Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 38)

1.4.1Khái niệm:

Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản là việc thực hiện có hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản, hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất nhằm giúp cho ngân hàng hoạt động ổn định và an toàn, đảm bảo khả năng sinh lợi của ngân hàng, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.4.2 Các chỉ tiêu xác định nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản:

- Tỷ lệ về khả năng chi trả: Phải luôn đảm bảo tỷ lệ này trong giới hạn cho phép để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản phát sinh mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

- Cơ cấu và tỷ trọng giữa tài sản Nợ và tài sản Có phải cân đối, hợp lý và phù hợp với năng lực, quy mô hoạt động của ngân hàng.

- Khả năng dự báo thanh khoản: Nếu các nhà quản trị có khả năng phân tích biến động của thị trường và dự báo nhu cầu thanh khoản tốt thì sẽ tăng khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những rủi ro có thể xảy ra. Khi đó sẽ đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hơn.

- Khả năng tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản: Khi phát sinh nhu cầu thanh khoản, điều quan trọng là phải tiếp cận được các nguồn cung cấp thanh khoản một cách kịp thời và với chi phí thấp để vừa đáp ứng được nhu cầu thanh khoản vừa đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng. Đối với nhu cầu thanh khoản ngắn hạn thì cần duy trì ở mức độ khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao. Cịn đối với nhu cầu thanh khoản dài hạn thì cần dự phòng trước khả năng cung cấp vốn từ nhiều nguồn khác nhau và ở mức độ cao hơn so với nhu cầu thanh khoản ngắn hạn.

Tuy nhiên trên thực tế, khơng một ngân hàng nào có thể khẳng định dự trữ thanh khoản của ngân hàng mình đã hợp lý hay khơng, nếu như chưa vượt qua thử thách của thị trường. Do vậy, các nhà quản trị cần chú ý đến các tín hiệu sau đây của thị trường tài chính để từ đó có thể đánh giá xem cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản của mình đã thực sự hiệu quả chưa:

- Lòng tin của công chúng: Các cá nhân và tổ chức có lo ngại về khả năng thanh khoản của ngân hàng?

- Sự vận động trong giá cả cổ phiếu: Giá cổ phiếu của ngân hàng đang giảm sút có phải do nhà đầu tư lo ngại về một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra đối với ngân hàng?

- Phần bù rủi ro trên chứng chỉ tiền gửi và các khoản cho vay khác: Phần bù rủi ro này có cao hơn mức bình qn trên thị trường; điều đó thể hiện nhà đầu tư có những lo ngại về tương lai phát triển của ngân hàng?

- Tổn thất trong việc bán tài sản: Ngân hàng có phải thường xuyên bán tài sản với tổn thất đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản?

- Khả năng đáp ứng yêu cầu tín dụng của khách hàng: Với khoản tín dụng chất lượng cao, ngân hàng ln có khả năng đáp ứng hay từ chối?

- Vay vốn từ ngân hàng trung ương: Ngân hàng có phải nằm trong tình huống bắt buộc phải vay những khoản lớn từ ngân hàng trung ương để đảm bảo khả năng thanh tốn?

Nếu câu trả lời là có cho bất kỳ tín hiệu nào trên đây, nhà quản trị cần xem xét lại công tác quản trị và thực tế khả năng thanh khoản để có các quyết định thay đổi phù hợp nhằm mang lại một kết quả tốt hơn cho trạng thái thanh khoản.

1.4.3Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản:

1.4.3.1Đối với NHTM:

- Giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết.

- Giúp NHTM tránh những hậu quả to lớn do rủi ro thanh khoản gây ra như: + Làm tăng chi phí do ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường); giảm thu nhập do ngân hàng phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Hậu quả dẫn đến giảm giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của NHTM.

+ Nếu thiếu vốn khả dụng kéo dài, chậm được khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, gây sức ép và trở ngại cho quá trình huy động vốn và cho vay, giảm thấp khả năng sinh lời. Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tượng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng.

1.4.3.2Đối với khách hàng:

- Khi ngân hàng thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro nói chung và cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng thì sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng trước bất cứ rủi ro nào xảy ra. Điều đó sẽ tạo được uy tín và ấn tượng tốt đối với khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ tin tưởng và yên tâm hơn khi gửi tiền cũng như giao dịch với ngân hàng.

1.4.3.3Đối với nền kinh tế:

- Hoạt động của ngân hàng luôn được đảm bảo an toàn và ổn định sẽ là tiền đề tạo nên sự ổn định trong toàn hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển bền vững.

1.5 Đề xuất phƣơng pháp đánh giá rủi ro thanh khoản:

Học viên đề xuất sử dụng phương pháp kiểm tra sức chịu đựng (Stress Testing). Stress testing được sử dụng nhằm mô tả các kỹ thuật đánh giá mức độ tổn thương của một danh mục đầu tư do những thay đổi của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô hoặc do tác động của những sự kiện có tính chất cực độ, ngoại lệ và bất thường nhưng có khả năng xảy ra. Kết quả của Stress testing cho phép ngân hàng nắm rõ những tổn thương tiềm ẩn trên danh mục các tài sản hoặc trên các trạng thái kinh doanh giao dịch mà ngân hàng nắm giữ đồng thời cho phép ngân hàng so sánh mức độ rủi ro của các tài sản khác nhau, từ đó đưa ra những quyết định về kiểm soát các hạn mức rủi ro, so sánh với khẩu vị rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Quan trọng hơn, ngân hàng sử dụng kết quả Stress testing để điều chỉnh và phân bổ vốn phù hợp cho những hoạt động kinh doanh khác nhau của mình. Nói một cách đơn giản hơn, thực hiện Stress testing nhằm trả lời những câu hỏi như trong những điều kiện giả định nào đó thì mức tổn thất của một danh mục, một sản phẩm nào đó sẽ là bao nhiêu? Liệu ngân hàng có đủ vốn, hay ngân hàng đã có kế hoạch dự phịng ứng phó với hồn cảnh đó hay chưa?

Hiện nay theo thông lệ thế giới có hai cách tiếp cận chính đối với Stress testing rủi ro thanh khoản: (1) Cách tiếp cận theo thời điểm (Stock based Approach); và (2) Cách tiếp cận theo thời kỳ (Flow based approach). Phương

pháp thứ nhất là phương pháp đơn giản, dựa hoàn toàn vào các số liệu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng tại một thời điểm nào đó.Trong khi đó, phương pháp thứ hai ưu việt hơn rất nhiều nhưng cũng phức tạp hơn vì phải sử dụng các mơ hình để lượng hóa và giả định sự căng thẳng các dòng tiền trong tương lai khi thực hiện Stress testing rủi ro thanh khoản.

1.5.1 Cách tiếp cận theo thời điểm (Phƣơng pháp dựa trên bảng cânđối): đối):

Mô tả phƣơng pháp:

Dựa trên số liệu về các tài sản có và tài sản nợ tại một thời điểm, học viên đưa ra các giả định cú sốc thanh khoản như tăng đột biến tỷ lệ rút tiền ở các tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (tức là tăng rủi ro nguồn huy động) hoặc giảm khả năng thanh khoản của các tài sản lỏng (tức là tăng rủi ro thanh khoản thị trường) hoặc kết hợp cả hai. Trên cơ sở đó, học viên đánh giá ngân hàng có thể chịu đựng được bao nhiêu ngày khi khơng có sự trợ giúp từ bên ngoài (sự hỗ trợ từ thị trường liên ngân hàng hoặc từ NHTW).

Giả định:

Các trọng số wi phản ánh phần giảm sút giá trị các tài sản Có thanh khoản (tức là giá trị thanh khoản giảm hoặc lỗ khi định giá theo thị trường) và tỷ lệ rút vốn đối với tài sản Nợ (phản ánh sự cạn kiệt nguồn vốn). Giá trị trọng số wi đối với từng hạn mục bảng cân đối kế toán là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của tài sản Có và tài sản Nợ đối với khả năng chịu đựng về thanh khoản của ngân hàng. Mơ hình giả định tác động ban đầu của rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường được xác định bằng cách nhân tài sản Nợ thanh khoản với các trọng số (wi). Sau đó, tổn thất thanh khoản được khấu trừ từ vùng đệm thanh khoản ban đầu của ngân hàng.

Yêu cầu số liệu:

Số liệu về các tài sản Nợ thanh khoản (tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn bằng ngoại tệ và nội tệ, chứng chỉ tiền gửi, huy động từ doanh nghiệp) và số liệu về các tài sản Có thanh khoản cao, thanh khoản thấp hoặc khơng có tính thanh khoản.

Ƣu điểm và hạn chế:

Ưu điểm:

- Đơn giản và cho phép thực hiện stress testing thanh khoản nhưng không cần số liệu chi tiết.

- Linh hoạt trong việc lựa chọn biến động được phân tích.

- Phù hợp với những ngân hàng có quy mơ hoạt động nhỏ và chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ truyền thống.

Hạn chế:

- Cách tiếp cận tương đối hẹp.

- Do khơng có số liệu thống kê nên việc xác định các trọng số wi thường theo đánh giá chủ quan và có thể thiếu chính xác.

- Chỉ dựa trên dịng tiền đáo hạn theo sổ sách, khơng tính đến các yếu tố hành vi trên thị trường và do vậy kết quả chưa chính xác.

1.5.2Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phƣơng pháp theo dịng tiền):

Mơ tả phƣơng pháp

Dựa trên khối lượng giá trị và thời gian đáo hạn của các dòng tiền, đặc điểm các sản phẩm của ngân hàng (sản phẩm bên tài sản nợ và bên tài sản có), ngân hàng ước tính các dịng tiền ra và dòng tiền vào theo dự kiến và các dịng tiền ra/vào ngồi dự kiến. Trên cơ sở đó, việc tính tốn các khe hở thanh khoản ở các khoảng kỳ hạn được thực hiện và cho ra kết quả cuối cùng là khe hở thanh khoản lũy kế (cộng gộp).

Các nhân tố được gây sốc trong phương pháp này tương tự như phương pháp thứ nhất, bao gồm:

- Dòng tiền ra cao hơn dự báo (ví dụ rút tiền gửi, các trạng thái phái sinh);

- Dòng tiền vào thấp hơn dự báo (ví dụ tỷ lệ huy động kém đi);

- Khả năng thanh khoản của tài sản có thấp đi (ví dụ giảm giá trị trái phiếu);

- Tác động lan truyền: Bán tháo tài sản sẽ dẫn đến dòng tiền vào thấp hơn và dòng tiền ra cao hơn.

Ƣu điểm và hạn chế

Ưu điểm

- Đã đưa ra các ước tính và mơ hình các dịng tiền trong tương lai.Vì vậy, cho phép xác định khả năng duy trì thanh khoản của ngân hàng trong tương lai.

- Linh hoạt và phù hợp với đặc thù kinh doanh từng ngân hàng (trong khi phương pháp trước không thể hiện được ưu điểm này).

Hạn chế:

- Phức tạp và tốn nguồn lực;

- Không phù hợp với các ngân hàng có quy mơ hoạt động nhỏ và chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ truyền thống;

- Việc mơ hình hóa các hành vi vẫn có nhiều yếu tố chủ quan.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng phương pháp, học viên đề xuất thực hiện Stress testing rủi ro thanh khoản bằng cách tiếp cận theo thời điểm (phương pháp dựa trên bảng cân đối) để phù hợp với đặc thù và quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương. Một nguyên tắc phổ biến được áp dụng khi Stress testing rủi ro thanh khoản là chọn ngưỡng chịu đựng của một ngân hàng khi có sự sụt giảm thanh khoản là 5 ngày. Lý do lựa chọn ngưỡng là 5 ngày vì sau 5 ngày làm việc ngân hàng sẽ đóng cửa vào các ngày cuối tuần, và khi đó ngân hàng và cơ quan giám sát có thời gian để nhìn nhận, đánh giá tình hình và đưa ra các giải pháp xử lý.

1.6 Bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản từ một số vụ rủi ro thanh khoản trên thế giới:

1.6.1Rủi ro thanh khoản ở Anh - Thảm họa Northern Rock Bank

Bước ngoặt dẫn tới kết cục buồn của Northern Rock đến vào năm 2006 khi ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động

sản với đối tác là Lehman Brothers. Khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng đã đẩy cả hai gã khổng lồ tới bờ vực phá sản.

- Năm 2007, Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với dự kiến ban đầu.

- Báo Anh đưa ra nhiều thông tin giật gân: Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt, Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay thế chấp tràn lan,…

- Trong 3 ngày 14,15 và17/9/2007khoảng 3tỷ Bảng Anh đã được rút ra.

- Do được Ngân hàng Anh (BOE) hỗ trợ nên Northern Rock không thiếu tiền mặt song số người rút tiền vẫn chưa giảm.

- NHTW Anh đã phải ra tay cứu giúp bằng cách “bơm” một lượng tiền mặt khơng nhỏ cho Northern Rock.

- Chính phủ Anh có thể sẽ mua lại Northern Rock để rồi sẽ có phương án xủ lý thích hợp khi tình hình trở lại bình thường.

=>Nguyên nhân: Khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng

thu nhập thấp, tìm hiểu nguyên nhân thì cho thấy khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc, việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phịng của ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên ; Công tác PR của Northern Rock Bank quá yếu; Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng; Sự “thổi phồng” thông tin của báo giới,…

1.6.2Rủi ro thanh khoản ở các NHTM Nga năm 2004

- Vào tháng 7/2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh khoản rất lớn.

- Ngày 9/7/2004: Một đại gia trong ngành Ngân hàng Nga- Guta bank- thơng báo tạm khóa các tài khoản tiền gửi trên tồn quốc do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp (tương đương 345 triệu USD). Ngân hàng đã đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy ATM. Ngày 10/7/2004: Ngay sau khi Guta khóa các

tài khoản tiền gửi, người dân đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng khác để đề phịng rơi vào hồn cảnh tương tự. Ngày 16/7/2004: Các Ngân hàng Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho nhau, lãi suất tiền gửi tăng song khách hàng vẫn ồ ạt xếp hàng rồng rắn bên ngồi các tịa nhà ngân hàng để chờ đến lượt rút tiền. Ngày 17/7/2004: Ngân hàng Alfa, đại gia thứ 4 trong ngành tài chính Quyết định áp dụng biện pháp cấp bách là phạt 10% số tiền nếu khách hàng rút trước thời hạn. Cùng lúc, báo chí trích lời một cơ quan quản lý tài chính Nga tun bố 10 ngân hàng nữa có thể sẽ bị đóng cửa trong nay mai. Tuy nhiên, một số phương tiện thơng tin đại chúng lại tiết lộ họ có trong tay danh sách đen 27 ngân hàng đang bên bờ vực phá sản. Ngày 18/7/2004: Thống đốc NH trung ương Sergei Ignatiev và tổng thống Putin tuyên bố khơng hề có danh sách đen và khủng hoảng như vậy nhất thời là do tâm lý. Ông Sergei

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w