Quá trình ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 48)

2.1 Tổng quan về NHTMCP Sài Gòn Công Thƣơng

2.1.1Quá trình ra đời và phát triển

NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank) là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Cơng Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650 triệu đồng và thời gian hoạt động là 50 năm .

Sự ra đời của Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương là một bước đột phá của Thành Ủy, Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng.

Tính đến 30/06/2012, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương có quan hệ đại lý với 657 ngân hàng và chi nhánh tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay SAIGONBANK là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.

Sau hơn 25 năm hoạt động, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 3.080 tỷ đồng. Ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương cịn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngồi … hoạt động trong các khu chế xuất, khu cơng nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.

Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NH Thương Mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP.

Các nghiệp vụ kinh doanh chính của Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gởi.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn, trung và dài hạn.

- Chiết khấu thương phiếu, cổ phiếu và giấy tờ có giá. - Hùn vốn và liên doanh.

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng. - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế.

- Huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.

- Mua bán chế tác, gia công vàng. - Dịch vụ cầm đồ.

2.1.2Cơ cấu tổ chức hoạt động

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương

2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2012

Trong giai đoạn 2009 - 2012, nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đối đầu với 04 vấn đề lớn của nền kinh tế: tỷ giá, lạm phát, thâm thụt cán cân thanh tốn, địn cân nợ của ngân hàng. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng đến gần cuối năm 2012, nền kinh tế tuy đang trong tình trạng suy thối nhưng nguy cơ lạm phát vẫn có thể tái diễn,….

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ kèm theo sự gia tăng nợ xấu đã tác động mạnh đến thanh khoản hệ thống ngân hàng; nhiều ngân hàng đã thiếu hụt thanh khoản nên buộc phải xin tái cấp vốn tại NHNN,… Sau khi NHNN can thiệp, thanh khoản hệ thống ngân hàng tạm thời bình ổn và có xu hướng cải thiện hơn so với cuối năm 2011, lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ 3-6% so với cuối năm 2011 và sau khi NHNN áp dụng các biện pháp hành chánh về chính sách lãi suất và các biện pháp quyết liệt như cơ cấu lại nợ, tăng trích lập dự phịng; đến cuối năm 2012, hoạt động hệ thống Ngân hàng còn một số vấn đề tồn tại sau: tín dụng tăng thấp và khả năng mở rộng tín dụng khó khăn, nợ xấu tồn hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng….

Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế Vệt Nam mà hoạt động của các ngân hàng trong đó có NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương đều không đạt được mức tăng trưởng cao, thậm chí cịn có xu hướng giảm so với những năm trước. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được sự ổn định trong các hoạt động của Ngân hàng và những kết quả đạt được vẫn vượt chỉ tiêu mà Đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

Tổng vốn huy động Tổng dư nợ cho vay LNTT

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương từ năm 2009 đến năm 2012:

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Chênh lệch % thay đổi Chênh lệch % thay đổi Chênh lệch % thay đổi 1. Tổng tài sản 11,876 16,812 15,942 14,853 4,936 41.56% -870 -5.17% -1,089 -6.83% 2. Tổng vốn huy động 9,607 12,972 11,776 11,060 3,365 35.03% -1,196 -9.22% -716 -6.08% 3. Tổng dƣ nợ cho vay 9,723 10,456 11,183 10,861 733 7.54% 727 6.95% -322 -2.88% 4. LNTT 278 871 397 393 593 213.31% -474 -54.42% -4 -1.01%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Saigonbank từ năm 2009 đến 2012)

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương từ năm 2009 – 2012 ĐVT: tỷ đồng 14.000 12.000 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 0

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Saigonbank từ năm 2009 đến 2012)

Vốn huy động:

Năm 2010, vốn huy động của ngân hàng tăng 35% so với năm 2009. Mặc dù thị trường tài chính năm 2010 có nhiều biến động và xuất hiện tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh nhưng ngân hàng vẫn nỗ lực duy trì ổn định nguồn vốn hoạt động

của mình, đồng thời chủ động tìm kiếm, thương lượng các nguồn vốn để tăng nguồn vốn hoạt động. Năm 2011 và 2012 vốn huy động của ngân hàng giảm chủ yếu là do ngân hàng chủ động điều chỉnh cơ cấu huy động: giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng, tăng huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư để thay thế nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng, từng bước tạo cơ sở chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý, bền vững.

Hoạt động cho vay:

- Tổng dư nợ năm 2010 và 2011 có sự tăng trưởng so với năm trước nhưng đây là sự tăng trưởng có kiểm sốt, ngân hàng ln trích đầy đủ dự phịng cụ thể và dự phòng chung theo quy định, hạn chế nợ xấu phát sinh và hầu hết các khoản nợ vay đều có tài sản đảm bảo. Ngồi ra ngân hàng cũng ln tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nên đã tăng dự trữ thanh khoản và kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng vốn huy động.

- Năm 2012 tổng dư nợ giảm 2,88% so với năm 2011. Tuy nhiên biến động giảm này là khá phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế. Chính sách thắt chặt tiền tệ ưu tiên kiềm chế lạm phát trong những tháng đầu năm, sự suy giảm năng lực tài chính của doanh nghiệp…là những nguyên nhân chính đã hạn chế việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại, trong đó có NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương. Nhưng nhìn chung, mặc dù chưa tăng trưởng dương nhưng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương trong năm 2012 đã đảm bảo được mục tiêu đề ra: chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khống chế cho vay các lĩnh vực khơng khuyến khích ở mức hợp lý, trích lập đủ dự phịng đối với các khoản nợ xấu để lành mạnh tình hình tài chính.

Lợi nhuận trƣớc thuế:

Tuy lợi nhuận trước thuế có sự sụt giảm do bối cảnh chung của nền kinh tế ở giai đoạn hậu khủng hoảng, thị trường tài chính nổi lên nhiều thách thức, biến động về tỷ giá, lãi suất…nhưng NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Những thành tựu mà Ngân hàng đã đạt được:

- Vốn điều lệ đã đạt mức 3.080 tỷ đồng, tăng năng lực tài chánh của Ngân hàng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP.

- Ngân hàng đã thực hiện thành công bước đầu việc tái cơ cấu nguồn vốn hoạt động: tập trung huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp và dân cư, tránh lệ thuộc nguồn vốn trên thị trường liên hàng và vay vốn thị trường mở cũng như vay tái cấp vốn, từng bước điều chỉnh cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn trong toàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động và đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Sau khi củng cố hoạt động, các chi nhánh đã từng bước trưởng thành và phát triển mở rộng thêm các hoạt động, thành lập thêm các phòng giao dịch trực thuộc (mỗi chi nhánh từ loại 1 - loại 3 đều có từ 02 Phòng Giao dịch trực thuộc trở lên), khả năng cạnh tranh được nâng cao, nợ xấu các chi nhánh chiếm 2,18% trên tổng dư nợ toàn hệ thống .... Mạng lưới chi nhánh - phòng giao dịch được mở rộng, mạng lưới phục vụ đã tăng lên 89 Chi nhánh – Phòng giao dịch (cuối năm 2012).

- Sau khi chấn chỉnh với các biện pháp quyết liệt như: phát mãi tài sản xiết nợ, đeo bám thu nợ từ khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN và Chính Phủ; đến cuối năm 2012, chất lượng hoạt động tín dụng của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương trong tầm kiểm sốt với tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) là 2,93% trên tổng dư nợ, thấp hơn yêu cầu của NHNN.

- Dự án Hiện đại hóa Cơng nghệ Ngân hàng đã được triển khai và hoàn thành, sau đó tiếp tục triển khai dự án Mobile Banking, SMS Banking và Internet Banking nên đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho hoạt động Ngân hàng phát triển.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt hạn chế:

- Doanh thu hoạt động tín dụng cịn chiếm tỷ lệ cao (trên 70%) và thu nhập hoạt động dịch vụ chưa cao trong tổng doanh thu hoạt động NH.

- Quy mô hoạt động cịn thấp, chưa tương xứng với quy mơ vốn điều lệ và tầm vóc 25 năm thành lập Ngân hàng, đặc biệt là quy mô hoạt động của mạng lưới chi nhánh - phịng giao dịch hiện có.

- Việc quảng bá thương hiệu, tuy đã có quan tâm nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định về kinh phí đầu tư, hình thức quảng cáo. Từ hạn chế trên của việc quảng bá thương hiệu, đã dẫn tới doanh số hoạt động dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Ngân hàng.

2.2 Thực trạng về thanh khoản và công tác nâng cao hiệu quả quản trị rủi rothanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng thanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng

2.2.1 Tổ chức quản lý thanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng

Thƣơng:

Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do hội đồng quản lý rủi ro quyết định sau khi được ban Giám đốc thơng qua. Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản. Quản lý thanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương được kết hợp giữa 2 phương pháp là phương pháp tĩnh và phương pháp động.

Quản lý rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.

2.2.2Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản:

- Bước 1: Nhận diện rủi ro thanh khoản: để hoạt động quản trị rủi ro đạt được

sinh và rủi ro tiềm ẩn để chủ động đối phó và có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả.

- Bước 2: Đo lường rủi ro thanh khoản: sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản

ngân hàng sẽ gặp phải, nhà quản trị rủi ro thanh khoản tiến hành đo lường rủi ro thanh khoản để xem xét mức độ nghiêm trọng mà rủi ro thanh khoản có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đo lường rủi ro thanh khoản phải đảm bảo cả đo lường định tính và đo lường định lượng tác động của nó đến hoạt động của ngân hàng. Việc đo lường rủi ro được thực hiện qua các công cụ đo lường rủi ro thanh khoản.

- Bước 3: Xử lý rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản được nhận diện và đo

lường ở bước 1 và bước 2. Sau đó các nhà quản trị rủi ro thanh khoản phải tìm biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản. Yêu cầu của bước này là phải nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tổn thất phát sinh cho ngân hàng.

- Bước 4: Giám sát rủi ro: việc giám sát rủi ro thanh khoản được cụ thể hóa như sau:

 Các hạn mức rủi ro thanh khoản được thiết lập và đảm bảo sự tuân thủ hạn mức do Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR và PCRT phê duyệt;

 Khi các hạn mức bị vi phạm và/hoặc có xu hướng diễn biến xấu đi cần báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc, Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR và PCRT để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngân hàng;

 Khi các hạn mức liên tục bị vi phạm và ngân hàng gặp phải khủng hoảng khả năng thanh tốn thì Hội đồng quản trị trực tiếp chỉ đạo các biện pháp xử lý. 2.2.3Chiến lƣợc quản trị thanh khoản:

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng chiến lược thanh khoản hỗn hợp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình, chủ yếu thơng qua các hình thức sau:

a) Dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác (quản trị thanh khoản dự trữ): nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn thường xuyên, đều đặn hàng ngày

b) Vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc vay ngắn hạn NHNN (dưới các hình thức đấu thầu thị trường mở (OMO), vay tái cấp vốn trong trường hợp cấp thiết (quản trị thanh khoản nợ): các phương án này được sử dụng khi ngân hàng phát sinh các nhu cầu nguồn vốn đột xuất với khối lượng lớn và lượng tài sản dự trữ vẫn khơng đủ đáp ứng. Tuy nhiên hình thức vay vốn NHNN chỉ được sử dụng khi thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn, khó có thể tiếp cận.

c) Tăng cường huy động vốn từ khách hàng: nguồn vốn huy động từ khách

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 48)