Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 41)

2.2.3 Sơ lược về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc trong mơ hình

2.2.3.1Lương, thưởng và cơng nhận

Mục tiêu của tiền lương là tạo động lực kích thích cao nhất để nhân viên thực hiện cơng việc tốt hơn. Khi nhân viên nhận thấy mình được trả lương cao, công bằng họ sẽ làm việc tốt hơn và hài lịng với cơng việc hiện tại. Và khi họ nhận thấy họ được trả lương thấp hay khơng cơng bằng, họ sẽ có dự định nghỉ việc. Nhân viên sẽ ở lại nếu họ được thưởng. Nhân viên được thưởng dựa vào chất lượng thực hiện công việc của họ. Nhân viên có xu hướng ở lại với tổ chức nếu họ cảm thấy năng

lực, sự nỗ lực và các hành động đóng góp của họ được cơng nhận và đánh giá cao (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.3.2Môi trường làm việc

Môi trường làm việc liên quan đến điều kiện an tồn vệ sinh lao động, áp lực cơng việc, trang thiết bị hỗ trợ, máy móc đảm bảo an tồn (Trần Kim Dung, 2005). Các cá nhân sẽ ở lại với cơng ty khi họ thấy có sự quan tâm rõ ràng về nhu cầu cuộc sống, sức khỏe, vị trí địa lý của cơng ty, gia đình và các nhu cầu cá nhân khác (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.3.3Huấn luyện và phát triển

Huấn luyện là một dạng đầu tư vốn con người và sự đầu tư này có thể thực hiện bởi cá nhân hoặc công ty. Phát triển là nỗ lực của tổ chức nhằm cung cấp cho nhân viên các năng lực mà tổ chức sẽ cần trong tương lai. Khi nhân viên nhận thức được rằng họ có nhiều cơ hội được đào tạo và phát triển trong cơng ty thì dự định nghỉ việc của họ càng thấp (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.3.4Thách thức trong công việc

Nhân viên cần được kích thích bởi các thách thức mang tính sáng tạo hoặc họ sẽ đi đến những nơi có sự kích thích, có thể là một bộ phận khác, ngành công nghiệp hay công ty khác. Khi nhân viên cảm thấy tổ chức không giao cho họ những cơng việc mang tính thách thức, tự do sáng tạo, phát triển các kỹ năng mới và sự tự chủ thì họ sẽ bày tỏ sự tiêu cực và có khuynh hướng rời bỏ tổ chức (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.3.5Hành vi lãnh đạo

Hành vi lãnh đạo được định nghĩa là quá trình mà người lãnh đạo tác động, gây ảnh hưởng, khuyến khích, động viên và định hướng cho các hoạt động của người thừa hành để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Hành vi lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành của nhân viên thì dự định nghỉ việc của họ càng giảm (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.3.6Quan hệ nơi làm việc

Quan hệ nơi làm việc tốt nghĩa là nhân viên cảm nhận rằng họ được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và phối hợp trong cơng việc tốt, điều đó giúp họ tự tin hồn thành cơng việc nhiều hơn. Khi nhận được sự khuyến khích, hỗ trợ từ cấp trên, họ sẽ càng phấn đấu cho công việc. Ngược lại khi họ cảm nhận rằng mối quan hệ nơi làm việc không tốt, họ sẽ không đủ động lực để phấn đấu trong mơi trường đó và dễ dẫn đến nghỉ việc (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.3.7Sự phù hợp

Bao gồm sự phù hợp giữa cá nhân - công việc và cá nhân - tổ chức. Sự phù hợp giữa cá nhân với công việc nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa con người với công việc dựa trên quan điểm về nhận thức kỹ năng hoặc khả năng của một cá nhân với cơng việc mà cá nhân đó đảm nhận. Sự phù hợp giữa cá nhân với tổ chức được xem là sự phù hợp giữa niềm tin của cá nhân với tổ chức hoặc mục tiêu cá nhân với mục tiêu tổ chức. Như vậy, những người không phù hợp nhiều với cơng việc và/hoặc tổ chức thì thích rời bỏ tổ chức nhiều hơn là những người có sự phù hợp giữa cá nhân - công việc hoặc cá nhân - tổ chức (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.3.8Chính sách tổ chức

Chính sách là chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Chính sách là một phần của văn hóa và cấu trúc tổ chức. Khi văn hóa và cấu trúc của tổ chức thay đổi thì chính có thể thay đổi theo. Nhiều người vào làm việc ở một tổ chức vì họ thực sự bị lơi cuốn bởi văn hóa và cấu trúc ở đây. Khi văn hóa và cấu trúc tổ chức thay đổi thì họ có thể nhận thấy khơng cịn phù hợp nữa và có thể rời bỏ cơng việc hiện tại để tìm đến một tổ chức có văn hóa và cấu trúc phù hợp hơn (Janet Cheng Lian Chew, 2004).

2.2.4 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên khái niệm sơ lược về các yếu tố tác động đến dự định nghỉ việc trong mơ hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đặc ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Lương, thưởng và cơng nhận càng cao thì dự định nghỉ việc càng giảm H2: Mơi trường làm việc càng tốt thì dự định nghỉ việc càng giảm

H3: Huấn luyện và phát triển càng nhiều thì dự định nghỉ việc càng giảm H4: Thách thức trong cơng việc càng nhiều thì dự định nghỉ việc càng giảm H5: Hành vi lãnh đạo càng thích hợp thì dự định nghỉ việc càng giảm. H6: Quan hệ nơi làm việc càng tốt thì dự định nghỉ việc càng giảm H7: Sự phù hợp càng nhiều thì dự định nghỉ việc càng giảm

H8: Chính sách tổ chức càng tốt thì dự định nghỉ việc càng giảm

Tóm tắt chương 2

Trong chương này, tác giả trình bày một cách tổng quan các khái niệm liên quan như doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghỉ việc, các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc và các tác động của nghỉ việc đối với doanh nghiệp... Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày các học thuyết nền tảng như thuyết nhu cầu của Maslow (1943), thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959), học thuyết nghiên cứu của Matt McConell (2007), học thuyết đạt mục tiêu và tạo động lực làm việc và một số học thuyết khác. Chương 2 cũng đồng thời tóm tắt lại các nghiên cứu về dự định nghỉ việc trong và ngồi nước, từ đó làm cơ sở vững chắc đề tài này. Mơ hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu cũng được trình bày. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định giả thuyết và mơ hình.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc. Nghiên cứu chính thức nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định thang đo, kiểm định các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.

3.1.1Nghiên cứu sơ bộNghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi trên một dàn bài lập sẵn theo một nội dung được chuẩn bị dựa trên thang đo có sẵn và có bổ sung (xem phụ lục 1) nhằm tìm ra các ý kiến chung nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc.

Đối tượng khảo sát: nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận tay đôi với 6 người quản lý và 25 người lao động đang làm việc trong 4 công ty vừa và nhỏ tại TP.HCM, bao gồm:

Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Thông Tin Dễ Dàng; địa chỉ: 147-149 Võ Văn Tần, Lầu 10, P.6, Q.3; điện thoại: 08-62906561: phỏng vấn 1 trưởng phịng nhân sự, 7 nhân viên.

Cơng ty TNHH Công nghệ Đồng Danh; địa chỉ: 22 đường số 5, Cư xá Chu Văn An, P.26, Q. Bình Thạnh; điện thoại: 08-62580007: phỏng vấn 1 trưởng phòng nhân sự, 1 trưởng phịng kỹ thuật và 8 nhân viên.

Cơng ty cổ phần Ancarat Việt Nam; địa chỉ: 81 CMT8, P. Bến Thành, Q.1; điện thoại: 19006889: phỏng vấn 1 trưởng phòng nhân sự, 1 trưởng phịng marketing và 4 nhân viên.

Cơng ty Cổ phần Vàng ViNa; địa chỉ: 81 CMT8, P. Bến Thành, Q.1; điện thoại: 08.73006889: 1 trưởng phịng phân tích và 6 nhân viên.

Thời gian thực hiện khảo sát: việc thu thập thông tin được thực hiện trong khoảng 2 tuần (từ 15/04 đến 27/04/2013).

Các thông tin cần thu thập: xác định xem các trưởng phòng hiểu về nhu cầu của nhân viên như thế nào? Theo họ, các yếu tố nào ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên? Xác định xem nhân viên mong đợi gì ở tổ chức? Theo nhân viên, các yếu tố nào ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của họ?

Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi trước khi phát hành sẽ được tham khảo ý kiến của chuyên gia và thu thập thử nghiệm tại Công ty Cổ phần Ancarat Việt Nam để kiểm tra cách thể hiện và ngơn ngữ trình bày.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng:

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy các thang đo và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại TP. HCM. Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách tiến hành phát bảng câu hỏi trực tuyến (xem phụ lục 2) cho các đối tượng đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM.

Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng có kích thước n = 100 và được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Đối tượng khảo sát: trong giai đoạn này, tác giả tập trung gửi bảng câu hỏi trực tuyến cho bạn bè, người thân, các mối quan hệ đồng nghiệp, quen biết của tác giả đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM. Bảng câu hỏi được gửi đi thông qua email.

Thời gian thực hiện khảo sát: việc thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện trong 2 tuần (từ 13/05 đến 25/05/2013).

Tất cả biến quan sát của các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố đã rút ra từ nghiên cứu định tính.

Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu này sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến có tương quan biến tổng

(item total correlation) nhỏ hơn 0.3 và điều chỉnh các biến trong bảng câu hỏi cho phù hợp hơn trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

3.1.2Nghiên cứu chính thức

3.1.2.1Thiết kế mẫu Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất), theo đó các phần tử được chọn vào mẫu dựa trên cơ sở thuận tiện.

Kích thước mẫu

Thơng thường để phân tích nhân tố khám phá EFA, Gorush (1983) cho rằng cần có ít nhất 200 quan sát. Trong nghiên cứu này, vì tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên cỡ mẫu sẽ được ấn định theo tiêu chuẩn 5:1 (Bollen, 1989), nghĩa là số quan sát ít nhất cần lớn hơn 5 lần số biến. Vì nghiên cứu có 42 tham số cần ước lượng nên kích thước mẫu tối thiểu phải là 42*5= 210. Tuy nhiên, để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức dự kiến là 450 mẫu, với tỷ lệ hồi đáp dự kiến là 80%. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, đa dạng về ngành nghề của nhiều công ty vừa và nhỏ khác nhau trên địa bàn TP.HCM.

Cách lấy mẫu

120 bảng câu hỏi chính thức được gửi trực tuyến bằng đường email cho những đối tượng làm việc trong các công ty vừa và nhỏ tại TP.HCM. Hầu hết các đối tượng khảo sát này đều thông qua mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân, đồng nghiệp…Tổng số bảng khảo sát thu về là 120 bảng, trong đó 106 bảng hợp lệ, 14 bảng khơng hợp lệ vì những đối tượng làm việc trong các doanh nghiệp lớn vẫn trả lời bảng câu hỏi.

330 bảng câu hỏi được in bằng giấy A4, được phát trực tiếp đến các đối tượng đang là học viên hệ cao học, văn bằng 2, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao nghiệp vụ tại các trường học: Đại học Kinh tế TP.HCM (cơ sở A, B, D và H), Đại học Sài Gòn (273 An Dương Vương, P.3, Q.5). Các đối tượng nhận bảng khảo sát này là những người vừa học vừa làm và đang công tác tại TP.HCM. Tổng số bảng

khảo sát thu hồi lại là 302 bảng, tuy nhiên, chỉ có 248 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng trong phân tích dữ liệu sau này. 54 bảng khảo sát khơng hợp lệ vì người đánh khảo sát không điền đủ các câu trả lời, một số người làm việc trong doanh nghiệp lớn vẫn tham gia đánh bảng khảo sát, một số bảng không trung thực cũng bị loại.

Thời gian thực hiện khảo sát: việc thu thập dữ liệu được thực hiện trong vòng 1 tháng (từ 05/06 đến 05/07/2013).

3.1.2.2Kết quả thu hồi mẫu

Với tổng cộng 450 bảng câu hỏi được gửi đến các đối tượng khảo sát thông qua email và phát trực tiếp tại các trường đại học, tác giả thu lại 354 bảng khảo sát hợp lệ dùng cho phân tích dữ liệu sau này, đạt tỷ lệ 78.7%.

3.1.2.3Phân tích dữ liệu

Sau khi thu hồi, dữ liệu sẽ được làm sạch. Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, tiến hành phân tích thơng qua các bước sau :

1) Thống kê mô tả.

2) Đánh giá độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha. 3) Đánh giá độ giá trị của hệ số tải nhân tố bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

4) Kiểm định các giả thuyết của mơ hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể của mơ hình bằng phân tích hồi quy.

5) Thực hiện phân tích T-Test và ANOVA giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mơ hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.

3.1.3 Qui trình nghiên cứu

Dựa trên qui trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), qui trình nghiên cứu được trình bày như sau:

30

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Mơ hình nghiên cứu

Thang đo nháp

Thảo luận tay đơi (n=31)

Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ lượng (n=100). Mã nhập dữ liệu phân Cronbach’s Alphađịnh hóa, tích

Mơ hình và thang đo hiệu chỉnh

Nghiên cứu định lượng (n=354)

Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, T-Test, ANOVA

Kết quả, hàm ý quản trị, giải pháp

Một phần của tài liệu Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w