Nhận định tổng quát về công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 77 - 80)

TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng

2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc

Ngân hàng đã chú trọng hơn đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản, thể hiện ở một số mặt tích cực sau:

- Ngân hàng đã chủ động thực hiện các quy định của NHNN và Chính phủ về các tỷ lệ an tồn trong hoạt động để đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động ổn định.

- Ngân hàng đang không ngừng gia tăng quy mô vốn để từng bước mở rộng hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời tăng khả năng chống đỡ trước các rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro thanh khoản.

- Vốn huy động của ngân hàng có sự tăng trưởng qua từng năm và đang từng bước được chuyển đổi cơ cấu theo hướng bền vững hơn, giúp cho nguồn vốn của ngân hàng được ổn định, giảm thiểu rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng.

- Ngân hàng đang cố gắng cải thiện khả năng thanh khoản của mình thơng qua việc điều chỉnh lại cơ cấu tài sản nợ, tài sản có theo hướng hợp lý hơn.

- Các chỉ số thanh khoản đang có chuyển biến tích cực qua các năm.

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

- Cơ cấu tài sản của ngân hàng chưa thực sự hợp lý, ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao vì những tài sản này có tỷ suất sinh lợi thấp. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản cho ngân hàng khi có sự cố đột xuất xảy ra.

- Ngân hàng cịn yếu trong cơng tác phân tích và dự báo thị trường do ngân hàng chưa áp dụng tốt chiến lược quản lý kết hợp phương pháp tĩnh với phương pháp động trong phân tích và đánh giá thanh khoản mà ngân hàng chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp tĩnh.

- Công tác quản trị rủi ro thanh khoản chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các chính sách cụ thể và khung quản trị rủi ro thanh khoản cho riêng ngân hàng. Chất lượng hoạt động quản lý thanh khoản chưa thực sự vững chắc và hiệu quả chưa được như mong muốn.

- Nhân sự liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản còn thiếu và chưa đáp ứng kịp yêu cầu công việc.

- Hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý thanh khoản chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu về số liệu phục vụ cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Cơ sở vật chất của ngân hàng còn một số hạn chế, nhất là cơ sở dữ liệu còn thiếu, đường truyền thơng tin cịn chậm ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.

- Sự phối hợp trong triển khai thực hiện quản lý thanh khoản giữa các đơn vị cũng như sự nghiêm ngặt trong tuân thủ chiến lược thanh khoản còn chưa được phát huy tốt, chưa tạo ra sự đồng bộ nên hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa thực sự tốt.

Kết luận chƣơng II: Phân tích thực trạng thanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương cho thấy: Cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Còn khá nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể đảm bảo an tồn thanh khoản và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đặc biệt là trong trường hợp xảy ra biến động hoặc khi Ngân hàng Nhà Nước thực thi các chính sách tiền tệ như chính sách thắt chặt tiền tệ. Bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản hoạt động chưa đồng bộ, chưa có sự liên kết chặt chẽ cũng như chưa có sự đầu tư đúng mức về nguồn nhân lực, đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực này. Ngoài ra, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay chưa hợp lý, các tài sản khác như chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt… lại được dự trữ với tỷ lệ khá thấp, cũng làm cho tình trạng căng thẳng thanh khoản trầm trọng thêm. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngân hàng nhìn lại mình và có các giải pháp phù hợp nhằm đạt đến sự tăng trưởng bền vững trong tương lai.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NH TMCP

SÀI GỊN CƠNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 77 - 80)