Mục tiêu và phương hướng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 78)

7. Kết cấu luận văn

3.1 Mục tiêu và phương hướng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

thơn huyện Thiệu Hóa

3.1.1 Mục tiêu

Quyết tâm thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tỉnh, của huyện; đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân và nông thôn, xây dựng nơng thơn mới theo tiêu chí mới. Huyện Thiệu Hóa đã đặt ra mục tiêu phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Cải thiện một bước quan trọng về các mặt xã hội trên cơ sở nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, giải quyết tốt lao động việc làm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, người nghèo; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giữ vững và ổn định chính trị, an tồn xã hội trên địa bàn. Huyện Thiệu Hóa đã có những định hướng phát triển kinh tế cụ thể như sau:

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Trên cơ sở đảm bảo an ninh lương

thực, tiếp tục thâm canh tăng năng suất cây trồng để bù đắp lại một số diện tích đất nơng nghiệp đã chuyển sang xây dựng các cơng trình hạ tầng, khu công nghiệp…, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, hàng xuất khẩu. Tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nơng, lâm, ngư nghiệp để có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 3%/năm. Tập trung phát triển mạnh ngành chăn nuôi và thủy sản để đưa hai ngành này thành ngành chính. Triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mơ hình cánh đồng 50 triệu/ha/năm, hộ có thu nhập 50 triệu đồng/năm. Duy trì diện tích cây vụ đơng từ 2600- 2800 ha/năm. Thực hiện trồng mới 100 ha rừng, bảo vệ, khoanh nuôi, gắn hiệu quả kinh tế với khu vực đồi rừng, tập trung chủ yếu ở thị trấn Vạn Hà, xã Thiệu

Trung và xã Thiệu Long.

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục tập trung khai thác

lợi thế của huyện về sản xuất vật liệu xây dựng: ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đúc đồng, mây tre đan… Coi đây là giải pháp trọng tâm của tăng trưởng kinh tế. Hoàn thành xây dựng các cụm công nghiệp trên đại bàn huyện. Khuyến khích thu hút đầu tư vào các xã có diện tích đất nơng nghiệp lớn, mở rộng các mặt hàng mới, nghề mới. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 2,55 lần so với năm 2018; số lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp đạt trên 40.000 người, tất cả các làng trong huyện đều đạt làng có nghề và làng nào cũng có một nghề chủ lực.

- Thương mại - dịch vụ: Tận dụng lợi thế của vị trí địa lý của huyện, tập

trung khai thác thế mạnh dịch vụ bằng cách phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thương mại, dịch vụ; đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia bằng nhiều hình thức liên kết, liên doanh, hợp tác; tăng mức luân chuyển hàng hóa trên địa bàn, nâng cấp và xây dựng mới các chợ nông thôn. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ Bưu chính viễn thơng trên địa bàn.

Đặc biệt, trong những năm tới chiến lược phát triển đào tạo nghề cho TNNT phải gắn với nhu cầu lao động của từng ngành nghề cả về số lượng và chất lượng, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả của cơng tác đào tạo nghề.

Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thiệu Hóa; căn cứ nguyện vọng, nhu cầu học nghề của TNNT trong huyện, các cấp, các ngành của huyện đã có chiến lược phát triển công tác đào tạo nghề và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho TNNT phù hợp với nội dung và nhu cầu thực tế của từng đối tượng.

3.1.2 Phương hướng

Với quan điểm phát triển dạy nghề theo hướng tạo cơ hội học tập cho

mọi người, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời; xây dựng hệ thống dạy nghề chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; chuyển dạy nghề theo hướng cung (năng lực

đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề) sang dạy nghề theo hướng cầu (nhu cầu của thị trường lao động và xã hội); đầu tư trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ (đồng bộ các yếu tố bảo đảm chất lượng: chương trình, giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị) theo hướng hiện đại hoá về các điều kiện để tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng.

Tổ chức đa dạng các loại hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ (nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn) để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động nông thôn được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, cơng nghệ mới, góp phần tăng năng suất vật nuôi cây trồng, nâng tỷ lệ thời gian làm việc của lao động nông thôn lên 78 - 80% đồng thời cũng là gián tiếp góp phần làm tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn dưới 5%.

Đa dạng hố các loại hình dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề theo mô đun để tạo điều kiện cho một lực lượng đông đảo thanh niên trên tồn huyện có mơi trường học nghề phù hợp để bổ sung nguồn lực lượng dồi dào này cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện đề ra.

Trong giai đoạn 2020-2025 dạy nghề phải thực hiện được hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, đó là: đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ và có chất lượng cho các ngành, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, phục vụ có hiệu quả cho cơng nghiệp hoá đất nước và hội nhập. Mở rộng quy mô dạy nghề cho người lao động ở nông thôn nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong quy chế hoạt động của TTDN, các TTDN tích cực liên kết với các trường dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học có uy tín để tiến hành mở các lớp dạy nghề dài hạn, các lớp trung học chuyên nghiệp, các lớp đại học tại chức - để góp phần nâng cao năng lực

chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên địa bàn toàn huyện.

Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp giáo dục: thành lập các xưởng vừa thực hành nghề, vừa làm dịch vụ tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh có mơi trường thực tập thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh khẳng định tay nghề trước những yêu cầu cụ thể của thực tế, đồng thời cũng là mơi trường thí điểm tiếp cận với cơ chế thị trường, góp phần khẳng định sự tồn tại của nghề trong giai đoạn mới.

Đầu tư trang thiết bị, đầu tư con người để hình thành một phịng tư vấn nghề nghiệp "chuẩn", góp phần thiết thực vào công tác tư vấn nghề cho mọi đối tượng trên địa bàn toàn huyện (kể cả những đối tượng có nhu cầu tư vấn lại, những đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp).

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn của huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)