CÁC LOẠI HÌNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHI TIẾT học PHẦN hệ thống tổ chức quyên lực chính trị (Trang 26 - 42)

1. Nhà nước quân chủ

Nhà nước quân chủ là hình thức nhà nước mà quyền lực tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước (Vua, Hồng đế) theo ngun tắc kế truyền.

Hình thức nhà nước này có hai loại cơ bản là: quân chủ tuyệt đối và quân chủ lập hiến

a. Quân chủ tuyệt đối

Quân chủ tuyệt đối, hay quân chủ chuyên chế, là hình thức nhà nước mà quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào người đứng đầu nhà nước (Vua hay nữ hoàng) theo nguyên tắc kế thừa. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong kiến. Chế độ này thịnh hành ở các nước trên thế giới vào các thế kỷ 17 và 18.

Một ví dụ điển hình về chế độ qn chủ chun chế châu Âu là nước Pháp dưới triều vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18, tất cả những người bảo hồng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy quyền của ơng là độc đốn. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua Phổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy quyền chun chính của tồn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực , mà vị vua - chiến binh kinh điển là Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn trong lịch sử nước Phổ. Trong thời đại của trào lưu triết học

Khai Sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong khi hai nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiến bộ và chấp nhận lý tưởng Khai Sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nước Áo và Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ "quân chủ chuyên chế Khai sáng", tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì độc đốn, nền qn sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triết học đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời. Việt Nam thời kỳ này cũng theo hình thức chính thể này với sự chun quyền của các vị hồng đế, vua chúa. Điều đó tạo ra một quyền lực rất lớn mà lời nói của vua cũng chính là luật pháp của quốc gia,… Đây là loại hình thức của nhà nước phong kiến, nhưng hiện nay vẫn cịn một số ít nước đi theo chính thể này, tất nhiên là có vài sự thay đổi nhỏ để phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh.

Trên thế giới hiện còn bốn nước vẫn còn quân chủ chuyên chế, tuy nhiên có một số thay đổi: Va-ti-căng, Ả-rập Xê-út, Bru-nây và Ơ-man. Tại Va- ti-căng, Giáo hồng là người nắm quyền lực tối cao của Tịa thánh và chính quyền nhà nước Va-ti-căng, thâu tóm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hội đồng Hồng y Giáo chủ đóng vai trị như cơ quan lập pháp, nhưng về thực tế chỉ là cơ quan tư vấn cho Giáo hoàng, soạn thảo các thánh luật và văn bản khác để Giáo hồng cơng bố. Ả-rập Xê-út khơng có cơ quan lập pháp, chỉ có Hội đồng tư vấn được thành lập từ tháng 12-1993. Các thành viên Hội đồng này do Quốc vương bổ nhiệm, có quyền đề xuất lập pháp, tranh luận các chính sách của chính phủ, nhưng khơng có quyền lập pháp, khơng có quyền thành lập hay bãi miễn chính phủ.

Tại Bru-nây, phải đến tháng 9 - 2004, Hội đồng lập pháp mới được thành lập lại sau 20 năm không tồn tại. Các thành viên Hội đồng do Quốc vương bổ nhiệm, sau đó sẽ được thay thế bằng một Hội đồng mới với một số

nghị sỹ được bầu trực tiếp. Chủ trì cơng việc của Hội đồng là Quốc vương. Ơ- man cũng có một cơ quan lập pháp hai viện, nhưng trên thực tế chỉ đóng vai trị tư vấn ... Trừ Va-ti-căng là trung tâm Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, ba nước quân chủ chuyên chế còn lại đều là các nước quân chủ Hồi giáo, tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Hồi, những tàn tích phong kiến cịn lưu lại đậm nét trong đời sống xã hội. Gần đây, mặc dù có một số cải cách dân chủ được thực hiện, nhưng sự phát triển toàn diện của đất nước vẫn phụ thuộc vào “đấng minh quân”, người nắm giữ quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước. Cơ quan lập pháp nếu có cũng chỉ là cơ quan tư vấn chứ không phải là một nhánh quyền lực đối trọng

b. Quân chủ lập hiến (Quân chủ hạn chế)

Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Trong các nhà nước theo chính thể qn chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác (như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Nhà nước quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến. Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ quốc gia (vua, nữ hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Việc tổ chức quyền lực nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp. Nhà vua chỉ có quyền lực thật sự khi khơng có hiến pháp. Một khi đã có hiến pháp thì nhà vua khơng có quyền lưc tuyệt đối, như trong chế độ phong kiến nữa. lúc ban đầu những nguyên tắc cơ bản của quân chủ lập hiến là dựa trên cơ sở của hoc thuyết phân quyền của Montesquieu: Lập pháp do nghị viện có cơ cấu hai viện, một viện thứ dân và một viện quý tộc; nắm hành pháp là hoạt động chỉ huy thực hiện bao giờ cũng phải nhanh

nhạy nên do một ông vua tốt hơn là nhiều người đảm nhiệm. Ngày nay khi nói đến những nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp, người ta gọi những “ơng vua lập hiến”, tức là có hàm ý chỉ những ơng vua hình thức, khơng có thực quyền theo cơng thức “ Nhà Vua trị vì nhưng khơng cai trị”. Quyền lực nhà nước chủ yếu nằm trong tay bộ máy hành pháp và người đứng đầu hành pháp

Cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước của nhà nước quân chủ lập hiến khơng phải ở chỗ có chế độ trách nhiệm hình sự của từng vị bộ trưởng trước nghị viện mà là chế độ chịu trách nhiệm chính trị của tồn bộ chính phủ trước nghị viện. Theo thơng lệ, chính phủ ở các nước theo chính thể này chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện và được thành lập từ cơ sở của thành phần Hạ nghị viện

Quân chủ lập hiến có hai loại: Quân chủ nhị nguyên và Quân chủ đại nghị. - Quân chủ nhị nguyên:

Là loại hình tổ chức nhà nước, trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước - quyền lực nhà vua và quyền lực của nghị viện. Đây là loại hình tồn tại khơng lâu ở thời đầu của cách mạng tư sản. Thời kì q độ chuyển chính quyền từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản.

Các bộ trưởng do nhà vua bổ nhiệm, vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện

Hiện nay, cịn mười nước có hình thức chính thể qn chủ nhị ngun: Mô-na-cô, Ma- rốc, Xoa-di-len, Nê-pan, Bu-tan, Cô-oét, Ba-ranh, Qua-ta, Gic-đa-ni và Tơng-ga. Tại các nước này, mặc dù vị trí của Quốc vương vẫn là tối cao nhưng quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp phải chia sẻ cho các cơ quan khác. Cơ quan lập pháp các nước này có quyền lực nhiều hơn so với cơ quan lập pháp các nước quân chủ chuyên chế cả trong lĩnh vực lập pháp

cũng như kiềm chế quyền hành pháp. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan lập pháp tại các nước quân chủ nhị ngun cũng khơng giống nhau.Tại Gic-đa- ni, Ma-rốc, Nghị viện có quyền lực đáng kể nhưng tại Ba-ranh, Qua-ta là những nước mới thành lập Nghị viện dân cử trong thời gian gần đây, cơ quan lập pháp trên thực tế vẫn chỉ đóng vai trị cơ quan tư vấn.

- Quân chủ đại nghị

Là loại quân chủ phổ biến hiện nay ở các nước tư bản kể cả các nước tư bản phát triển (Anh, Nhật, Tây ban nha,…). Ở nhà nước này nguyên thủ quốc gia là các vị hồng đế được truyền ngơi cho con và chính phủ, bộ máy hành pháp được thành lập và được hoạt động khi nào vẫn cịn sự tín nhiệm của Hạ nghị viện. Các bộ trưởng và người đứng đầu hành pháp phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (Hạ viện). Trên thực tế việc thành lập và hoạt động của chính phủ đều nằm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Nhà Vua hầu như không tham gia vào giải quyết các công việc của nhà nước theo một loạt những nguyên tắc. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, cho sự thống nhất của quốc gia, khơng có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà vua trị vị nhưng khơng cai trị". Mơ hình qn chủ Anh quốc được coi là xuất phát điểm của mọi mơ hình tổ chức nhà nước hiện nay. Có thể nói rằng, mọi thể chế dân chủ đương đại đều có gốc tích từ Anh quốc. Và Anh quốc có thể được xem như là quê hương của các thiết chế dân chủ cổ điển. Các thiết chế của nhà nước Anh quốc được hình thành và tồn tại cho mãi đến hiện nay, là kết quả của một sự vận động dần dần từng bước một của lịch sử thực tế, như “một bức tường gạch được xây nên, theo một nguyên tắc hết viên gạch thứ nhất, rồi mới được viên gạch thứ hai, khơng có điều ngược lại”, khơng theo một lý thuyết nào cho trước. Chính Montesquieu, một trong những người sáng lập học thuyết phân quyền, đã quan sát thực tế việc tổ chức nhà nước Anh, chứ không phải

của nước Pháp (quê hương ơng) để phân tích sự phân chia quyền lực nhà nước. Vì vậy, đặc điểm của loại hình quân chủ đại nghị cũng là đặc điểm của nhà nước Anh quốc

Nhà vua hay nữ hoàng bị tước bỏ dần dần mọi quyền năng. Lúc đầu thì phải nhường quyền năng lập pháp cho Quốc hội, sau đó dần dần lại phải nhường tiếp quyền điều hành đất nước cho hành pháp (Chính phủ), mà đứng đầu là Thủ tướng. Nhà vua hay nữ hồng chỉ cịn lại một phần của quyền hành pháp. Đó là hành pháp tượng trưng. Sự nhường quyền dần dần này của nhà vua hay nữ hoàng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thắng lợi của Cách mạng Tư sản.

`Sự hình thức này có một ví dụ điển hình là: Nữ hồng Elizabeth II không những là nguyên thủ quốc gia của nước Anh, mà còn là nguyên thủ quốc gia của Canada và Australia. Mặc dù là một quốc gia độc lập, Australia cũng như Canada vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nước Anh và trung thành với nữ hoàng Anh - người về mặt danh nghĩa chính thức cũng là nữ hồng của Australia và của Canada. Giúp việc cho nữ hoàng ở các nước trên có chức danh Tồn quyền của nữ hồng.

Tính hình thức của nữ hồng Anh quốc đã dẫn đến một sự kiện: Cách đây không lâu, khoảng năm cuối thế kỷ XX, một nghị sĩ thuộc Cơng đảng, ơng W.Benn trình lên Nghị viện bản dự luật đề nghị xoá bỏ chế độ quân chủ khỏi đời sống chính trị - xã hội của nước Anh. Nhưng xét thấy nữ hoàng vẫn cịn có những vai trị quyết định trong xã hội, Nghị viện Anh đã gạt bỏ dự luật này. Với đầu óc “hồi cổ thực dụng”, dân chúng Anh vẫn mến mộ nữ hoàng và hoàng gia. Đây là biểu tượng của nước Anh thống nhất. Trong lúc nội các tượng trưng cho uy quyền, thì nữ hồng tượng trưng cho sự chính đáng.

Với chức năng là biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nguyên thủ quốc gia của các nhà nước quân chủ có một vị trí rất quan trọng trong những

thời điểm mà nền an ninh, chủ quyền độc lập của các quốc gia bị xâm phạm. Khi nền an ninh của các quốc gia bị vi phạm, với tư cách là người đứng đầu, biểu tượng cho sự bền vững của dân tộc, nhà vua phải đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy sinh của thần dân bảo vệ đất nước. Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước này được nhiều nhà khoa học phân tích là hành pháp tượng trưng - một phần của hành pháp. Trong khi đó, Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp, có quyền điều hành thực sự - gọi là hành pháp thực quyền.

Trong chính thể quân chủ đại nghị, nghị viện là cơ quan có vai trị tối cao. Chính vì sự tối cao này mà mơ hình tổ chức của nhà nước được gọi là chính thể đại nghị. Nghị viện có quyền giải quyết mọi vấn đề của nhà nước, hay chí ít thì những vấn đề của nhà nước phải được giải quyết dựa trên cơ sở của nghị viện.

Từ đặc điểm này mà một đặc điểm quan trọng của chính thể quân chủ đại nghị đã được hình thành: chính phủ phải được Nghị viện thành lập từ thành phần Hạ nghị viện. Từ đó hình thành nên một đặc điểm quan trọng nhất của loại hình tổ chức nhà nước này: Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn cịn sự tín nhiệm của Nghị viện. Trong trường hợp khơng cịn sự tín nhiệm của Nghị viện, thì Chính phủ phải từ chức, Nghị viện thành lập ra Chính phủ mới. Trong trường hợp khơng thành lập được Chính phủ mới thì Nghị viện bị giải tán. Mặc dù Nghị viện là cơ quan lập pháp, nhưng có một nhiệm vụ quan trọng trên hết và phải thực hiện trước khi lập pháp là phải thành lập ra Chính phủ, (trong trường hợp khơng thành lập được Chính phủ, Nghị viện có thể phải giải tán).

Khác căn bản với chế độ tổng thống, ngồi việc phải thực hiện chức năng cơ bản của mình là lập pháp, Nghị viện cịn phải thành lập chính phủ và phải giám sát chính phủ. Ở đây, chính phủ có thể bị lật đổ theo quyết định của Nghị viện, hoặc có thể tự rút lui theo quyết định của người đứng đầu chính

phủ. Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Hạ viện và chỉ chịu trách nhiệm trước Hạ viện, mà không chịu trách nhiệm thực sự trước nhà vua.

Trong hiến pháp của nhiều nước theo chính thể này quy định Nghị viện có quyền luận tội các quan chức có hàm bộ trưởng ( Hiến pháp Đan mạch, Hiến pháp Na uy, Hiến pháp Bỉ,…). Thủ tục luận tội được pháp luật tư sản gọi là thủ tục đàn hạch. Mặc dù thủ tục đàn hạch có khác nhau nhưng nói chung buộc tội thuộc quyền Hạ viện, luận tội và kết tội thuộc quyền Thượng viện. Bên cạch thơng lệ nêu trên vẫn cịn một số biệt lệ về vấn đề này. Cũng là chính thể quân chủ nghị viện (đại nghị) nhưng Hiến pháp Nhật, Hiến pháp Thụy điển không quy định quyền luận tội và buộc tội của các quan chức cao cấp của Nghị viện.

2. Nhà nước cộng hòa

Nhà nước cộng hòa xét về mặt bản chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chính quyền do dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước TBCN, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập” tất cả quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp tư sản. Hình thức cộng hịa ở các nước TBCN có ba loại chủ yếu là cộng hòa tổng thống, cộng hịa đại nghị, cộng hịa lưỡng tính. Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, nhà nước tổ chức theo mơ hình cộng hịa Xơ Viết (Cộng hịa xã hội chủ nghĩa)

a. Cộng hòa tổng thống

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHI TIẾT học PHẦN hệ thống tổ chức quyên lực chính trị (Trang 26 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w