HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
I. KHÁI NIỆM, VAI TRỊ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1. Khái niệm
Các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức liên hiệp tự nguyện của những cộng đồng người, xây dựng theo nguyên tắc tự quản và chủ động, thống nhất hoạt động, nhằm bảo vệ lợi ích của những thành viên trong cộng đồng người đó.
Các tổ chức này lấy hoạt động chính trị - xã hội làm phương thức chủ yếu để tập hợp, tổ chức hành động của các thành viên nhằm gây ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) với mức độ khác nhau đối với quyền lực chính trị và lợi ích của các thành viên trong tổ chức mình.
Như vậy, các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và vận hành theo ba nguyên tắc cơ bản: Tự nguyện; tự chủ về tài chính (trừ một số trường hợp đặc biệt); tự quản. Chúng ta có thể nhận thấy đó là:
+ Những tổ chức của quần chúng, không phải là là tổ chức của chính phủ, người vào tổ chức đó phải tự nguyện.
+ Nó là một kiểu liên kết xã hội được con người lập ra để đi tới những mục đích chung nào đó mà từng cá nhân riêng lẻ trong tính biệt lập của nó sẽ khơng thể đạt được.
Là những nhân tố cấu thành hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội này phải là những tổ chức hợp pháp. sự ra đời và hoạt động của nó phải phù hợp với hiến pháp và phát luật của chế độ chính trị đương thời.
2. Vai trị của các tổ chức chính trị xã hội
Sự ra đời của các tổ chức chính trị - xã hội do yêu cầu khách quan thực sự của cuộc sống của con người, do vậy, chức năng của nó phải mang tính khách quan. Có nghĩa là nó ra đời là do các cơng dân tự nguyện lập ra, nhằm thoả mãn sở thích, nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên, một tập hợp công dân.
Yếu tố trực tiếp và quyết định nhất làm cơ sở cho việc hình thành chức năng của tổ chức chính trị - xã hội chính là tính chất, vị trí của của các tổ chức chính trị - xã hội trong xã hội và trong mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị - xã hội với đảng và nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội có các chức năng sau:
Một là, tập hợp lực lượng để thực hiện mục tiêu của các tổ chức chính
trị - xã hội
Hai là, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của các thành viên cũng như nhu cầu,
lợi ích của xã hội
Ba là, giám sát, phản biện q trình chính sách và các cơ quan
quyền lực
Những mục tiêu mà các tổ chức chính trị - xã hội đề ra là những mục tiêu vừa thiết thực với mỗi bản thân hội viên, vừa đáp ứng yêu cầu chung của đất nước, của xã hội, của cách mạng. Ở mức độ hẹp, nó là lợi ích kinh tế
hoặc tình cảm nhân đạo, hữu nghị, nhưng ở mức độ rộng, nó lại đáp ứng những mục tiêu phát triển xã hội.
Khi các cá nhân tự nguyện vào hội, các tổ chức đó thường xun chăm lo tới họ, lơi cuốn họ, hướng họ vào các mục tiêu mà tổ chức vạch ra. Để đạt được như thế, các tổ chức có nhiều hình thức hoạt động mềm dẻo; thường xuyên cung cấp các kiến thức và phương pháp cho các hội viên hoạt động; xây dựng bồi dưỡng các chuyên gia đầu đàn, các mơ hình mẫu để các hội viên noi theo; kiểm sốt, uốn nắn mọi tình trạng hoạt động của tổ chức.
Để thực hiện vai trị của mình, hầu hết các tổ chức đều có trụ sở làm việc, có cơ quan ngơn luận để mở rộng mọi nguồn thơng tin, nâng cao trình độ cho các thành viên, tuyên truyền thu hút thêm người vào tổ chức của mình. Nhiều tổ chức cịn mở rộng mối quan hệ quốc tế với những nội dung hoạt động phong phú như hội thảo khoa học để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về những nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức…Chất
keo làm nên chức năng này của các tổ chức chính là việc kết hợp chặt chẽ lợi ích của các thành viên với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.
Bằng việc đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của các thành viên, các tổ chức đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực, phát huy mọi tài năng, mọi hứng thú khi tham gia các hoạt động xã hội, giải quyết các nhiệm vụ mà đất nước đặt ra, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, pháp luật, củng cố sự vững mạnh nhà nước và chế độ chính trị.
II. TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢNSự hình thành các hội, các nhóm, các tổ chức là một hiện tượng phổ Sự hình thành các hội, các nhóm, các tổ chức là một hiện tượng phổ biến trong tất cả các xã hội. Tất cả cùng mang một ý nghĩa vì một lợi ích chung mà hình thành: tình cảm, bạn bè, tư tưởng, nghề nghiệp, lợi ích …
Song trên phương diên chính trị học, chỉ có những nhóm, hội, tổ chức nào tìm lợi ích của mình bằng cách tác động vào việc hoạch định chính sách của nhà nước mới là nhóm lợi ích nằm trong hệ thống chính trị.
Các nhóm lợi ích là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị. Phạm vi hoạt động của các nhóm lợi ích rất rộng lớn. Nó khơng chỉ tác động đến các định hướng chính sách của Chính phủ, mà cịn ảnh hưởng đến các đảng phái chính trị, các quan hệ quốc tế cũng như dư luận xã hội nói chung.
Nhưng khơng phải bất cứ một nhóm lợi ích nào cũng đều có khả năng tác động có hiệu quả đối với việc hoạch định chính sách của nhà nước, mà chỉ có những tổ chức, nhóm lợi ích nào có thế lực mới có khả năng thực sự để thực hiện được những mục tiêu đó.
1.Sự ra đời và khái niệm nhóm lợi ích
a. Sự ra đời của các nhóm lợi ích
Sự ra đời của các nhóm lợi ích nằm ở chính mục tiêu mà họ theo đuổi. Đó là:
Thứ nhất, các nhóm lợi ích ra đời nhằm bảo vệ những lợi ích của họ
về kinh tế. Theo Madison, một trong những người sáng lập nền cộng hoà Mỹ, “nguồn gốc lâu đời và phổ biến nhất tạo nên các phe phái là ở sự phân
chia khác nhau và không công bằng của cải”. Cho đến ngày nay, các tổ chức về thương mại, kinh doanh và nghề nghiệp là những tổ chức đơng đảo và có thế mạnh hàng đầu trong số các nhóm lợi ích ở các nước phương Tây.
Thứ hai, các nhóm lợi ích cũng là sản phẩm của các phong trào xã hội,
phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử mỗi quốc gia. Chẳng hạn các phong trào đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ nơ lệ, địi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, địi quyền bình đẳng của phụ nữ trong bầu cử...
Thứ ba, các nhóm lợi ích ra đời nhằm tìm kiếm lợi ích từ chính phủ
phủ mở rộng các hoạt động của mình thì đồng thời cũng xuất hiện thêm các nhóm lợi ích để gây ảnh hưởng tới chính sách của chính phủ nhằm nâng cao lợi ích của họ. Chẳng hạn như sự ra đời của các tổ chức hưu trí, cựu chiến binh, hay cả những nhóm lợi ích thuộc chính phủ.
Thứ tư, các nhóm lợi ích ra đời cũng nhằm đối phó với những quy
định của chính phủ. Khi có thêm các cơng việc kinh doanh và nghề nghiệp hoạt động dưới sự điều hành của nhà nước, nhiều tổ chức mới lại ra đời để bảo vệ những lợi ích của họ. Các nhóm lợi ích này thường là những hiệp hội nghề nghiệp có hiểu biết sâu về lĩnh vực của mình. Trong số này, có những nhóm lớn và mạnh như Hiệp hội y tế, Hội luật gia, Hội nhà báo...
Nhìn chung, sự phát triển hết sức nhanh chóng của các nhóm lợi ích này có thể được giải thích bởi sự đa dạng về mặt xã hội và sắc tộc ở các quốc gia, đặc biệt khi làn sóng tồn cầu hóa ngày càng có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội ở mỗi quốc gia. Việc đánh giá vai trò và tác động của các nhóm lợi ích là hết sức khác nhau, tuỳ theo đối tượng, lĩnh vực và trường hợp cụ thể.
b. Khái niệm nhóm lợi ích
Khái niệm về “nhóm lợi ích” có rất lâu trong nghiên cứu xã hội lồi người. Tuy nhiên các tên gọi và thuật ngữ chỉ hiện tượng này có thể khác nhau. Đây là một loại nhóm trong các nhóm, từ lâu được ngành chính trị học, xã hội học và tâm lý xã hội nghiên cứu.
Có ý kiến khác lại cho rằng: Nhóm lợi ích là một tổ chức của những cá nhân với mục tiêu là tác động đến các quyết định chính sách của nhà nước một cách có lợi cho nhóm mình. Hay trong một quan niệm khác, “nhóm lợi ích là một nhóm người có chung lợi ích từ một hoặc nhiều sự vật, sự kiện trong cùng một khoảng thời gian”
Theo từ điển Bách khoa tồn thư BRITANICA: nhóm lợi ích là bất kỳ sự tập hợp nào của các tổ chức hay các cá nhân, thường được thành lập một
cách chính thức trên cơ sở chia sẻ một hay nhiều mối quan tâm nhằm ảnh hưởng đến chính sách cơng trong lĩnh vực mình quan tâm. Các nhóm lợi ích hình thành một cách tự nhiên từ các cộng đồng có chung lợi ích và tồn tại trong tất cả các xã hội
Đối với nhóm lợi ích, các tài liệu chun mơn và phương tiện thơng tin đại chúng thường đề cập đến nhóm lợi ích dưới giác độ là lợi ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động trong một dạng tổ chức nhất định, có mục tiêu cụ thể và có ý thức liên kết để đạt được mục tiêu ấy. Tuy nhiên, khơng chỉ những nhóm có ưu thế trong xã hội, có mối liên kết hoạt động cụ thể mới có khả năng tác động đến q trình lập chính sách. Những nhóm có vị thế yếu trong xã hội hoặc nhóm chịu mất mát lớn cũng có thể tạo ra những tác động đến nội dung chính sách.
Theo Từ điển của Nhà xuất bản Đại học Oxford: nhóm lợi ích là những tổ chức theo đuổi cải thiện những quyền lợi hay sự việc có tính riêng biệt, nhưng khơng theo đuổi việc thành lập chính phủ hay một phần trong chính phủ
Tóm lại, nhóm lợi ích là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng
chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ. Là những nhóm vận động hành lang để tạo ra, hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng.
Hoặc: Nhóm lợi ích là những tổ chức của cơng dân, những người có chung mục tiêu và muốn gây ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
Nhóm lợi ích cịn được coi là một loại hình tập hợp người đặc biệt - “nhóm gây áp lực”, hình thành, tồn tại trên cơ sở một, một số, hoặc nhiều lợi
ích chung - vì nó mà nhóm - tập hợp người tìm mọi phương thức, con đường tác động tới chính sách cơng, nhằm đảm bảo và mang lại lợi ích cho nhóm một cách cao nhất có thể. Động cơ hành động của nhóm lợi ích có thể mang tính chất chính trị, kinh tế, đạo đức, niềm tin… Nhóm lợi ích sử dụng những phương thức khác nhau để đạt mục tiêu: Truyền thơng, vận động hành lang, tài trợ...
Nhìn tổng thể, các nhóm lợi ích đấu tranh, vận động nhằm vào các bộ phận khác nhau của chính phủ để bảo đảm tối đa lợi ích cho nhóm mình. Đối với các nhóm lợi ích có tổ chức, hoạt động vận động diễn ra liên tục, nhằm vào tất cả các cơ quan quyền lực của chính quyền và theo đuổi các mục tiêu của họ bằng tất cả những cách thức có thể. Sức mạnh của các nhóm lợi ích nằm ở lá phiếu ủng hộ cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử vào các chức vụ khác nhau của chính phủ và những đóng góp tài chính của họ cho các chiến dịch vận động tranh cử.
2. Vai trị của các nhóm lợi ích
Thứ nhất, nhóm lợi ích là cầu nối giữa người dân và nhà nước, giữa cá
nhân và các cơ quan nhà nước; hoạt động của chúng giúp cho những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước làm sáng tỏ được những tâm trạng và quan điểm xã hội cần được chú ý khi ra quyết định.
Các nhóm lợi ích dựa vào nhà nước, quốc hội với tư cách là một cơ quan lắng nghe, tạo chỗ đứng cho các nhóm và đạt được những mục tiêu chính sách. Ngược lại, các thành viên Quốc hội dựa vào các nhóm quyền lợi để nhận được các thông điệp, phương pháp, thông tin quý giá về cử tri, giúp họ tranh thủ sự ủng hộ của cử tri để có thể tái đắc cử, nhận được sự hỗ trợ về mặt chiến lược để thông qua hay ngăn chặn các dự luật mà các thành viên ủng hộ hoặc phản đối. Các nhóm lợi ích cần nhà nước, quốc hội cũng như nhà nước, quốc hội cần các nhóm lợi ích.
Các nhóm lợi ích giúp hình thành các chính sách của nhà nước, quốc hội và theo dõi các hoạt động của nó bằng cách hối thúc các cơ quan quyền lực nhà nước bày tỏ những quan điểm của họ. Nhiều vấn đề lập pháp đã từng tồn tại hàng thập niên như các quyền dân sự, vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chăm sóc y tế cho trẻ em... phản ánh sự đa dạng của các hoạt động vận động hành lang.
Thứ hai, hoạt động của các nhóm lợi ích thúc đẩy tính tích cực của
dân cư trong đời sống chính trị; thơng báo cho các thành viên của mình về các quyết định của nhà nước đã được thông qua hoặc đang được soạn thảo, giải thích cho các thành viên của mình và những người khác biết rằng làm như thế nào để có thể tác động đến việc thơng qua các quyết định đó và thúc đẩy sự tác động đó.
Các đại biểu dân cử tranh đấu cho các chính sách được đa số tán thành trong các cuộc thăm dị ý kiến vì họ muốn lơi kéo thêm các cử tri trong số những người này vào liên minh giúp họ thắng cử. Do đó, nhóm lợi ích là một cơ chế quan trọng qua đó người dân truyền đạt được các suy nghĩ, yêu cầu và quan điểm của họ tới những người đại diện. Người ta thường thấy có các nhóm lợi ích tập trung vào các vấn đề họ quan tâm, dù các vấn đề đó có thể rất chuyên biệt. Do đó, nhóm lợi ích đã giúp người dân quan tâm hơn đến đời sống chính trị, một phần quan trọng trong đời sống mỗi người, khơng những thế, nó cịn thể hiện sự quan tâm đến các quyền lợi mà bản thân họ cần được đảm bảo.
Các nhóm này giúp người dân huy động hữu hiệu các nguồn tài nguyên của mình như: bỏ phiếu, tự do ngơn luận, tự do hội họp và áp dụng q trình luật pháp. “Việc khuyến khích cử tri đi bầu trong các cuộc bầu cử phải là ưu tiên hàng đầu. Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp sẽ là nguyên nhân gây ra sự ngại, dù đó chưa phải là mức báo động. Điều đó khơng chỉ tạo ra một cuộc bầu cử
mà người đắc cử khơng có được sự ủng hộ của đa số cử tri đủ tư cách, mà còn khuyếch trương ảnh hưởng của những nhóm lợi ích giỏi tổ chức.”
Các nhóm lợi ích tạo điều kiện cho cơng chúng được tiếp cận với các vấn đề chính trị. Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các nhóm lợi ích và sự mở rộng của các phương tiện truyền thông cho thấy, nhiều khả năng những mối liên kết này sẽ được đông đảo quần chúng sử dụng. Các nhóm lợi ích qua những hoạt động vận động hành lang sẽ huy động các thành phần dân chúng nhằm mục đích duy nhất là để họ ủng hộ các chính sách của mình. Truyền thơng cũng cung cấp cho cơng chúng những chương trình, tin tức mang tính giải trí phục vụ cho lợi ích chính trị và thương mại.
Thứ ba, các nhóm lợi ích bổ sung quyền đại diện chính thức tại các cơ
quan dân cử, hay tại các cơ quan quyền lực nhà nước khác.
Để thắng cử, các ứng cử viên nhất thiết phải có tầm nhìn vượt qua các