người lao động muốn tham gia học nghề. Do đó, muốn cho người lao động nhận thức được vai trò của việc học nghề cải thiện cuộc sống của chính họ và giá trị nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường; song song với việc phát triển các hình thức dạy nghề thì việc cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề là việc làm hết sức cần thiết. Phần lớn các ý kiến đề xuất đều mong muốn đào tạo nghề cần phải
gắn với việc làm, phát triển các hình thức, chương trình đào tạo phù hợp và khơng ngừng nâng cao chất lượng đào tạo có như vậy mới thu hút được bộ phận TNNT theo học nghề.
Đánh giá về hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề huyện Thiệu Hố
Kết quả khảo sát 60 thanh niên nơng thơn về hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề cho người thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng 2.9:
Bảng 2.9: Kết quả của thanh niên nơng thơn về hình thức và nội dung chương trình đào tạo
STT Mức độ đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động 14 23,3 2 Phù hợp với nhu cầu học nghề và xu thế phát triển 18 30,0
3 Chưa phù hợp cần bổ sung them 28 46,7
Tổng số 60 100
(Nguồn: Kết quả điều tra TNNT huyện Thiệu Hóa, tình Thanh Hóa)
Kết quả điều tra cho thấy rằng có 46,7% ý kiến của người lao động cho rằng hình thức và nội dung chương trình đào tạo nghề hiện nay được triển khai trên địa bàn huyện là chưa phù hợp và cần bổ sung thêm để phù hợp với tình hình phát triển chung của tồn huyện và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng như các địa bàn xung quanh. Có 30% số ý kiến cho rằng nội dung và hình thức chương trình đào tạo trên địa bàn huyện đã phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động. Còn lại 23,3% ý kiến cho rằng với các hình thức và nội dung đào tạo nghề trên địa bàn huyện như hiện nay thì sau khi được đào tạo nghề người lao động có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn.
2.3. Phân Tích các nhân tố đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện của huyện
Đào tạo nghề cho TNNT là một yêu cầu cấp bách, đảm bảo nâng cao chất lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ ở nông thôn, đem lại thu nhập cao cho người lao động và sự phát triển của nông thôn. Thực tế cho thấy, chất lượng tay nghề của TNNT thấp sẽ làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; làm cho chênh lệch giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng giãn xa thêm; và trong nông thôn, chênh lệch về thu nhập giữa lao động có tay nghề và lao động khơng có tay nghề có khoảng cách đáng kể. Do vậy, điều đáng quan tâm hiện nay chính là chất lượng lao động sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề. Trên địa bàn huyện Thiệu Hóa hiện nay có thể đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động của huyện như sau:
2.3.1. Nội dung chương trình đào tạo nghề
Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao thì yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm đó là chương trình đào tạo nghề cho người lao động. Một chương trình đào tạo chuẩn, nội dung đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của đối tượng học nghề… sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho TNNT. Trong những năm qua, chương trình đào tạo nghề TNNT của huyện Thiệu Hóa đã không ngừng được cải tiến, mở rộng nhằm đáp ứng được nhu cầu về thị trường lao động, nhu cầu của người đi học. Với nhu cầu về lao động của thị trường lao động vốn phong phú và đa dạng phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động của các DN và TNNT. Chương trình đào tạo nghề cho TNNT năm 2019 của huyện được thể hiện qua bảng 2.10:
Bảng 2.10: Chương trình đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn huyện Thiệu Hóa
Khung đào tạo Ngành nghề đào tạo
Sơ cấp
Sửa chữa điện dân dụng Sửa chữa điện lạnh Sửa chữa điện tử Sửa chữa điện nước Hàn điện – Hàn hơi
Sửa chữa vận hành động cơ
(Nguồn: Phịng LĐ- TB&XH huyện Thiệu Hóa )
Qua bảng 2.10: ta thấy, mỗi khung đào tạo khác nhau, chương trình đào tạo nghề dành cho TNNT cũng khác nhau. Tùy vào khả năng của mỗi người, họ có thể tự lựa chọn ngành nghề cho họ. Mặc dù có sự cố gắng cùng với sự phát triển kinh tế như hiện nay, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng, chương trình đào tạo nghề của huyện Thiệu Hóa khá sơ sài và ngành nghề đào tạo còn nhiều hạn chế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương cũng như các tỉnh, huyện trong cả nước. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ: Thứ nhất: do trung tâm dạy nghề của huyện mới được thành lập nên khả năng về tài chính, về cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn yếu chưa mở rộng được các chương trình đào tạo khác nhất là các chương trình đào tạo trung cấp và cao hơn bởi những chương trình đó địi hỏi phải có đầu tư đầy đủ các trang thiết bị học tập cả lý thuyết lẫn thực hành và có một đội ngũ cán bộ, giáo viên với đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; Thứ hai: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhiều DN không mở rộng kinh doanh, nhiều ngành nghề bị thu hẹp quy mô sản xuất. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn ngành nghề để học tập của TNNT.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần đội ngũ lao động biết áp dụng những tiến bộ KHKT vào trong sản xuất với những công nghệ tiên tiến. Điều này đồng nghĩa với việc TNNT phải được học tập một cách bài bản và có khoa
học. Thực tế huyện Thiệu Hóa cho thấy TNNT vẫn chưa được học tập một cách bài bản và khoa học về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp; người nông dân mới chỉ dừng lại ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày tại các lớp học cộng đồng được mở ra ở địa phương. Với thực tế này, người nông dân chỉ mới biết lý thuyết, do đó việc áp dụng các cơng nghệ vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho TNNT của huyện địi hỏi UBND huyện Thiệu Hóa cần có những chiến lược phù hợp, cần linh hoạt hơn trong việc thay đổi, bổ sung thêm các chương trình đào tạo nhắm đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động ngày càng phong phú, đa dạng.
2.3.2. Đội ngũ giáo viên
Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũzxx giáo viên đóng vai trị hết sức quan trọng. Đối với công tác dạy nghề cán bộ quản lý, giáo viên ngồi các u cầu đủ về trình độ sư phạm và chun mơn cao cịn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Việc đảm bảo được chất lượng sau đào tạo là điều kiện cho thanh niên nơng thơn dễ tìm được việc làm, từ đó mới thu hút được người lao động vào học nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và tại các lớp học cộng đồng được thể hiện qua