CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH BẦU CỬ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHI TIẾT học PHẦN hệ thống tổ chức quyên lực chính trị (Trang 108 - 117)

1. Các nguyên tắc bầu cử

Bầu cử là phương pháp để cơng dân lựa chọn người đại diện cho mình theo các cơ chế đã được hiến pháp hay luật bầu cử ấn định. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, q trình đó địi hỏi phải tn thủ những nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính dân chủ và hợp pháp của một cuộc bầu cử. Nếu như các ngun tắc đó bị vi phạm thì bầu cử chỉ cịn là một sự “biểu diễn” mang tính hình thức, hoặc khơng đạt được mục đích lựa chọn những người đại diện xứng đáng, khơng lựa chọn được những chính sách phát triển tối ưu của một đất nước.

Nhìn chung, bầu cử ở các nước trên thế giới được tiến hành dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc phổ thơng, ngun tắc bình đẳng, ngun tắc tự do, nguyên tắc bầu cử trực tiếp và bầu cử gián tiếp, nguyên tắc

đa số và nguyên tắc bỏ phiếu kín.

- Nguyên tắc phổ thông

Nguyên tắc phổ thông là một trong những nguyên tắc căn bản nhất của chế độ bầu cử, được hiến pháp của hầu hết các nước quy định. Theo nguyên tắc này, mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều được tham gia bầu cử, trừ những người bị mắc bệnh tâm thần hay những người bị tước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự. Trong thế giới hiện đại, việc bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu bầu ra người đứng đầu nhà nước và những đại biểu trong cơ quan đại diện chính là sự thực hiện một trong những quyền dân chủ quan trọng nhất của công dân. Giá trị của nguyên tắc bầu cử phổ thơng khơng chỉ được thể hiện ở tính cơng khai, dân chủ rộng rãi, mà nó cịn địi hỏi sự đảm bảo để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình.

Hiện nay, theo quy định, cơng dân ở hầu hết các nước chỉ được quyền bầu cử khi đã đủ 18 tuổi, với những điều kiện phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý, không phân biệt dân tộc, nịi giống, giới tính, nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình, tín ngưỡng, trình độ giáo dục và tài sản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Một số nước đưa ra quy định, các cơng dân ngồi những điều kiện nêu trên còn phải thường trú ở một khu vực bầu cử trong một thời gian nhất định và phải đăng ký vào danh sách cử tri tại khu vực cư trú. Do vậy, trên thực tế, nguyên tắc bầu cử phổ thơng vẫn cịn những hạn chế nhất định, vẫn gạt ra khỏi đời sống chính trị một bộ phận không nhỏ cử tri.

- Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đảm bảo cho mọi cử tri có khả năng như nhau trong việc tác động đến kết quả bầu cử. Theo nguyên tắc này, mỗi cử tri khi tham gia bầu cử chỉ có một phiếu bầu và giá trị của các lá phiếu là như nhau, bất kể cử tri là người giàu hay nghèo, da trắng hay da đen, nam

hay nữ… Điều này thể hiện tính khách quan, khơng thiên vị cho bất kỳ một đối tượng nào trong các cuộc bầu cử.

Tính bình đẳng cũng thể hiện ở chỗ, khơng một lá phiếu nào có thể được đếm nhiều lần hơn so với một lá phiếu khác; kết quả bầu cử được quyết định bởi những quy định hợp lý và giảm thiểu được sự gian lận trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu. Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện rõ nét nhất ở công thức “một người, một phiếu, một giá trị”. Tại mỗi đơn vị bầu cử có số lượng dân cư như nhau thì được bầu ra một số đại biểu bằng nhau. Mỗi cử tri chỉ được đăng ký vào danh sách cử tri ở một nơi và chỉ được bỏ một lá phiếu, hoặc chỉ được phép ứng cử tại một đơn vị bầu cử.

- Nguyên tắc bầu cử tự do và bầu cử bắt buộc

Nguyên tắc tự do trong quá trình bầu cử được hiểu là cơng dân có quyền tự quyết định có tham gia bầu cử hay khơng và nếu tham gia thì ở mức độ nào và tự quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai mà khơng có bất kỳ một sự áp đặt nào. Nguyên tắc này có thể được pháp luật bầu cử ở các nước quy định, hoặc có thể được mặc nhiên cơng nhận.

Nguyên tắc bầu cử tự do có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả bầu cử của một quốc gia. Để đảm bảo chính phủ được bầu là đại diện thực sự cho nhân dân, ở nhiều nước kết quả bầu cử chỉ được xem là hợp lệ nếu tỷ lệ cử tri đi bầu phải đạt tới một con số nhất định nào đó (thường là trên 50% cử tri). Người ta lập luận rằng, một chính phủ khơng phải do đa số người dân bầu ra thì chính phủ đó cũng khơng thể hành động vì lợi ích của đa số nhân dân. Do vậy, việc các cử tri tẩy chay khơng đi bỏ phiếu có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một cuộc bầu cử. Từ lý do này, trong các cuộc bầu cử, các đảng phái chính trị thường phải tổ chức những chiến dịch vận động tranh cử rầm rộ để kêu gọi sự tham gia của cử tri.

bắt buộc đối với cơng dân có đủ điều kiện tham dự. Những cử tri khơng thực hiện quyền này sẽ phải chịu một hình phạt nào đó (ở Úc, người nào khơng đi bầu sẽ bị phạt 50 đôla). Quy định bỏ phiếu bắt buộc phản ánh một khuynh hướng trong lý thuyết dân chủ, trong đó việc bỏ phiếu khơng chỉ được coi là một quyền, mà nó cịn được coi là một nghĩa vụ. Những người ủng hộ nguyên tắc bầu cử bắt buộc cho rằng, một chính phủ dân chủ là một chính phủ cai trị theo ý kiến của đa số, vì vậy, tất cả cử tri đều phải diễn đạt sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm của mình đối với các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử. Việc tham gia bầu cử của công dân cũng giống như việc họ phải tham gia vào một bồi thẩm đoàn, hoặc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mục đích của lý thuyết này là nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong bầu cử của tất cả các nhóm, huy động được tiếng nói của mọi người dân trong xã hội. Trong khi đó, theo lập luận của những người chống lại nguyên tắc trên thì bầu cử bắt buộc là một sự vi phạm quyền tự do cá nhân của con người. Theo họ, nhà nước khơng có quyền buộc người dân phải đi bầu cho một ứng cử viên mà anh ta cảm thấy không xứng đáng hoặc không tin tưởng.

Tuy nhiên, phần lớn các nước trên thế giới khơng có những quy định buộc người dân phải thực hiện quyền cơng dân này của mình. Các nước đều có nhận thức chung rằng, bầu cử là vấn đề thuộc về tự do cá nhân và mỗi người có quyền tự quyết định có tham gia hay khơng. Việc áp dụng nguyên tắc bầu cử tự do đã đưa đến một thực tế là số cử tri tham gia bầu cử ở các nước này thường thấp hơn nhiều so với các nước áp dụng nguyên tắc bầu cử bắt buộc.

Bầu cử tự do cũng có nghĩa là cơng dân có quyền lựa chọn những ứng cử viên mà mình ưa thích. Cử tri thường bầu cho những ứng cử viên, đảng phái có quan điểm gần gũi với họ, có những chính sách đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ.

- Nguyên tắc bầu cử trực tiếp và gián tiếp

Theo quy định của pháp luật, các cuộc bầu cử ở một số nước được tiến hành theo phương pháp bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ thuộc vào hệ thống bầu cử mà mỗi nước áp dụng.

Bầu cử trực tiếp là cách thức cử tri trực tiếp bỏ phiếu lựa chọn ứng cử viên vào các cơ quan quyền lực nhà nước, chứ không thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi để bầu ra quốc hội hay hạ viện ở hầu hết các nước, cùng nhiều cơ quan quyền lực cấp bang, cấp thành phố, thị trấn và các hội đồng tự quản địa phương… ở các quốc gia này. Đây cũng là hình thức bầu cử phổ biến nhất được sử dụng trên thế giới.

Bầu cử gián tiếp là cách thức theo đó cử tri khơng trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình, mà bầu ra thành viên của cử tri đồn, sau đó cử tri đồn thay mặt cho cử tri bầu ra các cơ quan quyền lực hay chức danh chính quyền. Tổng thống Mỹ, các thượng nghị sĩ Pháp được hiến pháp của các nước quy định bầu theo nguyên tắc gián tiếp này. Mỗi bang ở Mỹ sẽ bầu các đại cử tri theo danh sách của từng đảng có ứng cử viên tranh cử chức tổng thống, đảng nào thu được đa số phiếu tại một bang sẽ giành được toàn bộ số phếu đại cử tri của bang đó. Tại cuộc bỏ phiếu vịng hai, mặc dù không bị ràng buộc bởi luật, nhưng theo truyền thống và cũng là bổn phận chính trị, các đại cử tri sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên mà đảng mình đề cử.

- Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Nguyên tắc bỏ phiếu kín là một yêu cầu khách quan nhằm đảm bảo cho sự lựa chọn của cử tri trở thành hiện thực và làm cho các ứng cử viên, các đảng phái có cơ hội bình đẳng trong q trình bầu cử. Đây được coi là một nguyên tắc căn bản của cuộc bầu cử và được thể chế hố thơng qua việc quy định một cách chặt chẽ các phương thức và trình tự bỏ phiếu. Theo nguyên tắc này, khi bầu cử, cử tri được mời đến một phịng kín để thực hiện việc bỏ

phiếu, hoặc cử tri phải cho phiếu vào một chiếc phong bì, sau đó bỏ phong bì vào thùng cùng với lời tuyên bố rằng, việc bỏ phiếu của mình đã diễn ra một cách tự do.

Để tránh sự lạm dụng và các áp lực từ bên ngoài, phiếu bầu được in theo một mẫu nhất định và phải tuân thủ những quy định để đảm bảo rằng, việc bỏ phiếu của cử tri hồn tồn diễn ra một cách bí mật, khơng ai có thể phát hiện, phân biệt được lá phiếu của cử tri này với cử tri khác. Cử tri bày tỏ sự tín nhiệm của mình bằng cách đánh dấu vào lá phiếu theo một cách nào đó trong phịng kín và sau đó bỏ phiếu vào thùng, hoặc chỉ việc bấm nút bên cạnh tên ứng cử viên mà mình tín nhiệm (đối với trường hợp bỏ phiếu bằng máy). Những lá phiếu này có thể được kiểm bằng tay hoặc bằng máy trên cơ sở các chương trình đã được tự động hố.

2. Trình tự tiến hành bầu cử

- Lập danh sách cử tri:

Việc lập danh sách cử tri có thể được thực hiện dưới hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện. Đối với hình thức bắt buộc, các nhân viên của cơ quan phụ trách bầu cử hoặc cơ quan hành chính địa phương sẽ có trách nhiệm lập danh sách cử tri của từng khu vực trước thời điểm diễn ra bầu cử. Đối với hình thức tự nguyện, cử tri cần phải mang theo các giấy tờ tuỳ thân đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký đi bầu.

- Giới thiệu ứng cử viên:

Giới thiệu ứng cử viên là giai đoạn xác định những ai có thể có tên trên lá phiếu để cử tri lựa chọn trong ngày bầu cử. Mặc dù rất ít quốc gia quy định giới thiệu ứng cử viên là đặc quyền của các đảng chính trị, nhưng trên thực tế, các đảng phái đóng vai trị chính trong q trình này. Giới thiệu ứng cử viên đã trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của các đảng chính trị hiện đại.

Ở các nước trên thế giới, việc giới thiệu ứng cử viên cho các cuộc bầu cử thường được tiến hành theo một số cách thức sau:

Giới thiệu khép kín: Việc tuyển lựa ứng cử viên do một uỷ ban, mà thực

chất là một bộ phận cốt cán trong giới lãnh đạo đảng tiến hành. Cách giới thiệu này hiện nay khơng được sử dụng nhiều, vì nó được xem là khơng dân chủ.

Giới thiệu bán mở rộng: Hình thức này cho phép các đảng viên thường

của đảng cũng có tiếng nói trong q trình giới thiệu thơng qua việc cử các đại diện của mình tham gia các hội nghị đề cử của đảng ở các cấp cao hơn. Trên cơ sở đề cử của cấp dưới, lãnh đạo đảng cấp trung ương sẽ xem xét và quyết định danh sách ứng cử viên cuối cùng của đảng mình.

Giới thiệu mở rộng: Để giới thiệu ứng cử viên, các đảng sẽ tổ chức hội

nghị đề cử ứng cử viên của đảng (thường gọi là cuộc bầu cử sơ bộ). Toàn bộ các đảng viên hoặc cử tri của đảng sẽ bỏ phiếu trực tiếp bầu chọn các ứng cử viên của đảng mình. Ai giành được nhiều phiếu đề cử nhất sẽ trở thành ứng cử viên chính thức của đảng.

Tự ứng cử: Bên cạnh việc giới thiệu ứng cử viên của các đảng, các cá

nhân cũng có quyền tự ứng cử với tư cách là ứng cử viên độc lập. Để có tên trong danh sách ứng cử viên, những người tự ứng cử phải đáp ứng những điều kiện nhất định như: phải lấy được một số lượng chữ ký ủng hộ, phải nộp một khoản tiền bảo lãnh…Nếu các ứng cử viên độc lập không giành được một số phiếu tối thiểu nào đó, khoản tiền đặt cọc của họ sẽ bị sung vào công quỹ. Quy định này nhằm hạn chế những ứng cử viên đăng ký ứng cử một cách ngẫu hứng và tuỳ tiện, buộc họ phải suy tính kỹ lưỡng trước khi đăng ký ứng cử.

- Phân chia đơn vị bầu cử

một số lượng đại biểu nhất định tuỳ theo quy định ở từng nước. Thông thường, một đơn vị bầu cử là một đơn vị hành chính. Nếu như các đơn vị hành chính có số dân khơng đủ để hình thành một đơn vị bầu cử, người ta có thể bổ sung thêm một phần từ các đơn vị hành chính láng giềng. Tuy nhiên, cũng có nước việc phân chia đơn vị bầu cử không phụ thuộc vào các đơn vị hành chính.

Việc phân chia đơn vị bầu cử có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành cơng của mỗi đảng và ứng cử viên. Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự bình đẳng trong các cuộc bầu cử thể hiện ở việc, các đơn vị bầu cử này có được phân chia một cách cơng bằng hay không.

- Cơ quan phụ trách bầu cử

Quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan phụ trách bầu cử ở mỗi nước có khác nhau. Nó có thể được quy định trong hiến pháp hoặc trong một bộ luật cụ thể nào đó. Cơ quan phụ trách bầu cử có quyền thẩm định tư cách của các ứng cử viên và các cử tri, xác định kết quả bầu cử, cũng như đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của tồn bộ q trình bầu cử. Cơ quan phụ trách bầu cử có thể hoạt động thường xuyên (trực thuộc quốc hội hoặc bộ nội vụ), hoặc được thành lập theo các cuộc bầu cử (khi cuộc bầu cử kết thúc thì cơ quan này cũng giải tán). Cơ quan này thường gồm các bộ phận ở cấp trung ương và bộ phận ở các đơn vị bầu cử. Mặc dù cách thức tổ chức cũng như quy chế hoạt động của cơ quan tổ chức bầu cử ở mỗi nước không giống nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều tuân thủ nguyên tắc hoạt động độc lập và trung lập hố về mặt chính trị. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để quá trình bầu cử có thể diễn ra một cách vơ tư và khách quan.

- Chiến dịch vận động tranh cử

Chiến dịch vận động tranh cử là hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong quá trình chuẩn bị bầu cử nhằm tác động đến nhận thức và hành vi bầu cử

của cử tri. Q trình này chủ yếu do các đảng chính trị hoặc các ứng cử viên tiến hành.

Trong chiến dịch vận động tranh cử, công việc quan trọng trước tiên đối với các ứng cử viên và các đảng chính trị là phải thiết lập một tổ chức vận động tranh cử của mình. Tổ chức này sẽ bao gồm một số nhân vật quan trọng như: các nhà quản lý - người có nhiệm vụ giúp tổ chức và tiến hành một chiến

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG CHI TIẾT học PHẦN hệ thống tổ chức quyên lực chính trị (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w