KHÁI NIỆM BẦU CỬ VÀ HỆTHỐNG BẦU CỬ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHI TIẾT học PHẦN hệ thống tổ chức quyên lực chính trị (Trang 100 - 104)

1. Khái niệm bầu cử

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bầu cử. Tuỳ thuộc vào phương pháp định nghĩa, góc độ nghiên cứu mà mỗi tác giả có thể đưa ra một cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Nhìn chung, khái niệm bầu cử được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp.

Theo nghĩa rộng, bầu cử là các quá trình khơng chỉ bị giới hạn trong phạm vi chính trị, được cử tri của một đơn vị bầu cử sử dụng để bầu ra các quan chức trong chính quyền từ trung ương đến địa phương, mà nó cịn được

sử dụng để bầu ra những người điều hành các tổ chức của các nhóm xã hội nhất định. Đó có thể là cách thức để cổ đông của một công ty bầu ra hội đồng quản trị, một câu lạc bộ ten nít, một hội những người đọc sách, hay một câu lạc bộ của những người cùng sở thích nào đó bầu ra những người đứng đầu các nhóm, các uỷ ban để điều hành tổ chức của mình.

Với cách tiếp cận như trên, trong Từ điển về chính quyền và chính trị

Hoa Kỳ, tác giả Jay M.Shafritz hiểu “bầu cử là một quá trình lựa chọn một

hoặc nhiều người, cho một chức vụ công hoặc tư, từ nhiều ứng cử viên khác nhau”12.

Trong cuốn Chế độ bầu cử ở một số nước trên thế giới hiện nay, tác giả Vũ Hồng Anh cho rằng: “Bầu cử là thủ tục mà theo đó một nhóm người xác định (nhân dân, cử tri, tập thể, cá nhân) bầu ra một hay nhiều người để thực hiện một chức năng xã hội nào đó”13.

Nói tóm lại, bầu cử hiểu theo nghĩa rộng là sự tổng hợp của các ý thức, hành vi của các cá nhân theo một cách thức nhất định để lựa chọn những người đại diện thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, trong một cơ cấu xã hội nhất định. Đây là cách định nghĩa mang tính tổng qt và tồn diện.

Hiểu theo nghĩa hẹp, bầu cử là q trình do chính phủ điều hành, trong đó người dân, dù phản đối hay không phản đối, lựa chọn ứng cử viên của một chính đảng cho các chức vụ trong cơ quan quyền lực nhà nước 14.

Các tác giả Harrop và Miller lại cho rằng: “Bầu cử là một cách bày tỏ sự tín nhiệm của những người bị cai trị, sau đó sự bày tỏ này được tập hợp lại và chuyển thành một quyết định tập thể về vấn đề ai sẽ là người cai trị (người sẽ nắm giữ quyền lực), ai sẽ bị lật đổ, và ai sẽ thay thế người vừa bị lật đổ” 15. 12 Jay M. Shafritz (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, NXB CTQG, Hà Nội, tr.315. 13 Vũ Hồng Anh (1997), Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới, NXB CTQG, Hà Nội, tr.10. 14 Jay M. Shafritz (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, NXB CTQG, Hà Nội, tr.315. 15 Dean Jaensch (1995), Election! How and why Australia votes, Allen & Unwin, St Leonards, tr.2.

Cách định nghĩa này được khn hẹp và tập trung vào lĩnh vực chính trị. Nó đã lột tả được bản chất của các cuộc bầu cử trong xã hội phương Tây hiện đại. Với cách định nghĩa này, tác giả đã mở ra một loạt những câu hỏi về những vấn đề rộng lớn hơn như: cơ chế, bản chất và các yếu tố cấu thành hệ thống bỏ phiếu; kết quả và tác động của bầu cử. Đây cũng là định nghĩa được các học giả phương Tây hiện đại tán thành và trích dẫn với tần suất khá cao trong các nghiên cứu về chính trị học nói chung và về bầu cử nói riêng.

Dưới góc độ luật học, các tác giả của cuốn Tổ chức và hoạt động của

quốc hội một số nước quan niệm rằng: “Bầu cử là một trong những chế định

pháp luật quan trọng của ngành luật hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan đại diện - cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cử là việc công dân của một nước lựa chọn những người đại diện để trao quyền cho họ thay mặt mình giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước”16.

Cách định nghĩa này coi bầu cử là tổng thể các quy định về tiến trình bầu cử chứa đựng trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác, là phương thức để người dân thực hiện quyền công dân, quyền tham gia quản lý đất nước thông qua người đại diện.

Phương pháp tiếp cận này được dùng phổ biến trong các nghiên cứu về luật hiến pháp và các văn bản pháp luật.

Cho dù có những cách tiếp cận rộng hẹp khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất nội dung căn bản của khái niệm bầu cử: đó là cách để người dân lựa chọn giữa các ứng cử viên cho một vị trí cơng việc để thực hiện một chức năng xã hội nhất định.

Trong lĩnh vực chính trị, khái niệm bầu cử thường được sử dụng với nghĩa hẹp. Đó là q trình một nhóm người (cử tri) chọn ra một nhóm người nhỏ hơn (người được bầu) đại diện cho họ và đưa ra các quyết định nhân danh

họ17.

2. Khái niệm hệ thống bầu cử

Thuật ngữ “hệ thống bầu cử” (electoral system) thường được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau.

Theo nghĩa hẹp, hệ thống bầu cử chính là hệ thống bỏ phiếu (voting system). Nó bao gồm các thủ tục, các quy tắc và luật lệ để xác định người chiến thắng trong các cuộc bầu cử.

Theo nghĩa rộng, hệ thống bầu cử là một chỉnh thể bao gồm các

nguyên tắc, các quy định của pháp luật về bầu cử, cùng các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình bầu cử.

Theo định nghĩa nêu trên, hệ thống bầu cử không bị giới hạn trong phạm vi các thủ tục bỏ phiếu và cơng thức tính phiếu, mà nó là một tập hợp, một chỉnh thể các quy tắc, thủ tục, quá trình diễn ra trong một cuộc bầu cử, từ vấn đề xác định tư cách của ứng cử viên, quy tắc bầu cử, quy mô và ranh giới của đơn vị bầu cử, hệ thống bỏ phiếu, cơ quan phụ trách bầu cử đến vấn đề tài chính vận động tranh cử. Q trình này khơng chỉ có sự tham gia của các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích, các phương tiện thơng tin đại chúng, mà cịn có sự tham gia của các cử tri - những nhân vật có vai trị quan trọng trong các cuộc bầu cử.

Như vậy, hệ thống bầu cử là một chỉnh thể của nhiều yếu tố, nhiều quan hệ. Nó bao gồm cả những quy định thành văn (hiến pháp và luật) và những quy định không thành văn (các phong tục, tập qn, văn hố chính trị); cả những quy định chính thức (quy định chung của nhà nước) và những quy định khơng chính thức (như điều lệ, quy định hay văn bản của các đảng, các nhóm lợi ích và các lực lượng xã hội) tham gia vào quá trình bầu cử để tạo ra kết quả cuối cùng.

17

Các yếu tố, các quan hệ của hệ thống bầu cử được tạo thành theo một trình tự nhất định, từ việc xác định ngày bầu cử, phân chia đơn vị bầu cử, thành lập cơ quan phụ trách bầu cử, lập danh sách cử tri, giới thiệu người ra ứng cử, đến bỏ phiếu, kiểm phiếu và công bố người thắng cử… Tất cả những yếu tố được hình thành theo trật tự trên gọi là trình tự bầu cử.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHI TIẾT học PHẦN hệ thống tổ chức quyên lực chính trị (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w