TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRƯỚC KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG HACCP VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG HACCP TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 60 - 62)

HỆ THỐNG HACCP VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG HACCP TẠI CÔNG TY

Trước khi áp dụng hệ thống HACCP thị trường chủ yếu của Công ty XNKTSQN là Trung Quốc và nội địa với những mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu Tôm sú, tôm đông lạnh, mực đông, cá đông lạnh và mực khô; ngồi ra cơng ty cịn có thị trường truyền thống là Nhật Bản, tuy nhiên những năm 2000-2001 thị trường Nhật Bản cũng yêu cầu bắt buộc các mặt hàng thủy sản phải áp dụng HACCP nên việc xuất khẩu sang thị trường này của Cơng ty cũng gặp khó khăn. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, dạng nguyên liệu chuyển sang Trung Quốc rồi từ đó các nhà máy Trung Quốc chế biến xuất khẩu sang các thị trường khác, do vậy giá trị mang lại không cao, lợi nhuận thấp.

2.2.1. Một số tồn tại trong quản lý sản xuất tại Công ty XNKTSQN trước khi áp dụng HACCP

- Về cơ cấu nhân lực :

+ Lao động trực tiếp: Công nhân kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm không nhiều, một số làm việc cịn mang tính chất thụ động; Lao động chủ yếu là thời vụ, chưa được đào tạo bài bản.

+ Lao động gián tiếp: Đội ngũ quản lý gián tiếp có khả năng đáp ứng hoàn tồn cơng việc với kết quả tốt cũng không nhiều, đội ngũ lao động trẻ được đào tạo bài bản từ các trường đại học là nguồn nhân lực chính nhưng lại thiếu kinh nghiệm, nhất là những kinh nghiệm đúc kết từ thực tế. Cịn đội ngũ lấy từ cơng nhân đi lên xét về tay nghề là rất tốt, tuy nhiên lại chỉ được đào tạo từ thực tế mà không qua hệ thống đào tạo cơ bản, do vậy việc quản lý tồn diện, suy luận logic thì rất hạn chế, kỹ năng tin học và ngoại ngữ kém, việc này sẽ tăng thêm áp lực cho người quản lý cấp cao hơn, bởi họ sẽ phải chỉ đạo công việc cụ thể hơn, hướng dẫn tỷ mỉ hơn và đôi khi phải làm trực tiếp các báo cáo, hoặc báo cáo trực tiếp cho BGĐ, do vậy việc

đa năng hóa cơng việc sẽ không phát triển, việc chun mơn hóa cũng sẽ nửa chừng. Nhìn về lâu dài sẽ không nâng cao được chất lượng công việc, việc phát triển tổng thể sẽ bị hạn chế, do vậy sức cạnh tranh với các đối thủ sẽ bị giảm sút.

- Về cơ sở vật chất: Các phân xưởng chế biến có máy móc thiết bị lạc hậu, được xây dựng từ những năm 80-90, cần thiết phải cải tạo, nâng cấp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đáp ứng sản lượng hàng hoá đáp ứng được các hợp đồng ký kết.

- Thiếu hệ thống kiểm tra, giám sát, phát hiện và loại bỏ những nguy cơ gây mất an tồn vệ sinh trong q trình sản xuất mà chỉ chú trọng ở bộ phận kiểm tra thành phẩm (KCS), do đó thành phẩm bị sai hỏng nhiều, nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả lại do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm gây tổn thất nhiều cho Công ty.

- Thiếu hệ thống các văn bản, quy trình kỹ thuật bài bản, do đó cơng tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật chưa được đồng bộ, dẫn đến nhiều công đoạn được thực hiện theo kinh nghiệm cảm tính; Chất lượng sản phẩm khơng đồng đều.

Tóm lại, Cơng ty XNKTSQN thiếu một hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, đảm bảo kiểm sốt q trình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng như các yêu cầu của hàng rào kỹ thuật của các thị trường khó tính.

2.2.2. Sự cần thiết áp dụng HACCP tại công ty

Sau khi cổ phần hoá năm 2000, trước yêu cầu phát triển mở rộng, lợi nhuận của công ty được đặt lên trên hết trên cơ sở phát huy thương hiệu và truyền thống sẵn có của một doanh nghiệp nhà nước, Cơng ty có chiến lược phát triển thêm các thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ. Tuy nhiên do các hàng rào kỹ thuật của các thị trường trên có yêu cầu phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP nên các sản phẩm của công ty chưa tiếp cận được các thị trường trên. Trước xu thế hội nhập kinh tế và nhu cầu người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng hàng

hoá mặt khác nhằm đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn ngành của Việt Nam, việc áp dụng hệ thống quản lý HACCP trở thành một yêu cầu bức thiết, sống còn. Tuy nhiên, để áp dụng hệ thống HACCP còn khá mới mẻ với Việt Nam và đặc biệt với Công ty, những rào cản để lãnh đạo Công ty đưa ra quyết định triển khai áp dụng khơng phải là ít. Một trong những rào cản lớn nhất là việc đầu tư nhà xưởng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống GMP (một trong những điều kiện tiên quyết của HACCP), những khó khăn tiếp theo là trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty đáp ứng hệ thống HACCP. Bài tốn chi phí cho việc áp dụng hệ thống HACCP cũng được lãnh đạo Công ty cân nhắc trước khi đưa ra quyết định áp dụng, tuy nhiên sau khi được tư vấn trao đổi về lợi ích kinh tế lâu dài của hệ thống HACCP, hội đồng quản trị Công ty đã giao cho Giám đốc công ty triển khai nghiên cứu áp dụng hệ thống HACCP trong công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 60 - 62)