Trong các nền dân chủ trên thế giới, quyền lực nhà nước chủ yếu được chuyển giao bằng các biện pháp hồ bình thơng qua các cuộc bầu cử. Các đảng, các cá nhân tham gia vào đời sống chính trị đều chấp nhận “quy tắc của cuộc chơi” và người thắng cuộc sẽ trở thành người cai trị, với điều kiện phải có một sân chơi bình đẳng giữa các đối thủ cạnh tranh. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng quốc gia như: sự phân tầng xã hội, tương quan giữa các lực lượng chính trị, mà mỗi nước áp dụng hệ thống bỏ phiếu khác nhau để bầu ra những người đứng đầu nhà nước và các cơ quan đại diện.
Hệ thống bỏ phiếu ở đây chính là hệ thống bầu cử được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là công thức bầu cử - q trình tính tốn để chuyển các phiếu bầu của cử tri thành các ghế trong nghị viện (hay quốc hội) hoặc quyết định người thắng cử.
1. Hệ thống đa số
Theo thống kê của tổ chức Liên minh Nghị viện thế giới 19[96, tr.300], hiện nay có hơn 80 nước trong số 150 nước đang sử dụng hệ thống đa số (majoritarian system). Đây là hình thức bầu cử đơn giản nhất và cũng được sử dụng lâu đời nhất. Hệ thống đa số được chia ra làm hệ thống đa số tương đối và hệ thống đa số tuyệt đối.
19
Pippa Norris (1997), “Choosing electoral systems: propotional, majoritarian and mixed systems”,
Hệ thống đa số tương đối (the first past the post) được sử dụng để bầu
ra nghị viện ở 43 nước trên thế giới, bao gồm Anh, Canada, Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước thuộc khối liên hiệp Anh. Hệ thống này tập trung vào sự quản lý hiệu quả chứ không nhấn vào sự đại diện của tất cả các nhóm thiểu số. Trong các cuộc bầu cử nghị viện áp dụng hệ thống đa số tương đối, mỗi nước được chia ra làm nhiều đơn vị bầu cử và mỗi đơn vị bầu cử được chọn một đại diện; các cử tri trong mỗi đơn vị bầu cử bỏ một lá phiếu duy nhất (bằng cách đánh một dấu X) cho một ứng cử viên cụ thể nào đó trong danh sách ứng cử tại đơn vị bầu cử của mình. Ứng cử viên giành được số phiếu cao nhất tại đơn vị bầu cử sẽ thắng cử và đảng chiếm được đa số trong nghị viện sẽ có quyền đứng ra thành lập chính phủ.
Một đặc trưng của hệ thống đa số tương đối là các đơn vị bầu cử một đại diện được dựa trên cơ sở của dân số. Theo hệ thống đa số tương đối, các ứng cử viên không nhất thiết phải vượt qua một ngưỡng phiếu bầu tối thiểu nào đó. Người thắng cử chỉ cần giành được đa số đơn giản, chỉ cần hơn đối thủ gần nhất một phiếu là thắng cuộc. Trong hệ thống này có thể xảy ra tình trạng một đảng thành lập chính phủ mà khơng đạt được đa số phiếu phổ thơng, vì điều có ý nghĩa quyết định là họ phải giành được đa số ghế trong nghị viện chứ không phải là đa số phiếu.
Hệ thống đa số tuyệt đối bao gồm nhiều hình thức thể hiện khác nhau,
nhưng phổ biến nhất vẫn là hệ thống đa số hai vịng và hệ thống bỏ phiếu theo mức độ tín nhiệm.
Hệ thống đa số hai vòng (second ballot majority-runoff system) sử
dụng một cơ chế tuyển chọn để bảo đảm ứng cử viên thắng cử phải giành được đa số tuyệt đối phiếu bầu. Ở Pháp, hệ thống này được sử dụng trong các cuộc bầu cử tổng thống và bầu cử hạ viện. Trong cuộc bầu cử tổng thống, ứng cử viên nào giành được quá bán (50%+1) trong vòng bỏ phiếu đầu tiên sẽ là
người thắng cử (nhìn chung, trường hợp này rất ít khi xảy ra). Nếu không ai đạt được con số trên, một cuộc bỏ phiếu vòng hai sẽ được tổ chức hai tuần sau đó. Trong cuộc bỏ phiếu vịng hai, hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất trong vịng một sẽ cạnh tranh với nhau và ứng cử viên nào có số phiếu cao hơn sẽ thắng cử. Hệ thống này cũng được sử dụng ở các nước áp dụng bầu cử tổng thống trực tiếp như Áo, Columbia, Nga.
Hệ thống bỏ phiếu theo mức độ tín nhiệm (preferential voting) được sử dụng để bầu hạ viện ở Úc và bầu tổng thống ở Ireland. Theo cơng thức này, tồn bộ nước Úc được chia thành 148 đơn vị bầu cử. Thay vì chỉ đặt một dấu (X) bên cạnh tên của ứng cử viên mà mình ủng hộ, cử tri phải đánh dấu thứ tự tín nhiệm của mình đối với mỗi ứng cử viên theo các số thứ tự 1, 2, 3… Để thắng cử, các ứng cử viên phải giành được đa số tuyệt đối phiếu bầu (50%+1). Sau khi đếm những phiếu tín nhiệm số 1 của cử tri, nếu như không ai giành được con số trên, thì ứng cử viên có số phiếu được lựa chọn là số 1 thấp nhất sẽ bị loại bỏ, và lựa chọn số 2 của các lá phiếu bị loại này sẽ được phân bổ cho các ứng cử viên cịn lại. Q trình này sẽ được tiếp tục cho đến khi một ứng cử viên nào đó giành được đa số tuyệt đối phiếu bầu.
Bảng 1: Kết quả bầu cử giả định theo hệ thống bỏ phiếu theo mức độ tín nhiệm (đa số tuyệt đối là 43 559 phiếu)
UCV Đảng Phân bổ phiếu bầu
Halliday Lambert Anderson Morgan Powell Smith Clark Bruce Lao động Tự do Dân tộc Dân chủ Tự do mới Tiến bộ Độc lập Cải cách 34 682 34 682 34 702 35 2 02 35 233 36 733 41 576 23 148 23 398 23 898 24 447 24 467 24 843 -- 12 641 13 441 14 641 15 041 18 041 25 541 45 541 7 436 7 436 7 676 8 376 9 376 -- -- 3 894 3 951 4 051 4 051 -- -- -- 2 106 2 106 2 149 -- -- -- -- 2 103 2 103 -- -- -- -- -- 1 107 -- -- -- -- -- --
Chẳng hạn, tại một đơn vị bầu cử có 8 ứng cử viên của 8 đảng cùng tham gia tranh cử (xem Bảng 1). Trong vịng bỏ phiếu đầu tiên, khơng có ứng cử viên nào nhận được đa số tuyệt đối phiếu bầu (tổng số phiếu là 87.117 cho nên đa số tuyệt đối sẽ là 43.559 phiếu). Ứng cử viên Bruce (đảng Cải cách) được ít phiếu nhất sẽ bị loại. Sự tín nhiệm thứ hai trên những lá phiếu bị loại của Bruce sau đó được phân bổ cho bảy ứng cử viên cịn lại. Quá trình này được tiếp tục với việc phân bổ các lá phiếu theo sự tín nhiệm thứ hai trong các lá phiếu bị loại của Clark, Smith, Powell, Morgan và Lambert với kết quả cuối cùng: Anderson (đảng Dân tộc) giành được đa số tuyệt đối. Cần lưu ý rằng, hệ thống bỏ phiếu này đem đến kết quả là một ứng cử viên chỉ giành được 14.5 % cử tri tín nhiệm nhất đã giành được ghế và việc phân bổ lại phiếu bầu đã phải trải qua bảy lần.
Đây là một phương pháp để giành được một kết quả bỏ phiếu phức tạp mà không gặp phải những rắc rối và cử tri không phải tiến hành một cuộc bầu cử vịng hai nếu khơng có ứng cử viên nào giành được đa số tuyệt đối trong vòng kiểm phiếu lần một.
Những vấn đề đối với một hệ thống bỏ phiếu theo mức độ tín nhiệm là ở kết quả của sự tính tốn của nó. Trong giả định nêu trên, người thắng cuộc cuối cùng là Anderson của đảng Dân tộc, người chỉ giành được 14,5% phiếu bầu trong vòng kiểm phiếu đầu tiên. Như vậy Anderso đã được bầu mặc dù có tới 85,5% cử tri khơng coi ơng ta là người xứng đáng nhất.
2. Hệ thống bán tỷ lệ
Hệ thống bán tỷ lệ gồm hai loại công thức tính phiếu chính: hệ thống bỏ phiếu tích luỹ và hệ thống lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng. Theo hệ thống bỏ phiếu tích luỹ (cumulative vote), các công dân được phát một số phiếu đúng bằng số đại diện cần bầu. Các cử tri có thể dùng tồn bộ số phiếu của mình để bầu cho một ứng cử viên duy nhất nào đó, hoặc có thể chia số phiếu đó cho một vài ứng cử viên mà mình ưa thích. Cuối cùng, ứng cử viên
nào giành được nhiều phiếu nhất sẽ thắng cử. Hệ thống này được áp dụng trong các cuộc bầu cử vào cơ quan tự quản địa phương ở một số bang của Đức.
Hệ thống lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng (single transferable vote) hiện được sử dụng trong các cuộc bầu cử hạ viện ở Ireland, Malta và bầu cử thượng viện Úc. Theo hệ thống này mỗi nước được chia thành các đơn vị bầu cử đa đại diện, trong đó mỗi đơn vị được bầu từ 4 đến 5 nghị sĩ. Các đảng có thể đưa ra số lượng ứng cử viên mà họ nghĩ là có thể sẽ giành ghế tại mỗi đơn vị bầu cử. Khi đi bầu, cử tri sẽ đánh dấu thứ tự mức độ tín nhiệm của họ cho các ứng cử viên (theo thứ tự 1, 2, 3, 4…). Toàn bộ số phiếu bầu sẽ được đếm. Sau đó, người ta dùng tổng số phiếu chia cho số ghế trong đơn vị bầu cử để cho ra một thương số (còn gọi là số hạn ngạch). Để được bầu, các ứng cử viên phải đạt được một số phiếu hạn ngạch tối thiểu nào đó. Sau khi những ưu tiên số 1 được đếm, nếu như khơng có ứng cử viên nào giành được số hạn ngạch kể trên, thì người có số phiếu thấp nhất sẽ bị loại bỏ, và số phiếu của anh ta sẽ được phân bổ lại cho các ứng cử viên còn lại theo sự lựa chọn số 2. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả các ghế của đơn vị bầu cử được bầu đủ.
Mục đích của hệ thống lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng là nhằm bảo đảm quyền tự do lựa chọn của cử tri và khả năng sử dụng có hiệu quả nhất lá phiếu của họ. Hệ thống này kết hợp được sự ủng hộ của cử tri đối với những ứng cử viên cụ thể trong danh sách ứng cử viên của đảng đó.
3. Hệ thống đại diện theo tỷ lệ
Nếu hệ thống đa số chỉ nhấn vào việc tập trung quyền lực cho các đảng lớn nhất, thì hệ thống đại diện theo tỷ lệ (proportional representation) lại hướng vào việc huy động tiếng nói của cả các nhóm thiểu số. Hệ thống này dựa vào danh sách đảng trong các đơn vị bầu cử đa đại diện được áp dụng ở hầu hết các nước châu Âu. Nguyên tắc của hệ thống này là: số ghế trong một đơn vị bầu cử được phân bổ theo số phiếu mà mỗi đảng giành được. Tuy nhiên, giữa các nước cùng áp dụng hệ thống này cũng có sự khác biệt đáng
kể. Một số nước như Na Uy, Phần Lan, Hà Lan và Italia áp dụng hệ thống danh sách đảng mở, theo đó các cử tri có thể diễn đạt sự tín nhiệm của mình cho các ứng cử viên cụ thể trong danh sách của một đảng nào đó. Trong khi đó, một số nước lại áp dụng hình thức danh sách đảng đóng như Israel, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Đức, theo đó các cử tri chỉ có thể lựa chọn đảng này hay đảng khác, cịn vị trí của từng ứng cử viên do đảng quyết định. Trật tự thứ bậc trong danh sách đảng sẽ quyết định ứng cử viên nào sẽ được bầu.
4. Hệ thống hỗn hợp
Hệ thống hỗn hợp còn gọi là hệ thống thành viên bổ sung (additional member system) kết hợp giữa công thức bầu cử theo danh sách đảng với công thức đơn vị bầu cử một đại diện. Hệ thống bỏ phiếu của Đức là một sự kết hợp nói trên. Tại Đức, khi bầu quốc hội mỗi cử tri được phát hai phiếu. Một nửa số thành viên của quốc hội Đức (Bundestag) gồm 328 ghế được bầu ra từ các đơn vị bầu cử một đại diện dựa trên quy tắc đa số tương đối; số ghế còn lại được bầu theo danh sách đảng đóng tại mỗi khu vực. Các đảng nhận được số phiếu ít hơn ngưỡng tối thiểu (5% tổng số phiếu) sẽ không giành được ghế nào. Số ghế mà mỗi đảng nhận được dựa trên cơ sở tính tốn của phương pháp Niemeyer, đảm bảo rằng các ghế tỷ lệ với số phiếu bầu thứ hai theo danh sách đảng. Các đảng nhỏ nào nhận được 10% số phiếu bầu theo danh sách đảng trở lên, nhưng không giành được ghế nào trong các đơn vị bầu cử một đại diện, thì sẽ được ưu tiên đặt lên trên cùng của danh sách xét duyệt cho đến khi họ có được 10% tổng số ghế tại hạ viện.
Bảng 2: Kết quả bầu cử giả định theo phương pháp Niemeyer
Đảng Số phiếu của mỗi đảng Số ghế của khu vực bầu cử Tổng số phiếu của các đảng đủ Kết quả Số ghế mỗi đảng giành được sau Số ghế được phân bổ thêm Tổng số ghế mỗi đảng giành
tư cách lần chia đầu tiên được A 18.900 31 36.900 15.878 15 1 16 B 12.900 31 36.900 10.837 10 1 11 C 1.900 31 36.900 1.596 1 0 1 D 3.200 31 36.900 2.688 2 1 3 Tổng cộng 36.900 31 36.900 31.000 28 3 31
Theo phương pháp Niemeyer, số ghế được phân bổ cho một khu vực bầu cử được nhân với số phiếu mà mỗi đảng giành được; sau đó, kết quả này được chia cho tổng số phiếu của tất cả các đảng (trừ các đảng không vượt qua ngưỡng tối thiểu). Mỗi đảng nhận được một ghế cho mỗi số nguyên từ phép tính này. Số ghế cịn lại được phân bổ theo các phân số thấp dần. Chẳng hạn, tại một khu vực bầu cử được phân bổ 31 ghế với tổng số phiếu đã bầu là 36.900 (xem Bảng 2) có bốn đảng A, B, C, D chia nhau số ghế này. Giả sử số ghế đảng A giành được là 18.900; đảng B 12.900; đảng C: 1.900; đảng D: 3.200.
Sau khi tính tốn, số ghế mà các đảng giành được như sau: đảng A: 16; đảng B: 11; đảng C: 1; đảng D: 3.
Có thể nói, tồn bộ sức mạnh trong quốc hội Đức được định hình nhờ lá phiếu thứ hai, lá phiếu bầu cho các đảng, cho nên các ghế ở đây luôn tỷ lệ với số phiếu. Tác động của hệ thống bỏ phiếu này đã tạo ra ở Đức một chính phủ hai đảng cộng có sự ổn định cao. Hệ thống của Đức là một sự cải biến hệ thống đại diện theo tỷ lệ vốn được thiết kế sau Chiến tranh thế giới thứ II để ngăn chặn sự lặp lại của tình trạng khơng ổn định và yếu của hệ thống chính trị - một hệ thống đại diện theo tỷ lệ coi cả nước là một đơn vị bầu cử khổng lồ duy nhất.
Trong những năm gần đây, một số hình thức bỏ phiếu hỗn hợp khác cũng đã được áp dụng ở các nước như New Zealand và Nga.
cách bầu đại diện của nó, theo đó có ba hệ thống đại diện chính là: hệ thống đơn vị bầu cử một đại diện, hệ thống đơn vị bầu cử đa đại diện và hệ thống đơn vị bầu cử duy nhất trên toàn quốc.
Việc lựa chọn các hệ thống bỏ phiếu khác nhau không đơn giản là vấn đề lý thuyết thuần t, mà nó cịn phản ánh những đặc trưng văn hố, lịch sử, chính trị - xã hội khác nhau của từng nước. Có ý kiến cho rằng, hệ thống đa số hoặc đa số tương đối thường dễ được chấp nhận trong các xã hội tương đối đồng nhất và ổn định. Tại những nước này, mức độ ủng hộ của cử tri đối với các đảng lớn làm giảm đi sự phân cực trong xã hội và tạo ra một sự tập trung về mặt chính trị. Cịn hệ thống đại diện theo tỷ lệ dễ được chấp nhận hơn trong các xã hội có sự chia tách về mặt truyền thống và sắc tộc, ngôn ngữ cũng như tôn giáo, hoặc trong các xã hội đã trải qua những xung đột về hệ tư tưởng và giai cấp. Tất nhiên, nhận định này cũng không đúng với mọi trường hợp.