TRUYỀN THƠNG
1. Khái niệm truyền thông
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi thơng tin giữa các chủ thể ngày càng tăng lên, nó khơng chỉ giới hạn giữa cá nhân với cá nhân, nhóm với nhóm, mà là cả cộng đồng xã hội. Truyền thơng là một khái niệm có nội hàm rộng, hiện nay trong giới khoa học chưa có định nghĩa thống nhất. Từ nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau (cơ chế tác động, chức năng, mục đích sử dụng...) mà truyền thơng đại chúng cịn được hiểu là báo chí, báo chí truyền thơng, các phương tiện thông tin đại chúng...
Truyền thông, theo nguyên nghĩa gốc Latinh (commune) là chung, cộng đồng; là nội dung, cách thức, phương tiện để đạt tới sự hiểu biết giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với cộng đồng xã hội. Trong tiếng Anh, truyền thông (communication) chỉ sự truyền đạt, tuyên truyền, thông báo, thông tin. Truyền thơng là một q trình trao đổi thơng điệp giữa các thành viên trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết, qua đó liên kết với nhau. Đối tượng, phạm vi của truyền thơng có thể là một nhóm nhỏ, một tập thể lớn hoặc cả cộng đồng.
Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông
là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.
Theo Allyn và Bacon thì truyền thơng là q trình truyền thơng điệp, thơng tin đến công chúng thông qua phương tiện1. Truyền thông cũng được hiểu là những thiết chế sử dụng những kỹ thuật phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ để phục vụ cho sự giao lưu tư tưởng, những mục đích thơng tin, giải thích và thuyết phục tới đơng đảo khán thính giả bằng phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền hình, sách, tạp chí, quảng cáo, hay bất cứ gì đó, Tony Bilton2. Truyền thơng đại chúng là một q trình diễn ra giữa một bên là các phương tiện truyền thông và một bên là đời sống xã hội3.
Như vậy, có thể hiểu truyền thơng khơng chỉ đơn thuần là phương tiện truyền thơng (đài, báo, tivi, intenet,…), mà nó là dịng chảy đa chiều của lượng thông tin ngày càng lớn được truyền tải bởi các phương tiện truyền tin ngày một phát triển hơn, hiện đại hơn. Truyền thơng chính là “q trình hoạt động trao đổi thơng điệp có tính phổ biến giữa nguồn phát với cơng chúng rộng rãi trong xã hội, biểu hiện như: nguồn phát, kênh phát, công chúng, hậu quả từ các hiệu ứng và hành vi xã hội của số đông công chúng sau khi được tiếp nhận thông tin”4. Truyền thơng là “q trình truyền đạt thơng tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình5; là tồn bộ những phương tiện lan truyền thơng tin như báo chí, truyền hình, phát thanh,… tới những nhóm cơng chúng lớn. Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu truyền thơng là cách thức truyền đạt thông tin thông qua các
1 Allyn và Bacon (1996), Media, Technology, and Communication, Association of American Publishers, tr. 369 2 Tony Bilton (1987), Nhập môn Xã hội học, Phạm Thủy Ba dịch từ tiếng Anh, 1993, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 381.
3 McQuail’s, 6th edition (2010), Mass Communication Theory, SAGE Publications Asia-Pacific Pte Ltd. tr.112- 128
4 Lê Thanh Bình (2008), Truyền thơng đại chúng và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5 Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học truyền thông đại chúng, Đại học Mở bán cơng thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
phương tiện kỹ thuật, các phương tiện thực hiện việc truyền đạt thơng tin đến đám đơng cơng chúng nhằm mục đích củng cố hoặc thay đổi nhận thức, quan điểm hành vi của họ đối với các vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội.
Truyền thông là phương tiện hữu hiệu truyền tải hệ tư tưởng, giải thích thực tại xã hội, xác định những hình ảnh khn mẫu tác phong trong cơng chúng, định hướng ý thức và hành vi xã hội. Truyền thông cung cấp, trang bị kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao ý thức xã hội, hình thành và củng cố một hệ tư tưởng đối với xã hội; liên kết các thành viên trong xã hội thành một chỉnh thể. Truyền thơng cịn thực hiện chức năng giám sát và quản lý xã hội, theo dõi, phát hiện, phản ánh kịp thời những vấn đề, mâu thuẫn mới nảy sinh, góp phần ổn định chính trị, văn hóa, trật tự an tồn xã hội.
Truyền thơng thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thơng bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thơng tin. Q trình truyền thơng diễn ra liên tục; đây là quá trình gửi và nhận thơng tin, các mốc phát triển truyền thông thường gắn liền với tiến bộ cơng nghệ. Q trình truyền thơng vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thơng. Về mục đích, truyền thơng hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng.
Đối tượng tác động của truyền thồng là đông đảo công chúng xã hội. Các ấn phẩm truyền thơng đều nhằm vào những nhóm đối tượng cụ thể nhưng khi ấn phẩm đó đã được xã hội hố trên các kênh truyền thơng thì đối tượng tiếp nhận khơng chỉ là nhóm đối tượng được xác định ban đầu. Đây chính là
tính cơng khai của truyền thơng, nó tiềm ẩn sức mạnh của truyền thông. Nội dung truyền thông hướng tới việc ưu tiên thoả mãn, phục vụ nhu cầu của công chúng. Những sự kiện được thông tin liên quan mật thiết đến việc giải thích, tháo gỡ những vấn đề bức xúc trong đời sống của đông đảo cư dân hoặc giúp họ nhận thức, giải quyết các vấn đề mới phát sinh.
Trong xã hội thông tin thời đại số, các phương tiện truyền thông đã và đang trở thành diễn đàn chia sẻ thơng tin, tình cảm, kĩ năng, kinh nghiệm… của đơng đảo công chúng. Sản xuất, trao đổi, chia sẻ thông tin là một trong những hoạt động chủ yếu trong nền kinh tế tri thức và xã hội số hố. Truyền thơng tác động và làm thay đổi thái độ, nhận thức, dư luận xã hội, tạo nên định hướng giá trị cộng đồng. Truyền thơng mang mục đích chính trị sâu sắc. Đối tượng phản ánh của truyền thông bao gồm các sự kiện và vấn đề về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nó đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của con người và xã hội từ tâm lý, tinh cảm, nhận thức đến hiểu biết, hành vi…
Trong xã hội hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ mà nịng cốt là cơng nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến các dạng
thức và các loại hình truyền thơng. Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho truyền
thông phát triển, không chỉ nâng cao vai trị của truyền thơng mà cịn làm xuất hiện các dạng thức truyền thơng mới như phát thanh, truyền hình kỹ thuật số, sách báo điện tử, điện thoại di động, Internet... Trong đó, mỗi dạng thức lại có thể tổng hợp nhiều loại hình truyền thơng khác nhau. Bởi vậy, mọi sự tách bạch về những dạng thức và loại hình của truyền thơng đều khơng phản ánh trung thực sức mạnh của bất kỳ một dạng thức truyền thông nào và tất nhiên, sẽ không đem lại những kết quả như mong muốn, khơng đem lại cái nhìn đúng đắn về truyền thơng hiện đại. Do đó, về mặt phương pháp, sự tách bạch các dạng thức cũng như loại hình truyền thơng chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu, cịn trên thực tế, truyền thơng hiện nay là sự tổng hịa của các dạng thức và loại hình.
Tóm lại, có thể hiểu truyền thơng là một hiện tượng xã hội, một dạng hoạt động đặc thù của con người. Đó là một q trình trao đổi thơng điệp giữa
các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực hóa đời sống thực tiễn. Các dạng thức của truyền thơng thường mang
tính chất đa chiều và xác lập mối quan hệ mang tính bình đẳng.
Truyền thông là thiết chế xã hội rộng lớn hoạt động trong mối quan hệ với mỗi cá nhân cũng như các thiết chế xã hội khác một cách thường xuyên, liên tục, trong đó, truyền thơng đại chúng và báo chí có thể được coi là những hạt nhân có vai trị chi phối sức mạnh, khuynh hướng và tính chất của nền truyền thơng xã hội nói chung. Với tư cách là thiết chế kiến tạo xã hội, truyền thơng có thể đảm nhận vai trị hết sức quan trọng trong q trình hình thành và thực thi chính sách cơng, bảo đảm huy động nguồn lực sáng tạo, trí tuệ và cảm xúc của nhân dân trong quá trình phát triển, nhất là bảo đảm phát triển bền vững.
Các phương tiện thông tin đại chúng là các phương tiện chuyển tải
thơng tin đến cơng chúng, bao gồm: báo, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thánh, internet... Theo nghĩa rộng, các phương tiện thông tin đại chúng là các thiết chế xã hội đặc thù với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật đặc biệt nhằm chuyển tải thông tin đến đông đảo công chúng. Các phương tiện thơng tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí và gần đây là máy vi tính tạo ra những mắt xích quan trọng nối người này với người khác. Những phương tiện này có một đặc tính quan trọng là có khả năng truyền đạt nhiều thơng điệp từ một nguồn đơn lẻ đến rất nhiều người khác nhau gần như cùng một lúc.
Truyền thơng có hai loại hình chủ yếu: ấn phẩm truyền thơng và truyền thơng điện tử. Ấn phẩm truyền thơng là sách, tạp chí, báo, áp phích, tờ rơi; truyền thơng điện tử bao gồm đài truyền hình, đài phát thanh, phim, băng đĩa...
Tính chất của truyền thơng thể hiện ở:
- Tính khuynh hướng - phản ánh tư tưởng giai cấp, giai cấp thống trị thường nắm quyền chủ đạo;
- Tính đảng - truyền thơng đại chúng là cơ quan ngôn luận của đảng, thể hiện lập trường chính trị, chiến lược, sách lược, mục tiêu khẩu hiệu của đảng;
- Tính nhân dân - từ đặc trưng phổ cập, báo chí hướng tới đại chúng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tính nhân dân ln mâu thuẫn với tính đảng, tính giai cấp (thống trị).
Trong những năm gần đây, truyền thơng đã thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện các kỹ thuật thông tin từ vệ tinh, internet, truyền hình cáp, các hệ thống máy móc điện tử (video, máy chiếu), thậm chí cả các dụng cụ thu - phát thông tin của cá nhân, như catset, đĩa, băng tiếng, băng hình... Khả năng và sức mạnh của truyền thông đại chúng phụ thuộc trước hết vào năng lực tiếp nhận thơng tin của đối tượng, trong đó phương tiện có tác động mạnh mẽ, rộng khắp hơn cả là các phương tiện nghe nhìn, trước hết là truyền hình và đài phát thanh.
3. Chức năng của truyền thông
a. Chức năng thông tin
Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của truyền thơng đại chúng. Đó là việc thu nhận và phổ biến những tin tức, sự kiện, quá trình… của đời sống xã
hội đến các cơ quan công quyền và người dân. Truyền thông đại chúng thường tập trung truyền phát thông tin về những sự kiện, vấn đề nổi bật, có ý nghĩa xã hội. Đó có thể là thơng tin đơn thuần, cũng có thể là thơng tin mang tính định hướng, tức là có kèm theo bình luận, đánh giá của chủ thể đưa tin nhằm hướng cơng luận theo quan điểm của mình. Trên thực tế, hầu hết thơng tin đều mang tính định hướng dù nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thơng tin định hướng thì thơng tin định hướng chính trị là cơ bản và quan trọng nhất.
b. Chức năng giáo dục, định hướng dư luận xã hội
Hoạt động thông tin của truyền thông đại chúng chỉ có thể kích thích mọi người tích cực tham gia hoạt động chính trị, đánh giá các sự kiện, các q trình chính trị, khi nó thực hiện được chức năng giáo dục. Chức năng này được thể hiện khi truyền thông đại chúng tuyên truyền trong nhân dân những tri thức, giúp họ đánh giá, hệ thống lại những thông tin mà họ đã có để lựa chọn, chắt lọc trong số rất nhiều nguồn thơng tin đa chiều, thậm chí mâu thuẫn nhau để có thái độ, quan điểm đúng đắn. Q trình truyền tải thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng đến cơng chúng tất yếu sẽ hình thành ý thức xã hội, đặc biệt là ở một số vấn đề, sự kiện quan trọng. Dư luận xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ổn định chính trị - xã hội, là điều kiện sống còn trong phát triển xã hội. Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện, hiện tượng đến đông đảo công chúng, truyền thông đại chúng tác động trực tiếp đến việc hình thành và định hướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và hiệu quả nhất.
c. Chức năng tổ chức, quản lý, giám sát và phản biện xã hội
Đây là chức năng quan trọng của truyền thơng đại chúng, nó quyết định đến sự tiến bộ hay hạn chế của chính hệ thống truyền thơng. Xã hội càng phát triển thì chức năng này càng được phát huy và do đó nó trở thành cơ sở và động lực cho một xã hội dân chủ và tiến bộ. Chức năng tổ chức, quản lý xã hội được coi là “hai mặt của một vấn đề cùng đảm bảo sự phát triển hợp lý và
tích cực của xã hội”6. Đối với ý thức đại chúng, truyền thông đại chúng trở thành “người trung gian” để tổ chức cho nhân dân tham gia quản lý xã hội. Thông qua truyền thông đại chúng, người dân tham gia thảo luận chính sách, pháp luật trước khi ban hành. Như vậy, truyền thông đại chúng đã nâng cao ý
thức chính trị của nhân dân, đồng thời tăng cường tính hợp lý và hiệu quả cho mỗi chính sách được đưa ra.
Đối với các thiết chế xã hội, truyền thông đại chúng“tham gia hoạch định
và tổ chức thực hiện chính sách của đảng và nhà nước trên phạm vi xã hội hay trong những lĩnh vực rộng lớn”7. Như vậy, truyền thông đại chúng trở thành một kênh quan trọng tham gia trực tiếp vào q trình chính trị. Nó mang đến cho các nhà lãnh đạo quản lý những thông tin thời sự, những ý kiến phản ánh của dân chúng để từ đó đưa ra các chính sách, đồng thời truyền thơng đại chúng cũng là kênh thông tin lý tưởng để tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích và tổ chức thực hiện các chính sách đó; vừa mang chính sách đến người dân vừa giúp họ thực hiện.
Thực hiện các chức năng giám sát và phản biện xã hội, truyền thông đại chúng tiến hành giám sát và phản biện chủ yếu đối với hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Biểu hiện cụ thể là: truyền thông đại chúng tiến hành theo dõi, phát hiện và cảnh báo đối với những quyết sách của những cơ quan cơng quyền, từ đó góp phần điều chỉnh và hồn thiện dần hoạt động của hệ thống chính trị. Bên cạnh đó truyền thơng đại chúng cịn thực hiện chức năng như một thứ “tịa án cơng luận” nhằm tố giác những hoạt động sai trái của các quan chức, những tác động tiêu cực của các chính sách do các cơ quan quyền lực đưa ra, thơng qua đó truyền thơng đại chúng đã trở thành phương tiện thực hiện quyền lực của nhân dân. Cơ sở chủ yếu của hoạt động giám sát và phản biện xã hội của truyền thông đại chúng là dựa vào sức mạnh của dư luận xã hội - tức là