Nội dung chương trình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Phân Tích các nhân tố đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của

2.3.1. Nội dung chương trình đào tạo nghề

Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao thì yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm đó là chương trình đào tạo nghề cho người lao động. Một chương trình đào tạo chuẩn, nội dung đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của đối tượng học nghề… sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho TNNT. Trong những năm qua, chương trình đào tạo nghề TNNT của huyện Thiệu Hóa đã không ngừng được cải tiến, mở rộng nhằm đáp ứng được nhu cầu về thị trường lao động, nhu cầu của người đi học. Với nhu cầu về lao động của thị trường lao động vốn phong phú và đa dạng phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động của các DN và TNNT. Chương trình đào tạo nghề cho TNNT năm 2019 của huyện được thể hiện qua bảng 2.10:

Bảng 2.10: Chương trình đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn huyện Thiệu Hóa

Khung đào tạo Ngành nghề đào tạo

Sơ cấp

Sửa chữa điện dân dụng Sửa chữa điện lạnh Sửa chữa điện tử Sửa chữa điện nước Hàn điện – Hàn hơi

Sửa chữa vận hành động cơ

(Nguồn: Phịng LĐ- TB&XH huyện Thiệu Hóa )

Qua bảng 2.10: ta thấy, mỗi khung đào tạo khác nhau, chương trình đào tạo nghề dành cho TNNT cũng khác nhau. Tùy vào khả năng của mỗi người, họ có thể tự lựa chọn ngành nghề cho họ. Mặc dù có sự cố gắng cùng với sự phát triển kinh tế như hiện nay, nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng, chương trình đào tạo nghề của huyện Thiệu Hóa khá sơ sài và ngành nghề đào tạo còn nhiều hạn chế chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương cũng như các tỉnh, huyện trong cả nước. Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ: Thứ nhất: do trung tâm dạy nghề của huyện mới được thành lập nên khả năng về tài chính, về cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn yếu chưa mở rộng được các chương trình đào tạo khác nhất là các chương trình đào tạo trung cấp và cao hơn bởi những chương trình đó địi hỏi phải có đầu tư đầy đủ các trang thiết bị học tập cả lý thuyết lẫn thực hành và có một đội ngũ cán bộ, giáo viên với đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; Thứ hai: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhiều DN không mở rộng kinh doanh, nhiều ngành nghề bị thu hẹp quy mô sản xuất. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý lựa chọn ngành nghề để học tập của TNNT.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần đội ngũ lao động biết áp dụng những tiến bộ KHKT vào trong sản xuất với những công nghệ tiên tiến. Điều này đồng nghĩa với việc TNNT phải được học tập một cách bài bản và có khoa

học. Thực tế huyện Thiệu Hóa cho thấy TNNT vẫn chưa được học tập một cách bài bản và khoa học về các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp; người nông dân mới chỉ dừng lại ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày tại các lớp học cộng đồng được mở ra ở địa phương. Với thực tế này, người nông dân chỉ mới biết lý thuyết, do đó việc áp dụng các cơng nghệ vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho TNNT của huyện địi hỏi UBND huyện Thiệu Hóa cần có những chiến lược phù hợp, cần linh hoạt hơn trong việc thay đổi, bổ sung thêm các chương trình đào tạo nhắm đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động ngày càng phong phú, đa dạng.

2.3.2. Đội ngũ giáo viên

Trong lĩnh vực đào tạo thì đội ngũzxx giáo viên đóng vai trị hết sức quan trọng. Đối với công tác dạy nghề cán bộ quản lý, giáo viên ngồi các u cầu đủ về trình độ sư phạm và chun mơn cao cịn cần phải có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn thực hành để đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Việc đảm bảo được chất lượng sau đào tạo là điều kiện cho thanh niên nơng thơn dễ tìm được việc làm, từ đó mới thu hút được người lao động vào học nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và tại các lớp học cộng đồng được thể hiện qua bảng 2.11:

Bảng 2.11: Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề

Cơ sở đào tạo

Năm 2019 Năm 2020

Tổng số cán bộ, giáo viên

Trong đó

giáo viên dạy nghề Tổng số

cán bộ, giáo viên

Trong đó giáo viên dạy nghề Tổng số Số đạt chuẩn (%) Tổng số Số đạt chuẩn (%)

I. Trung tâm dạy nghề 15 9 100 18 12 100

II. Tại các lớp học tại cộng đồng

Thuê các nghệ nhân truyển, giáo viên tùy theo số lượng lớp mở hàng năm hoặc cán bộ của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư

III. Tại DN Người của DN trực tiếp tham gia giảng dạy tại cơ sở của DN

zx

Đối với các lớp học tại cộng đồng tại địa phương chủ yếu là các cán bộ của trung tâm khuyến nơng, khuyến ngư có trình độ và chun mơn tham gia giảng dạy, tập huấn chuyển giao KHKT ngay tại địa bàn sản xuất cho bà con nông dân. Cịn tại các làng nghề và làng có nghề khi mở các lớp đào tạo nghề thì thuê trực tiếp các nghệ nhân, thợ giỏi hoặc người của DN đến giảng dạy. Đây là một lợi thế phát triển đào tạo nghề cho TNNT, thu hút người lao động đến các lớp học để truyền nghề, trao đổi kinh nghiệm và được chuyển giao các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất với công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là ở trung tâm dạy nghề huyện còn chưa đủ về số lượng và cần phải tuyển thêm để bổ xung lực lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian tới; mặc dù trình độ giáo viên trên địa bàn huyện được nâng cao nhưng với nhịp độ phát triển như hiện nay, nếu không nắm bắt kịp tốc độ phát triển và nhu cầu khắt khe của thị trường lao động thì chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ không được đảm bảo, điều này sẽ hạn chế đến chất lượng đào tạo nghề cho người TNNT.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)