7. Kết cấu luận văn
2.1. Tổng quan về huyện Thiệu Hóa
2.1.1. Điều kiện kinh tế tự nhiên
Thiệu Hóa là huyện đồng bằng châu thổ sông Mã - sông Chu là trung tâm của xứ Thanh. Có diện tích tự nhiên là 160,69km2, dân số đến tháng 12 năm 2017 là 157.284 người, với 27 xã và một thị trấn (trước năm 2012 là 31 xã, thị trấn, thực hiện Nghị quyết số 05 của Chính phủ về mở rộng thành phố Thanh Hóa một phần diện tích 14,97km2 và 26.098 người dân ở Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân được chuyển về thành phố Thanh Hóa).
Phía Đơng: Giáp Thành phố Thanh Hóa, huyện Hậu Lộc và huyện Hoằng Hóa; Phía Tây: Giáp huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân; Phía Nam: Giáp huyện Đông Sơn và Triệu Sơn; Phía Bắc: Giáp huyện Yên Định. Với vị trí thuận lợi nên huyện Thiệu Hoá là một vùng đất mở liên tục hội tụ và sớm đón nhận được các nền văn hoá, văn minh. Đây chính là vùng đất cổ đã từng chứng kiến, ghi nhận biết bao biến động sục sôi của lịch sử dân tộc. Ngay từ thời tối cổ, cách nay vài chục vạn năm, con người đã từng có mặt nơi đây để khai phá vùng đất và chinh phục thiên nhiên, duy trì cuộc sống, điều đó đã được chứng minh qua di chỉ Núi Đọ - một di chỉ thuộc thời đồ đá cũ.
Đến thời dựng nước của các vua Hùng, vùng đất Thiệu Hoá trở thành một trung tâm văn minh bên bờ sông Chu, nên nhiều tên đất, tên làng như: Làng Giàng, làng Chành, làng Chàn… đã đi vào ca dao hị vè. Chính ở nơi đây, tổ tiên ta đã bền bỉ, kiên trì lao động một cách thông minh, sáng tạo để làm nên một nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần độc đáo và phong phú là “nền văn hố Đơng Sơn”. Trong thời thuộc Hán, với gần một nghìn năm Bắc thuộc cho đến đầu đời Tống kéo dài cho đến thời Lê và Tây Sơn gần 4 thế kỷ, chính vùng đất Giàng luôn là trấn Thành của tỉnh Thanh Hoá (mãi đến đầu thời Nguyễn năm 1803) trấn Thành của tỉnh mới rời về Hạc
Thành (thành phố Thanh Hoá ngày nay).
Ngày nay với vị trí là cửa ngõ phía tây của thành phố Thanh Hố, làng mạc trải dài hai bên bờ sơng Chu, sơng Mã, lại có Quốc lộ 45 đi qua nối với các huyện phía Tây của tỉnh Thanh Hoá và với nước bạn Lào, Thiệu Hoá vẫn là một trong những vùng đất có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hố.
- Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các xã đều là đồng bằng. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn.
- Thiệu Hóa là huyện đồng bằng nhưng cũng xen kẽ một số núi đồi, sông, hồ, mau, dọc. Địa hình có những vùng cao từ 6m trở lên so với mực nước biển, có vùng cao trung bình từ 3m đến dưới 6m, lại có cả những vùng thấp trũng và vùng bãi bồi ven Sông Chu, Sông Mã. Ngồi 2 dịng sơng lớn nhất xứ Thanh chảy qua địa bàn huyện là sơng Mã, sơng Chu, cịn có các sơng Cầu Chày, Mạo Khê, Sông Dừa. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của huyện có cát và đá xây dựng.
Tổng quỹ đất toàn huyện quản lý sử dụng là 17.547,52 ha, trong đó đã sử dụng 14.842,83 ha bằng 84,6% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng là 2.704,69 ha, bằng 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích sơng suối chiếm 1.702.87 ha bằng 10% diện tích đất tự nhiên.
- Đất nông nghiệp: 11.045,06 ha chiếm 62,94% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: 130,70 ha chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng 2.644,28 ha chiếm 15,4 % diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 968,73 ha chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 2.704,69 ha chiếm 15,4% diện tích đất tự nhiên. - Nhóm đất sám: 52,84 ha
- Nhóm đất tầng máng 119 ha.
Tóm lại đất đai của huyện Thiệu Hóa chủ yếu là nhóm đất phù sa có đặc tính lý hóa tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.
- Nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sơng ngịi và lượng nước mưa tại chỗ. Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồng nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, Chất lượng nước mặt của huyện Thiệu Hóa là tốt, chưa bị ơ nhiễm.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn, đất Thiệu Hóa thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trung bình 60m, có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất phong phú. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khống hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn trung khơng đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu cầu vệ sinh.
- Do chưa có điều kiện thăm dị, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loại khoáng sản tiềm năng trong lịng đất. Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được phân bố rải rác ở một số xã như Thiệu Dương, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến, Thiệu Thành nhưng trữ lượng nhỏ. Các sông Chu trữ lượng khoảng 500.000 tấn. Đây là bải cát có chất lượng tốt trong xây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bê tông. Sét làm gạch có trữ lượng lớn phân bố ở nhiều xã trong huyện.