Nhiệm vụ, quyền hạn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện kỳ anh (Trang 30 - 32)

a. Mục đích của kiểm tra thuế

2.2. Thực trạng công tác kiểm tra thuế GTGT,TNDN đối với doanh nghiệp

2.2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Thứ nhất, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm tra thuế trong tổ chức bộ máy ngành thuế

Xuất phát từ vị thế là bộ máy giúp việc cho thủ trưởng cơ quan thuế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra được gắn với thẩm quyền trong lĩnh vực kiểm tra của thủ trưởng cơ quan thuế (Cục trưởng cục thuê). Chức năng và quyền hạn chủ yếu của bộ máy kiểm tra thuế bao gồm: Kiểm tra đối tượng nộp thuế; Kiểm tra nội bộ; xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Cụ thể :

- Xây dựng chiến lược, chương trình phát triển, kế hoạch năm năm, hàng năm về công tác kiểm tra thuế người nộp thuế.

- Nghiên cứu, xây dựng các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng về kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.

- Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, kỹ năng về kiểm tra thuế, giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.

- Triển khai việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin từ người nộp thuế, cơ quan thuế và từ bên thứ ba thuộc lĩnh vực quản lý.

- Tổ chức phân tích đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, xác định các lĩnh vực rủi ro

- Tổ chức kiểm tra thuế đối với các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, tổ chức kiểm tra thuế giải quyết tố cáo về việc trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác giám định tư pháp về thuế, cử giám định viên trực tiếp thực hiện giám định tư pháp về thuế theo thẩm quyền được phân công.

Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ kiểm tra thuế trong quá trình kiểm tra.

Theo điều 80 Luật quản lý thuế số 78/2006/QHH ngày 29/11/2006 thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế, áp dụng biện pháp tạm giữ tải liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tài điều 90 của Luật này; gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết; quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơng chức quản lý thuế.

Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế được quy định tại Khoản 2 điều 80 luật quản lý thuế: Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế, yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách

nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường công tác kiểm tra thuế GTGT và thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện kỳ anh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)