Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Dự định nghỉ việc, Cronbach’s Alpha = .877, n=3

Y1 5.62 4.321 .766 .827

Y2 5.49 3.990 .773 .818

Y3 5.47 3.966 .755 .835

4.4 Phân tích nhân tố khám phá

4.4.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá lần 1 Phân tích nhân tố khám phá lần 1

Phân tích EFA lần 1 với 39 biến quan sát, ta được kết quả sau (xem phụ lục 5): KMO = 0.943 (đạt yêu cầu > 0.5), tổng phương sai trích 66.705% (đạt yêu cầu > 50%), nghĩa là 7 nhân tố rút ra giải thích được 66.705% biến thiên của dữ liệu.

Các hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát ≥ 0.5 sẽ được giữ lại, lần lượt loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0.5. Nhìn vào phụ lục 5, ta thấy biến quan sát MT4 của thang đo mơi trường làm việc bị loại vì có hệ số tải nhân tố < 0.5. Kết quả phân tích EFA lần 1 rút trích được 7 nhân tố từ mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm 8 nhân tố. Có sự gộp chung của 3 biến quan sát của thang đo sự phù hợp là PH1, PH2, PH3 vào thang đo chính sách tổ chức. Đồng thời, biến quan sát MT1 của thang đo môi trường làm việc được gộp vào thang đo quan hệ tổ chức.

Phân tích nhân tố khám phá lần 2

Phân tích nhân tố khám phá lần 2 được thực hiện sau khi loại bỏ biến quan sát MT4, còn lại 38 biến quan sát của các thành phần độc lập, ta được kết quả (xem phụ lục 5): KMO = 0.941 (đạt yêu cầu > 0.5), tổng phương sai trích lần 2 là 66.99% (đạt yêu cầu > 50%).

Biến quan sát LT1 của thang đo lương thưởng và cơng nhận bị loại bỏ vì hệ số tải <0.5.

40

Phân tích nhân tố khám phá lần 3

Phân tích EFA lần 3 được thực hiện sau khi loại bỏ biến LT1, còn lại 37 biến quan sát của các thành phần độc lập. Xem kết quả ở phụ lục 5.

Như vậy qua 3 lần rút trích nhân tố và loại dần các biến có hệ số tải nhân tố < 0.5, các thang đo còn lại 37 biến quan sát, được trích thành 7 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích là 67,482% (đạt yêu cầu > 50%). Nghĩa là 7 nhân tố được rút ra giải thích được 67.482% biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng, các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. Hệ số KMO là 0.940 (đạt yêu cầu > 0.5) thể hiện sự thích hợp của phân tích EFA. Kiểm định Bartlett's Test of Sphericity đạt ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa = 0.000 (< 0.05). Vì vậy, phân tích EFA là phù hợp.

Kết quả chạy EFA lần 3 rút trích được 7 nhân tố gồm 37 biến, đồng thời cho thấy có sự thay đổi về biến quan sát ở một số thang đo thành phần độc lập so với mơ hình lý thuyết ban đầu, cụ thể như sau:

Nhân tố 1: gồm 6 biến quan sát: LT2, LT3, LT4, LT5, LT6, LT7 gắn liền với lương, thưởng và cơng nhận. Khơng có bất kỳ biến quan sát nào của nhóm khác gộp vào, ngoại trừ có sự loại bỏ LT1 vì khơng đạt u cầu, vì thế, tác giả giữ ngun tên nhóm là lương, thưởng và cơng nhận.

Nhân tố 2: gồm 3 biến quan sát: MT2, MT3, MT5. Biến quan sát MT4 đã bị loại bỏ

vì hệ số tải nhân tố không đạt. Biến MT1 nhập vào các biến thể hiện quan hệ nơi làm việc. Khơng có sự gộp chung biến quan sát của các nhân tố khác, vì thế, tên nhân tố vẫn được giữ như ban đầu là môi trường làm việc.

Nhân tố 3: gồm 5 biến quan sát gắn với huấn luyện và phát triển như mơ hình ban

đầu: HL1, HL2, HL3, HL4, HL5. Nội dung diễn tả sự đầu tư huấn luyện của cơng ty dành cho nhân viên, từ đó nâng cao tay nghề, nghiệp vụ của nhân viên. Tác giả giữ nguyên tên nhân tố là huấn luyện và phát triển.

Nhân tố 4: gồm 4 biến quan sát: TTCV1, TTCV2, TTCV3, TTCV4 như mơ hình ban đầu. Tác giả giữ nguyên tên nhân tố là thách thức trong công việc.

Nhân tố 5: Gồm 7 biến quan sát về hành vi lãnh đạo như mơ hình ban đầu: HV1, HV2, HV3, HV4, HV5, HV6, HV7. Tác giả vẫn giữ nguyên tên nhân tố là hành vi lãnh đạo.

Nhân tố 6: Gồm 5 biến quan sát, trong đó 4 biến gắn với nhân tố quan hệ nơi làm

việc là QH1, QH2, QH3, QH4 và biến MT1. Biến quan sát MT1 (công ty anh/chị là

một nơi làm việc thân thiện) thể hiện các mối quan hệ thân thiện giữa đồng nghiệp

với nhau trong cơng ty, hay nói các khác, sự gộp chung MT1 vào các biến quan sát gắn với quan hệ nơi làm việc là hợp lý. Vì thế tác giả sẽ giữ nguyên tên của nhân tố này là quan hệ nơi làm việc.

Nhân tố 7: Gồm 7 biến quan sát, trong đó 4 biến quan sát về chính sách tổ chức là CS1, CS2, CS3, CS4, 3 biến quan sát về sự phù hợp là PH1, PH2, PH3 (PH1: các giá trị cá nhân phù hợp với văn hóa tổ chức của công ty, PH2: các chính sách/thủ tục của cơng ty anh/chị là hợp lý, dễ hiểu và kịp thời, PH3: cơng ty là nơi phù hợp để anh/chị có thể làm việc lâu dài). Chính sách tổ chức là một phần của văn hóa và cấu trúc tổ chức, do đó, PH1 có thể liên quan đến chính sách cơng ty. PH2, PH3 mơ tả sự hợp lý của chính sách có thể khiến nhân viên sẽ ở lại làm việc lâu dài. Vì thế, kết quả EFA gộp các biến này với các biến về chính sách tổ chức là có thể chấp nhận được. Tác giả giữ nguyên tên nhân tố là chính sách tổ chức.

Phân tích EFA dự định nghỉ việc

Phân tích EFA cho 3 biến quan sát trên thang đo dự định nghỉ việc (xem phụ lục 5) cho kết quả KMO là 0.744 (> 0.5), phương sai trích là 80.432% (> 50%), kiểm định Bartlett's Test of Sphericity đạt nghĩa thống kê với mức ý nghĩa = 0.000 (< 0.05). Các hệ số tải nhận đều lớn hơn 0.5, đạt yêu cầu. Do đó, các biến đo lường thành phần dự định nghỉ việc đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.4.2 Mơ hình điều chỉnh sau phân tích EFA

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w