ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG HACCP TẠI CÔNG TY XNKTSQN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 92 - 97)

STT Nội dung khoản chi Giá trị (triệu đồng)

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV) 1.770

I Chi phí cải tạo nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị 1.400

1 Cải tạo nhà xưởng 750

2 Chi phí đầu tư bổ sung trang thiết bị 550

II Chi phí đào tạo HACCP 35

1 Đào tạo đợt I cho cán bộ chủ chốt công ty 10 2 Đào tạo đợt II cho tồn thể cán bộ cơng ty 25

III Chi phí thuê tư vấn xây dựng hệ thống: - Phân tích thực trạng

- Tập huấn về HTQLCL

- Đào tạo xây dựng hệ thống văn bản

- Đào tạo đánh giá viên nội bộ

- Đào tạo nhận thức

- Tư vấn xây dựng, áp dụng và cải tiến HTQLCL

- Đánh giá thử hệ thống

180

IV Chi phí đánh giá cấp giấy chứng nhận hệ thống 70 V Các chi phí khác (bao gồm cả chi thường xuyên) 85

Tổng các chi phí: 1.770 triệu đồng (bằng chữ: Một tỷ, bảy trăm bảy mươi triệu đồng chẵn)

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG HACCP TẠI CÔNG TY XNKTSQN XNKTSQN

Để đánh giá hiệu quả khi áp dụng HACCP tại Công ty XNKTSQN, tác giả dựa trên nghiên cứu, quan sát thực tiễn kết hợp với việc điều tra đội ngũ cán bộ trực

tiếp, gián tiếp thực hiện HACCP (có bảng tổng hợp Kết quả điều tra ở Phụ lục 1 kèm theo). Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, tác giả đưa ra một số đánh giá hiệu quả trong quá trình áp dụng HACCP như sau:

2.4.1. Mang lại công cụ quản lý chất lượng hiệu quả

Việc áp dụng hệ thống HACCP địi hỏi tất cả cán bộ, cơng nhân viên thuộc công ty phải áp dụng chặt chẽ các quy định đã đặt ra, chất lượng sản phẩm được kiểm soát trong từng cơng đoạn, các mối nguy được kiểm sốt đã tạo cho Công ty một công cụ quản lý chất lượng hiệu quả, đồng bộ. Trên cơ sở đó trách nhiệm cá nhân được nâng cao nhờ khả năng truy xuất các mối nguy xuất hiện trong dây truyền sản xuất. Chất lượng sản phẩm ổn định, Giảm thiểu được các sản phẩm không phù hợp, do đó cũng giảm các chi phí khơng cần thiết trong quá trình sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.

HACCP đã tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động về tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm trong tồn cán bộ cơng nhân Cơng ty. Xây dựng kỷ luật làm việc và ý thức làm việc tự giác, nâng cao tác phong cơng nghiệp, tính chuyên nghiệp và tạo phương tiện cho mọi người làm đúng ngay từ đầu. Theo kết quả khảo sát, điều tra 88% số người được điều tra của Công ty cho biết sau khi áp dụng HACCP trách nhiệm của nhân viên được rõ ràng hơn trước khi áp dung HACCP; 80% cho biết HACCP giúp cho công việc thực hiện nhanh hơn và 79% cho biết người áp dụng HACCP một cách tự nguyện.

2.4.2. Mang lại một dây chuyền sản xuất đồng bộ

Do việc áp dụng HACCP cần chương trình tiên quyết là GMP và SSOP nên cần thiết phải cải tạo điều chỉnh cơ sở vật chất của Công ty. Đây là một yếu tố mang tính chất động lực quan trọng để Lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư mua sắm, cải tạo nhà xưởng mang lại hiệu quả cao nhất, có tính định hướng mục tiêu rõ ràng. Cùng với việc đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị việc đào tạo áp dụng HACCP đã giúp cho công nhân sử dụng cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, mang lại hiệu xuất sử dụng trang thiết bị cao.

Việc đầu tư máy móc, nhà xưởng đồng bộ kết hợp với hệ thống HACCP cùng với việc đào tạo cán bộ quản lý, công nhân sử dụng máy móc đã tạo nên một dây truyền sản xuất đồng bộ, mang lại hiệu quả đầu tư cao.

2.4.3. Mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

- Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Công ty XNKTS QN tăng trưởng qua các năm kể từ khi áp dụng HACCP.

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của công ty Cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh( 2007-2010)

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng thuỷ sản Năm Giá trị (triệu USD) Tốc độ liên hoàn (%) Sản lượng (Tấn) Tốc độ liên hoàn (%) Ghi chú Năm 2000 2,5 - 920 - Chưa áp dụng HACCP Năm 2007 4,00 60,00 1.342 45,86 Đã áp dụng HACCP Năm 2008 7,53 88,25 1.856 38,30 Năm 2009 5,40 -28,29 843 - 45,42 Năm 2010 6,30 16,67% 1.097 30,13

(Nguồn: Phòng kinh doanh )

Dựa vào bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của cơng ty có sự biến động lớn.

- Về mặt giá trị: Năm 2008 thì tăng đột biến là 7,53 triệu USD với tốc độ tăng là 88,25 %. Có thể coi năm 2008 là năm đạt được mức đỉnh điểm. Nhưng đến năm 2009 thì kim ngạch XK lại giảm xuống với tốc độ là 71,71% giá trị giảm là 2,13 triệu USD. Sự sụt giảm này cũng khơng phải là điều khó hiểu khi mà những biến động gây ra khó khăn chung cho tồn ngành thủy sản. Với những điều chỉnh kịp thời công ty Cổ phần thủy sản Quảng Ninh đã khắc phục, vượt qua những khó khăn và nâng kim ngạch XK từ 5,4 triệu USD (của năm 2009) lên 6,3 triệu USD

(năm 2010) với tốc độ là 16,67%. So với mốc trước khi áp dụng HACCP thì giá trị xuất khẩu đến năm 2010 tăng trưởng cao đạt 252%, như vậy số đơn hàng (hợp đồng) của Cơng ty có sự tăng trưởng rõ rệt so với trước khi áp dụng HACCP.

- Về sản lượng: Sản lượng 4 năm không thay đổi theo tỷ lệ thuận của giá trị xuất khẩu (mức độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể cao hơn tốc độ tăng trưởng về sản lượng) là do từ các mặt hàng thuỷ sản trước đây bán dưới dạng nguyên liệu thô chuyển dần sang mặt hàng tinh chế xuất khẩu, kho lạnh kho cấp đông và trang thiết bị được nâng cấp nên các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nên cơng ty đàm phán để nâng giá xuất được dễ hơn.

- Về thị trường xuất khẩu: Sau khi áp dụng HACCP, thị trường xuất khẩu của công ty được mở rộng (so với thị trường truyền thống trước khi áp dụng HACCP chủ yếu là Trung Quốc, thị trường Nhật Bản bị gián đoạn nên suy giảm nhiều về giá trị do hàng rào kỹ thuật yêu cầu HACCP). Tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu vào các thị trường biến động qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do số hợp đồng công ty đàm phán ký kết được với đối tác theo nhu cầu thị trường; Công ty đã vượt qua những rào cản về kỹ thuật (trong đó cho yêu cầu bắt buộc áp dụng HACCP) ở những thị trường mới đòi hỏi yêu cầu khắt khe về chất lượng.

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Công ty XNKTSQN qua các năm Đơn vị : 1000 USD 2000 2009 2010 Thị Trường Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Ghi chú Hồng Kông 30 1,2 52,38 0,97 0 0,00 Nhật Bản 10 0,4 131,22 2,43 18,27 0,29 Trung Quốc 2.460 98,4 5.171,04 95,76 6.256,3 99,3 Singapore 0 0 31,16 0,58 0 0,00 Hà Lan 0 0 0 0,00 10,08 0,16 Mỹ 0 0 14,2 0,26 15,3 0,24 Tổng 2.500 100 5.400 100 6.300 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của của cơng ty, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (trên 95% tổng giá trị xuất khẩu). Đứng sau thị trường Trung Quốc là thị trường Nhật Bản và Singapore rồi đến Mỹ và Hà Lan.

Như vậy, kể từ khi áp dụng HACCP thị trường xuất khẩu của Công ty được mở rộng, đặc biệt Cơng ty cịn mở rộng thị trường sang khu vực Châu Âu (Hà Lan), Mỹ… Đây là những thị trường hứa hẹn vì nó mang lại giá trị xuất khẩu cao so với sản lượng. Tuy còn phụ thuộc nhiều vào thị trường truyền thống, nhưng trong tương lai Cơng ty có thể mở rộng thêm thị trường ở những nước phát triển nhằm phân phối rủi ro, phụ thuộc vào một vài thị trường đồng thời tăng giá trị xuất khẩu, điều này khẳng định được hiệu quả của hệ thống HACCP áp dụng trong công ty.

2.4.4. Giảm thiểu lỗi trong quá trình sản xuất

Việc áp dụng hệ thống HACCP đã giúp công ty giảm thiểu những sai sót trong q trình sản xuất, từ đó tiết kiệm những chi phí đầu vào. Sản phẩm của Công ty trên 90% xuất khẩu ra các nước, kể từ khi áp dụng HACCP đến nay 100% sản phẩm của công ty đảm bảo chất lượng không bị trả về. So với giai đoạn trước khi áp dụng đây là một tiến bộ vượt bậc (số lô hàng bị trả về từ các thị trường từ 2-7%), được thể hiện qua Bảng 2.9.

Bảng 2.9: So sánh các lô hàng bị lỗi trả về do không đảm bảo chất lượng Giai đoạn 1995-2002 Giai đoạn 2003-2010

Thị Trường Số lô hàng bị trả về Tỷ trọng (%) Số lô hàng bị trả về Tỷ trọng (%) Hồng Kông 2 5% 0 0 Nhật Bản 4 7% 0 0 Trung Quốc 6 2% 0 0 Singapore 0 0 0 0 Hà Lan 0 0 0 0

Theo kết quả điều tra cán bộ, công nhân viên Công ty 75% số người được hỏi cho biết số lượng số lần lỗi phát sinh do quên thao tác, quên quy trình sản xuất trong từng ca sản xuất sau khi áp dụng HACCP ít hơn trước khi áp dụng HACCP.

Tỷ lệ sản phẩm bị lỗi phát sinh trong quá trình chế biến (lỗi kỹ thuật chế biến, lỗi bị hỏng do sai quy trình…) được phát hiện bởi KCS trong cơng ty giảm so với trước khi áp dung HACCP và giảm dần qua các năm và ổn định qua thời gian áp dụng HACCP, số liệu thống kê được thể hiện qua Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Tỷ lệ % sản phẩm lỗi, hỏng phát sinh trong quá trình chế biến được phát hiện bởi KCS công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản quảng ninh (Trang 92 - 97)