2.2 Thực trạng về thanh khoản và công tác nâng cao hiệu quả quản trị
2.2.1 Tổ chức quản lý thanh khoản
Thƣơng:
Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do hội đồng quản lý rủi ro quyết định sau khi được ban Giám đốc thơng qua. Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản. Quản lý thanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương được kết hợp giữa 2 phương pháp là phương pháp tĩnh và phương pháp động.
Quản lý rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.
2.2.2Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản:
- Bước 1: Nhận diện rủi ro thanh khoản: để hoạt động quản trị rủi ro đạt được
sinh và rủi ro tiềm ẩn để chủ động đối phó và có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả.
- Bước 2: Đo lường rủi ro thanh khoản: sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản
ngân hàng sẽ gặp phải, nhà quản trị rủi ro thanh khoản tiến hành đo lường rủi ro thanh khoản để xem xét mức độ nghiêm trọng mà rủi ro thanh khoản có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đo lường rủi ro thanh khoản phải đảm bảo cả đo lường định tính và đo lường định lượng tác động của nó đến hoạt động của ngân hàng. Việc đo lường rủi ro được thực hiện qua các công cụ đo lường rủi ro thanh khoản.
- Bước 3: Xử lý rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản được nhận diện và đo
lường ở bước 1 và bước 2. Sau đó các nhà quản trị rủi ro thanh khoản phải tìm biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản. Yêu cầu của bước này là phải nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tổn thất phát sinh cho ngân hàng.
- Bước 4: Giám sát rủi ro: việc giám sát rủi ro thanh khoản được cụ thể hóa như sau:
Các hạn mức rủi ro thanh khoản được thiết lập và đảm bảo sự tuân thủ hạn mức do Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR và PCRT phê duyệt;
Khi các hạn mức bị vi phạm và/hoặc có xu hướng diễn biến xấu đi cần báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc, Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR và PCRT để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngân hàng;
Khi các hạn mức liên tục bị vi phạm và ngân hàng gặp phải khủng hoảng khả năng thanh tốn thì Hội đồng quản trị trực tiếp chỉ đạo các biện pháp xử lý. 2.2.3Chiến lƣợc quản trị thanh khoản:
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng chiến lược thanh khoản hỗn hợp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình, chủ yếu thơng qua các hình thức sau:
a) Dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác (quản trị thanh khoản dự trữ): nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn thường xuyên, đều đặn hàng ngày
b) Vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc vay ngắn hạn NHNN (dưới các hình thức đấu thầu thị trường mở (OMO), vay tái cấp vốn trong trường hợp cấp thiết (quản trị thanh khoản nợ): các phương án này được sử dụng khi ngân hàng phát sinh các nhu cầu nguồn vốn đột xuất với khối lượng lớn và lượng tài sản dự trữ vẫn khơng đủ đáp ứng. Tuy nhiên hình thức vay vốn NHNN chỉ được sử dụng khi thị trường liên ngân hàng gặp khó khăn, khó có thể tiếp cận.
c) Tăng cường huy động vốn từ khách hàng: nguồn vốn huy động từ khách
hàng tăng nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào gói sản phẩm của ngân hàng có linh hoạt, đa dạng và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng hay khơng.
d) Ngồi ra trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng cịn có thể bán tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ví dụ như bán ngoại tệ (hiếm khi sử dụng vì
nó ảnh hưởng đến trạng thái ngoại tệ của TCTD). Đối với các tài sản khác như chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp…) hầu hết có kỳ hạn tương đối dài, giao dịch trên thị trường sẽ mất nhiều thời gian hơn nên cũng ít khi được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cấp bách. Và trên thực tế, cũng ít khi ngân hàng sử dụng phương án bán tài sản mà chỉ cầm cố chúng làm tài sản bảo đảm để vay vốn mà thôi. Nguyên nhân của việc các ngân hàng ít sử dụng phương án bán tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản một phần xuất phát từ yếu tố chủ quan là các tài sản ngân hàng nắm giữ thường là các chứng khoán đầu tư (kỳ hạn dài, nắm giữ đến lúc đáo hạn). Tuy nhiên nguyên nhân phần lớn do yếu tố khách quan là thị trường chứng khoán thứ cấp ở Việt Nam chưa phát triển, các giao dịch mua/bán diễn ra không sôi động và nhanh chóng, trong khi nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng là khẩn cấp.
Trường hợp thanh khoản của ngân hàng cực kỳ khó khăn, việc tiếp cận vốn vay trên thị trường liên ngân hàng cũng không hề dễ dàng (dịp cuối năm), ngân hàng còn sử dụng phương án hạn chế giải ngân mới. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được dùng trong trường hợp bất khả kháng vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.
2.2.4Thực trạng thanh khoản của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng:
Học viên chọn cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản sau đây để đánh giá và so sánh khả năng thanh khoản của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương và một số ngân hàng khác:
Vốn điều lệ:
Bảng 2.2: Vốn điều lệ của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
SGB 1.500 tỷ đồng 2.460 tỷ đồng 2.960 tỷ đồng 3.080 tỷ đồng
VPB 2.117 tỷ đồng 4.000 tỷ đồng 5.050 tỷ đồng 5.770 tỷ đồng
DAB 3.400 tỷ đồng 4.500 tỷ đồng 4.500 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng
MB 5.300 tỷ đồng 7.300 tỷ đồng 7.300 tỷ đồng 10.000 tỷ đồng
VIB 2.400 tỷ đồng 4.000 tỷ đồng 4.250 tỷ đồng 4.250 tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009- 2012)
Vốn điều lệ của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank) có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy năm 2010 Saigonbank chưa đạt được mức vốn pháp định theo Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ nhưng Saigonbank vẫn ln nỗ lực tăng vốn điều lệ qua từng năm. Và đến năm 2012, Saigonbank cũng đã đạt được mức vốn điều lệ là 3.080 tỷ đồng. Tuy quy mơ cịn khá nhỏ so với các ngân hàng khác nhưng Saigonbank vẫn đang từng bước phát triển và không ngừng gia tăng vốn điều lệ để tăng cường quy mơ và mở rộng hoạt động của mình.
Hệ số CAR:
Bảng 2.3: Hệ số CAR của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
SGB 15.87% 16.26% 22.83% 23.94%
VPB 15.00% 14.66% 11.94% 12.51%
DAB 10.64% 10.84% 10.01% 10.85%
MB 12.00% 12.90% 9.59% 11.15%
VIB 8.67% 10.11% 14.48% 19.43%
Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà Nước thì hệ số CAR của các ngân hàng đều đạt được tiêu chuẩn. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thì hệ số CAR của Saigonbank là khá cao. Cụ thể hệ số CAR của NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), NH TMCP Đông Á (DAB), NH TMCP Quân Đội (MB) và NH TMCP Quốc Tế (VIB) chỉ dao động trong khoảng 9.50% đến 15.00%, chỉ có năm 2012 thì hệ số CAR của VIB tăng cao lên mức 19.43%.
Việc duy trì hệ số CAR cao và có xu hướng tăng qua các năm như vậy cho thấy Saigonbank đã quá an toàn trong việc sử dụng vốn. Điều này sẽ làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Và nó cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không đạt được lợi nhuận như mong muốn. Vì vậy Saigonbank nên cân nhắc điều chỉnh lại cơ cấu vốn, cụ thể là sử dụng vốn một cách hợp lý hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận đồng thời vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình.
Hệ số H1 và H2:
Bảng 2.4: Hệ số H1 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
SGB 19.46% 26.54% 31.79% 31.29%
VPB 10.19% 9.53% 7.81% 6.92%
DAB 10.96% 10.74% 9.73% 9.66%
MB 11.20% 8.89% 7.50% 7.94%
VIB 5.49% 7.56% 9.19% 14.79%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012 và kết quả tính tốn của học viên)
Bảng 2.5: Hệ số H2 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
SGB 16.29% 20.97% 24.12% 23.83%
VPB 9.25% 8.70% 7.24% 6.47%
DAB 9.88% 9.70% 8.87% 8.81%
MB 9.98% 8.10% 6.95% 7.33%
VIB 5.21% 7.03% 8.42% 12.87%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012 và kết quả tính tốn của học viên)
Qua các năm chỉ số H1 và H2 của các ngân hàng đều lớn hơn 5%. Tuy nhiên 2 chỉ số này của các ngân hàng khác chỉ chênh lệch không nhiều so với mức 5% được đánh giá là tốt trong khi chỉ số của Saigonbank lại khá cao (năm 2010 đến năm 2012 thì 2 chỉ số này đều trên 20%). Nguyên nhân có thể là do vốn điều lệ của Saigonbank phải tăng theo quy định nhưng chưa được sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất trong khi việc thu hút tiền gửi khách hàng không đáp ứng đủ cho nhu cầu cho vay. Vì vậy ngân hàng phải huy động các nguồn vốn khác ngoài tiền gửi khách hàng để đáp ứng nhu cầu tín dụng gia tăng. Điều đó cho thấy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới, khi mà nguồn vốn tự có phải dành để cho vay. Xét về phương diện này, việc duy trì một tỷ lệ cao như vậy là chưa hiệu quả, nó cho thấy việc huy động vốn đang gặp khó khăn và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong năm 2012, 2 chỉ số này có xu hướng giảm nhưng chưa đáng kể.
Chỉ số trạng thái tiền mặt H3:
Bảng 2.6: Hệ số H3 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
SGB 4.30% 12.66% 8.02% 4.81%
VPB 28.10% 19.99% 28.47% 17.66%
DAB 7.58% 17.73% 18.89% 9.36%
MB 35.65% 31.45% 30.23% 10.94%
VIB 28.95% 27.95% 29.39% 10.98%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012 và kết quả tính tốn của học viên)
Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H3 cao, sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Theo bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 và 2011 chỉ số H3 của các ngân hàng đều cao chứng tỏ các ngân hàng đã dự trữ các tài sản thanh khoản để đảm bảo nhu cầu chi trả ở mức độ tốt. Sang năm 2012, chỉ số này có sự sụt giảm đáng kể. Có thể là do việc nắm giữ những tài sản này với tỷ lệ cao sẽ khơng đảm bảo khả năng tối đa hóa lợi nhuận nên các ngân hàng đã chủ động điều chỉnh chỉ số này xuống. Tuy giảm nhưng các ngân
hàng như VPB, DAB, MB, VIB vẫn giữ chỉ số này ở mức khoảng 10%, mức này vẫn tương đối tốt và vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng.
So với các ngân hàng khác trong bảng số liệu trên thì Saigonbank là ngân hàng có chỉ số H3 thấp nhất. Tuy xu hướng biến động cũng giống những ngân hàng khác nhưng do chỉ số H3 của Saigonbank thấp nên khi có sự sụt giảm trong năm 2012 thì chỉ số này của Saigonbank đã xuống mức q thấp (chỉ cịn 4.81%). Điều này có nghĩa là khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn Saigonbank sẽ phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao đồng thời phải cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút tiền gửi khách hàng nhằm đảm bảo nhu cầu thanh khoản. Chỉ số này thấp còn cho thấy Saigonbank đã dự trữ các tài sản thanh khoản với tỷ lệ thấp so với tổng tài sản “Có”. Và như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng khi có sự cố xảy ra. Do đó, Saigonbank nên duy trì một chỉ số H3 hợp lý hơn để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản nhưng cũng vừa tạo được lợi nhuận cao.
Chỉ số H4:
Bảng 2.7: Hệ số H4 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
SGB 81.86% 62.19% 70.15% 73.13%
VPB 57.41% 42.34% 35.24% 35.98%
DAB 80.80% 68.59% 67.13% 73.11%
MB 42.88% 44.51% 42.53% 42.41%
VIB 48.29% 44.48% 44.87% 52.12%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012 và kết quả tính tốn của học viên)
Chỉ số H4 càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp. Bảng số liệu trên cho thấy chỉ số H4 của Saigonbank và DAB là khá cao so với những ngân hàng còn lại. Chỉ số H4 cao cho thấy hoạt động chủ yếu của 2 ngân hàng này là hoạt động tín dụng, các khoản tín dụng chiếm khoảng 60-80% trong tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Khi đó rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi Ngân hàng Nhà Nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản,
ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong khi lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng khơng đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi. Chưa kể nếu ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh chỉ số này theo xu hướng giảm dần để tránh rủi ro như đã phân tích trên đồng thời khơng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Chỉ số H5:
Bảng 2.8: Hệ số H5 của SGB, VPB, DAB, MB, VIB (2009-2012)
NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
SGB 114.63% 115.31% 124.69% 103.92%
VPB 95.90% 105.65% 99.22% 62.01%
DAB 122.81% 121.97% 122.01% 99.72%
MB 74.01% 74.23% 65.94% 63.25%
VIB 84.51% 92.76% 98.52% 86.75%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SGB, VPB, DAB, MB, VIB từ 2009-2012 và kết quả tính tốn của học viên)
Ngoại trừ MB thì chỉ số H5 của các ngân hàng còn lại từ năm 2009 đến năm 2011 đều rất cao, thậm chí là trên 100%. Điều này cho thấy ngân hàng huy động được 1 đồng thì cho vay vượt mức 1 đồng. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của ngân hàng, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên cạnh đó, tồn bộ tiền gửi khách hàng được sử dụng để cho vay, thậm chí cho vay vượt mức huy động. Như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đến năm 2012 thì các ngân hàng đã chủ động điều chỉnh chỉ số này theo hướng tích cực hơn, cụ thể là chỉ số này đã giảm xuống mức an toàn. Chứng tỏ các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ thích hợp hơn nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Tuy nhiên chỉ số H5 của Saigonbank và DAB vẫn còn cao. Ngân hàng nên tiếp tục điều chỉnh để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững.
Chỉ số H6: