Hệ thống bỏ phiếu có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các nền dân chủ phương Tây. Câu hỏi được đặt ra là áp dụng hệ thống bỏ phiếu này chứ không phải một hệ thống bỏ phiếu khác sẽ dẫn đến những hệ quả chính trị như thế nào? Những vấn đề cần quan tâm ở đây là mối tương quan giữa hệ thống bỏ phiếu và hệ thống đảng phái của một quốc gia; tỷ lệ giữa phiếu bầu và số ghế trong nghị viện; việc hình thành những chính phủ liên minh và chính phủ một đảng; sự đại diện của các nhóm xã hội; tỷ lệ tham gia bầu cử của cử tri; và việc cung cấp các dịch vụ tại các đơn vị bầu cử.
1. Tác động đến sự hình thành hệ thống đảng phái
Thơng thường, số lượng đảng phái của một quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển lịch sử đặc thù của quốc gia đó. Nhưng tại sao một số quốc gia có hồn cảnh rất khác nhau lại có hệ thống đảng phái rất giống nhau? Câu trả lời
ở đây là: bên cạnh yếu tố lịch sử và văn hố, thì hệ thống đảng phái của một quốc gia cũng phụ thuộc vào một yếu tố có tính kỹ thuật khác, đó là hệ thống bỏ phiếu.
Các nhà khoa học chính trị đã đồng ý với nhau về tầm quan trọng của hệ thống bỏ phiếu đối với hệ thống đảng phái trong các quốc gia có hệ thống đa đảng. Nhà nghiên cứu người Pháp, Maurice Duverger, đã phát hiện ra sự ảnh hưởng của hệ thống bỏ phiếu đối với hệ thống đảng phái thông qua ba định luật xã hội học căn bản: (1) hệ thống bỏ phiếu theo quy tắc đa số một vịng sẽ dẫn đến hình thành hệ thống hai đảng; (2) hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ sẽ tạo ra một hệ thống đa đảng; và (3) hệ thống bỏ phiếu theo quy tắc đa số hai vòng sẽ tạo ra một hệ thống đa đảng trong đó các đảng có xu hướng liên minh với nhau20.
Trong hệ thống bỏ phiếu theo quy tắc đa số tương đối một vịng, các đảng có cương lĩnh hành động gần gũi nhau sẽ liên kết, hợp tác với nhau để tránh nguy cơ bị đánh bại và dần hình thành hệ thống hai đảng. Hệ thống này cũng làm suy yếu các đảng thứ ba, bởi vì về mặt tâm lý, cử tri nhận thấy họ chỉ được bỏ phiếu một lần nên lá phiếu của họ phải có ý nghĩa. Và thay vì bầu cho đảng này, họ đã chuyển sự ủng hộ của mình cho một trong hai địch thủ “đỡ xấu” hơn.
Ví dụ, tại một đơn vị bầu cử có 180.000 cử tri, trong đó 100.000 cử tri có quan điểm ơn hồ và 80.000 cử tri có quan điểm cấp tiến. Tranh cử tại đơn vị bầu cử này có ứng cử viên của hai đảng ơn hồ và một đảng cấp tiến. Tình huống có thể xảy ra là khối cử tri ơn hồ mặc dù đông đảo hơn, nhưng sẽ bị chia rẽ thành hai nhóm ủng hộ cho hai đảng khác nhau. Giả sử, ứng cử viên của đảng thứ nhất trong khối ơn hồ giành được 21.000 phiếu bầu, và ứng cử viên của đảng thứ hai trong khối này giành được 79.000 phiếu bầu; trong khi đó, ứng cử viên của đảng cấp tiến giành được toàn bộ số phiếu của các cử tri
ủng hộ mình (80.000 phiếu bầu). Theo quy tắc đa số tương đối, phần thắng thuộc về ứng cử viên của đảng cấp tiến.
Trong cuộc bầu cử lần sau, muốn có cơ hội thắng cử, hai đảng có tư tưởng ơn hồ sẽ phải dẹp bỏ những chia rẽ để hợp nhất lại nhằm giành được số phiếu ủng hộ nhiều hơn đảng cấp tiến. Nếu như họ khơng thực hiện được điều này thì đảng yếu hơn sẽ dần dần bị loại bỏ do bị đại diện thiểu mức
(under-representation) và đảng mạnh hơn sẽ dần dần thu hút sự ủng hộ của các cử tri ơn hồ vốn trước đây ủng hộ cho đảng nhỏ kia. Và như vậy, cục diện hai đảng cuối cùng được hình thành: một đảng cấp tiến và một đảng ơn hồ.
Các cuộc bầu cử theo đa số một vòng cũng làm suy yếu các đảng nhỏ, bởi vì về mặt tâm lý, cử tri nhận thấy rằng lá phiếu của họ sẽ bị “lãng phí” nếu như họ bầu cho một đảng nhỏ nào. Bởi vì họ có cảm giác rằng, dù họ có bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng đó đi chăng nữa thì cuối cùng nó cũng vẫn thất bại. Và để cho việc bỏ phiếu của mình có ý nghĩa hơn, thay vì việc “lãng phí” bầu cho đảng nhỏ như trước đây vẫn thường làm, thì họ chọn cách chuyển sự ủng hộ của mình sang cho một trong hai địch thủ “đỡ xấu” hơn. Tâm lý này một lần nữa lại góp phần củng cố sự tồn tại của hệ thống hai đảng thay nhau cầm quyền.
Hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ chắc chắn sẽ khuyến khích sự chia tách của các đảng và dẫn tới sự ra đời của một hệ thống đa đảng độc lập với nhau. Hệ thống này sử dụng các đơn vị bầu cử đa đại diện, phân bổ số ghế trong nghị viện cho các đảng theo tỷ lệ số phiếu mà mỗi đảng giành được trong đơn vị bầu cử. Điều này đã không tạo cho các đảng động cơ để cố kết lại với nhau. Một nhóm ly khai nào đó có thể quyết định tách khỏi đảng của mình và thành lập một đảng mới để giành được một vài ghế trong nghị viện mà không cần phải thoả hiệp, đàm phán với bất kỳ một đảng phái nào khác.
Trong hệ thống này, các cử tri chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho đảng mà họ ủng hộ, cho dù đó là một đảng nhỏ, bởi vì họ biết rằng lá phiếu của họ sẽ có giá trị.
Bỏ phiếu theo quy tắc đa số hai vịng có khuynh hướng tạo ra hệ thống đa đảng theo hướng hình thành các liên minh phụ thuộc lẫn nhau. Cuộc bỏ phiếu vòng hai cho phép mỗi đảng kiểm tra cơ hội và mức độ tín nhiệm của cử tri đối với đảng trong vịng bỏ phiếu đầu tiên, mà khơng phải mạo hiểm tiền đồ chính trị của mình. Trong cuộc bỏ phiếu vịng hai, các đảng có quan điểm chính trị gần nhau sẽ liên minh lại và những đảng nhỏ hơn sẽ “rút lui” để dồn phiếu cho ứng cử viên của đảng lớn.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mối quan hệ giữa các hệ thống bỏ phiếu và các hệ thống đảng phái không phải là một quan hệ mang tính cơ học và tự động. Việc áp dụng một hệ thống bỏ phiếu này không nhất thiết phải tạo ra một hệ thống đảng phái kia theo như luật mà Duverger đã đưa ra, mà đơn giản đó chỉ là sự tác động, ảnh hưởng đến chiều hướng vận động của các hệ thống đảng phái. Thực tế cho thấy, một sự thay đổi trong hệ thống bỏ phiếu không phải bao giờ cũng có tác động quyết định đến hệ thống đảng hiện có.
Mối quan hệ giữa các hệ thống bỏ phiếu và hệ thống đảng phái không phải là một hiện tượng đơn tuyến, mà là một mối quan hệ mang tính tương hỗ: hệ thống đa số tương đối củng cố sự tồn tại của hệ thống hai đảng, và ngược lại, hệ thống hai đảng lại khuyến khích duy trì hệ thống bỏ phiếu theo đa số tương đối. Nó dựng lên những rào cản để bảo vệ sự độc quyền của hai đảng lớn và ngăn chặn sự phát triển của các đảng thứ ba. Cũng tương tự như vậy, hệ thống đại diện theo tỷ lệ có khả năng được duy trì bởi hệ thống đa đảng, bởi vì mỗi đảng đều phải cảnh giác với bất kỳ sự chuyển đổi sang hình thức bầu cử nào khác, vì điều này có tác động quyết định đối với sinh mệnh chính trị của họ.
Mặt khác, việc sửa đổi luật bầu cử có thể cũng làm thay đổi hệ thống đảng phái của một nước, đưa một nước từ một hệ thống đa đảng thành một hệ thống hai đảng cộng như trường hợp của nước Đức trước đây, hoặc từ một hệ thống đa đảng thành một hệ thống “hai khối” như đã diễn ra sau bản hiến pháp của nền cộng hoà thứ năm ở Pháp. Khi nước Pháp chuyển sang áp dụng chế độ bầu cử đại diện theo tỷ lệ đối với cơ quan lập pháp vào năm 1986, thì lần đầu tiên, Đảng Mặt trận Dân tộc cực hữu đã giành được ghế trong Quốc hội. Điều đó cho thấy hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ đã khuyến khích sự ra đời của các đảng nhỏ như thế nào.
Trên thực tế, kết quả của một số cuộc bầu cử cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách lựa chọn hệ thống bỏ phiếu. Thậm chí, nếu muốn cho một ứng cử viên hay một đảng nào đó thắng cử, người ta có thể tìm cách áp dụng một hệ thống bỏ phiếu có lợi cho ứng cử viên hoặc cho đảng phái đó.
Gần đây, tác giả Lijphart đã sử dụng một phương pháp toán học để nghiên cứu nền dân chủ ở 27 nước công nghiệp phát triển trong giai đoạn 1945-1990 để tìm ra "số đảng hiệu quả trong nghị viện" (ENPP - The effective number of parliamentary parties). Phương pháp này khơng chỉ tính đến số lượng các đảng đang hoạt động ở mỗi nước, mà cịn tính đến quy mơ của chúng để tìm ra một số lượng đảng hoạt động hiệu quả nhất trong mỗi hệ thống. Nghiên cứu của Lijphart đã chỉ ra rằng, số đảng hoạt động hiệu quả trong một nghị viện áp dụng hệ thống bỏ phiếu theo đa số tương đối là 2; trong hệ thống đa số tuyệt đối là 2,8 và trong hệ thống đại diện theo tỷ lệ là 3,621. Riêng trong hệ thống đại diện theo tỷ lệ, ngưỡng phiếu bầu tối thiểu càng thấp thì càng khuyến khích sự tham gia của các đảng nhỏ vào đời sống chính trị.
2. Tỷ lệ giữa phiếu bầu và số ghế
21 Xem: Pippa Norris, Choosing Electoral Systems: Proportional, Majoritarian and Mixed Systems, International Political Science Review Vol 18(3) July 1997, p. 310.
Tính tỷ lệ của kết quả bầu cử đo lường mức độ tương ứng giữa số ghế của các đảng với số phiếu mà họ nhận được. Điều này rất có ý nghĩa trong hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ.
Có nhiều cách để đo lường tính tỷ lệ xuất phát từ sự nhận thức khác nhau về những khái niệm căn bản. Một trong những cách được sử dụng phổ biến nhất là đo lường độ chênh lớn nhất trong kết quả bầu cử, tức là tìm ra được số phần trăm đại diện quá mức của đảng lớn nhất trong một cuộc bầu cử. Các hệ thống bỏ phiếu theo đa số thường giúp bảo vệ lợi ích của các đảng lớn, cụ thể là nó ln có khuynh hướng tạo ra sự đại diện quá mức cho các đảng lớn và sự đại diện thiểu mức cho các đảng nhỏ. Tình hình này dẫn đến sự bất cân xứng giữa số phiếu mà cử tri đã bầu cho các đảng nhỏ với số ghế mà các đảng này nhận được trong cơ quan lập pháp. Người ta cũng tính tốn được rằng, lợi thế chênh lệch trung bình của đảng thắng cử trong hệ thống bỏ phiếu theo đa số là 12,5% so với 7,4% trong hệ thống hỗn hợp và 5,7% trong hệ thống đại diện theo tỷ lệ. Do vậy trong hệ thống bỏ phiếu theo đa số, một đảng giành được 37,5% phiếu trở lên có thể sẽ cầm chắc được đa số trong nghị viện, trong khi đó, ở hệ thống đại diện theo tỷ lệ, để chiếm được đa số đòi hỏi một đảng phải chiếm được 46,3% phiếu bầu trở lên mới có thể giành được kết quả tương đương22.
3. Sự hình thành chính phủ liên minh hoặc chính phủ một đảng
Nghiên cứu hệ thống bỏ phiếu ở các nước phương Tây cho thấy, các nước áp dụng hệ thống bỏ phiếu theo đa số ln có khuynh hướng tạo ra các chính phủ một đảng và ổn định. Trái lại, trong hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ, trừ khi một đảng giành được đa số tuyệt đối phiếu bầu (trường hợp này rất hiếm khi xảy ra), cịn thì hầu như các chính phủ đều có xu hướng liên minh. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ trong nền chính trị của các nước có 22. Pippa Norris: ‘Choosing Electoral Systems: Proportional, Majoritarian and Mixed Systems’, International
hệ thống đảng bị phân tán, ví dụ như Italia, Hà Lan và Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, bản thân các hệ thống bỏ phiếu theo đa số cũng có thể dẫn đến việc hình thành các chính phủ liên minh (như đã diễn ra ở Anh trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai), và hệ thống đại diện theo tỷ lệ cũng có thể tạo ra các chính phủ một đảng (ví dụ như sự thống trị khá dài của Đảng xã hội chủ nghĩa ở Áo, Đảng Lao động ở Na Uy, Đảng Dân chủ Xã hội ở Thuỵ Điển). Do vậy, mẫu hình về sự hình thành chính phủ dựa trên cơ sở của hệ thống bỏ phiếu ở các nước cũng có sự vận động tương đối phức tạp, chứ không hẳn đã tuân theo một quy luật chung nào và các kết luận về mối quan hệ giữa việc tạo ra các chính phủ một đảng hay đa đảng với các hệ thống bỏ phiếu cũng chỉ có ý nghĩa tương đối.
4. Việc phục vụ cử tri tại các đơn vị bầu cử
Một hệ quả khác của hệ thống bỏ phiếu là mức độ “phục vụ cử tri” mà các nghị sĩ thực hiện tại các đơn vị bầu cử sau khi thắng cử. Kinh nghiệm cho thấy, ở các nước áp dụng hệ thống bỏ phiếu theo đa số với các đơn vị bầu cử “một đại diện” thì các nghị sĩ rất tích cực thực hiện các “cơng việc xã hội”. Bởi vì, theo hệ thống này, các nghị sĩ được bầu ra từ một đơn vị bầu cử cụ thể, và họ là người trực tiếp chịu ơn các cử tri đã bầu ra họ. Các nghị sĩ cũng có động cơ tương tự ở những nơi mà họ phải cạnh tranh với các đối thủ ngay trong đảng của mình tại các đơn vị bầu cử đa đại diện (như trong hệ thống “Lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng” và “Lá phiếu duy nhất khơng thể chuyển nhượng”).
Cịn ở những nước áp dụng hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ, đặc biệt là hệ thống theo danh sách đảng đóng, thì các nghị sĩ hầu như khơng có động cơ tiến hành những hoạt động “chăm sóc cử tri” theo kiểu như trên, và cơ hội để công dân tiếp xúc với nghị sĩ đại diện cho họ cũng ít hơn. Lý do đơn giản là trong hệ thống này, cơ hội được bầu của các nghị sĩ phụ thuộc chủ yếu
vào sự đánh giá của giới lãnh đạo đảng đối với những đóng góp của bản thân họ. Một khi lọt vào “mắt xanh” của giới lãnh đạo đảng, thì họ sẽ có cơ hội trở thành nghị sĩ. Tất nhiên, giới lãnh đạo của các đảng cũng hiểu rằng, sự tín nhiệm của cử tri đối với đảng của họ trong cuộc bầu cử cũng phụ thuộc một phần vào tên tuổi và danh tiếng của những người đứng tên trong danh sách tranh cử mà đảng đưa ra. Do vậy, họ cũng cố gắng chọn những ứng cử viên có khả năng và có một mức độ tín nhiệm nhất định.
Một nghiên cứu được tiến hành đối với các nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu cho thấy, các nghị sĩ đến từ Anh (nước duy nhất có mặt trong Nghị viện châu Âu tiến hành bầu nghị sĩ thông qua hệ thống đa số tương đối với đơn vị bầu cử một đại diện) là những người đứng đầu bảng xếp hạng coi việc tiếp xúc và cung cấp các “công việc xã hội” tại các đơn vị bầu cử, giúp cử tri giải quyết những khó khăn, khúc mắc trong đời sống hàng ngày là một cơng việc quan trọng. Trong khi đó, các nghị sĩ đến từ các quốc gia châu Âu được bầu ra từ các đơn vị bầu cử đa đại diện, theo danh sách đảng (như Luxembourg, Italia) lại coi việc cung cấp các dịch vụ tại các đơn vị bầu cử là không quan trọng lắm.
5. Tỷ lệ cử tri đi bầu
Theo các số liệu thống kê, ở những nước áp dụng hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ thường có tỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn so với những nước áp dụng hệ thống đa số tương đối. Người ta cho rằng, hệ thống này tạo ra sự công bằng hơn đối với các đảng nhỏ. Do các phiếu bầu cho các đảng nhỏ khơng bị “lãng phí” như trong hệ thống đa số, nên về mặt tâm lý, người dân có thể sẽ muốn tham gia bầu cử nhiều hơn. Hệ thống bỏ phiếu đại diện theo tỷ