3.2. Một số giải pháp tăng cường hoạt động quản lý thu thuế GTGT trên địa
3.2.1.2. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp NQD
Những năm gần đây, với số lượng và vốn đăng ký của các doanh nghiệp NQD tăng lên đáng kể đã tạo tỷ trọng thu ngày càng lớn trong số thu NQD. Tuy nhiên với việc số lượng cán bộ ở Cục có hạn cộng thêm với số lượng cơng việc tương đối nhiều và quy mô sản xuất của các doanh nghiệp tương đối nhỏ, mang tính phân tán cao trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cho nên việc quản lý đối tượng này gặp nhiều khó khăn, đây cũng là lĩnh vực thất thu lớn và diễn ra khá phổ biến.
Để quản lý tốt các doanh nghiệp NQD trong việc nộp thuế GTGT cần: - Cục cần quản lý tốt công tác cấp mã số thuế cho doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với Sở kế hoạch và đầu tư, UBND theo dõi những DN không thực tế kinh doanh để thu hồi giấy phép kinh doanh.
- Tăng cường công tác quản lý hồ sơ đối tượng nộp thuế. Điều này đỏi hỏi trong thời gian tới đây Cục phải tiếp tục duy trì và phát triển việc ứng dụng tin học vào trong công tác thuế, trang bị thêm hệ thống máy vi tính hiện đại, đồng
thời tích cực đào tạo phổ biến các chương trình ứng dụng tin học sâu rộng cho cán bộ thuế để đảm trách công tác này.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh, khá nhiều doanh nghiệp NQD chưa có bộ phận kế tốn chun trách. Tình trạng đó đã gây khó khăn rất lớn cho sự quản lý của các cán bộ thuế. Để khắc phục Cục thuế cần phải: tuyên truyền và yêu cầu mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế tốn, chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định; Xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp vi phạm nhằm mục đích trốn thuế. Theo đó, Cục thuế cần phải kịp thời ra các văn bản yêu cầu các văn phòng Cục và chi cục phải phân loại doanh nghiệp, xác định cụ thể những doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chế độ kế tốn, hóa đơn chứng từ. Trước hết cần tư vấn hỗ trợ, tổ chức tập huấn giúp dân nắm chắc chính sách, chế độ kế tốn, sau đó siết chặt trong quản lý và quản lý chặt chẽ việc kê khai thuế GTGT hàng tháng.
3.2.1.3. Tăng cường, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý hóa đơn chứng từ
Qua hơn 10 năm thực hiện luật thuế GTGT cho thấy cơng tác quản lý, sử dụng hố đơn, chứng từ, một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện thành công sắc thuế này đã bộc lộ những khiếm khuyết bất cập địi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ nhiều phía. Năm 2011 được xem là năm có sự thay đổi lớn trong cơng tác quản lý hóa đơn chứng từ với việc chính phủ ban hành Nghị định 51/2010/ NĐ- CP, từ ngày 1/1/2011 các doanh nghiệp phải tự in hóa đơn hoặc dùng hóa đơn điện tử, tự chủ trong việc sử dụng hóa đơn thay mua và sử dụng hóa đơn do Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế phát hành.
Thời gian qua Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng cải thiện tình hình sử dụng hóa đơn, nhưng vẫn cịn một số tồn tại, chưa chú trọng tuyên
truyền chế độ hóa đơn, bản thân mỗi cán bộ cơng chức trong vai trị người tiêu dùng cũng chưa làm trịn trách nhiệm u cầu hóa đơn khi mua hàng; chưa cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Nguyên nhân này có nguồn gốc do sự vi phạm hóa đơn chứng từ cịn q phổ biến. Chưa có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát mang lại hiệu quả cao. Việc phối hợp giữa các bộ phận cũng cịn rời rạc, chưa có quy trình xử lý thơng tin, quản lý có hiệu quả.
Để khắc phục những tồn tại trên Cục thuế cần chú trong một số giải pháp sau:
-Tuyên truyền giáo dục: Nhằm bảo đảm sự nhận thức cơ bản của nhân dân về sử dụng hóa đơn, cần giáo dục người nộp thuế nắm vững phương pháp sử dụng hóa đơn, từ đó hạn chế các vi phạm do lỗi chủ quan khi sử dụng hóa đơn. Tương lai, có thể coi đó là cơ sở để hình thành thói quen lấy hóa đơn của người mua hàng, hình thành một tâm lý chung của tồn xã hội.
- Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cần có biện pháp xử lý các vi phạm về hóa đơn chứng từ. Mặc dù thời gian qua cơ quan thuế và cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý vi phạm hóa đơn đối với các trường hợp vận chuyển hàng hóa, kê khai chi phí nhưng khơng có hóa đơn hợp pháp. Tuy nhiên, việc kiểm tra kiểm soát đối với hàng vận chuyển trên đường chưa chặt chẽ. Để nâng cao hiệu lực pháp luật, phải cương quyết xử lý mọi trường hợp thanh tốn khơng có hóa đơn và có thể truy thu thuế. Để cơng tác thanh, kiểm tra tránh được cả 2 thái cực: Thất thu thuế nhiều và ít kiểm tra và thị trường bị xáo trộn do kiểm tra dàn trải, công tác kiểm tra cần tập trung vào các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh có quy mơ tương đối lớn, các ngành nghề cịn thất thu nhiều, cơng tác này cần tập trung vào các đối tượng ghi giá không đúng thực tế mà qua kiểm sốt giá niêm yết đã có thơng tin nhưng đối tượng cố ý che giấu hoặc chống đối. Cơ quan thuế có thể
kiểm tra tính trung thực một cách tương đối các bảng kê mua bán hàng hóa trong các cơ sở trên địa bàn, qua đó đưa vào quản lý thu thuế các trường hợp chưa đăng ký thuế.
- Cục thuế cần ứng dụng công tác tin học, nghiên cứu đưa vào sử dụng phần mềm hỗ trợ các cán bộ thuế có thể cập nhật, phát hiện kịp thời những hóa đơn bất hợp pháp và những DN vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn chứng từ.
- Tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn, vận động để các doanh nghiệp thực hiện tốt cơng tác sử dụng hóa đơn chứng từ. Đồng thời khen thưởng, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp có ý thức chấp hành tốt việc sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.
- Cục thuế cần tăng cường phối hợp liên ngành với các cơ quan công an, quản lý thị trường…để kiểm tra xác minh những đối tượng có quan hệ mua bán hóa đơn, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào, bán ra để tìm ra những đối tượng kinh doanh khơng lành mạnh và kiên quyết xử lý những trường hợp vi pham các quy định về sử dụng hóa đơn, chứng từ, trường hợp nào đã xác minh sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì kiên quyết tạm ngừng, dừng cấp hóa đơn.
Để triển khai và thực hiện tốt các biện pháp nêu trên cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như sự cố gắng của các cán bộ trong ngành thuế tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp NQD nói riêng cần phải nâng cao ý thức chấp hành việc sử dung hóa đơn góp phần lập lại kỷ cương trật tự trong lĩnh vực tài chính - thuế, tăng cường pháp chế của nhà nước trong quản lý kinh tế.
3.2.1.4. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế các doanh nghiệp NQD mộtcách có hiệu quả cách có hiệu quả
Để làm tốt cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế một cách có hiệu quả địi hỏi chính sách, chế độ và các biện pháp quản lý thuế phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác về các nghĩa vụ thuế.
Vấn đề chủ yếu ở khâu này là phải tìm ra phương hướng để thúc đẩy nhanh việc thu nộp thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD, hạn chế tối đa nợ đọng cũng như giải quyết một số thuế tồn đọng. Để thực hiện tốt công tác này Cục thuế cần tiến hành:
- Đẩy mạnh việc phối hợp giữa các phịng, ban trong q trình thu nợ. Đồng thời, ngành Thuế cần hoàn thiện phần mềm tin học ứng dụng quản lý nợ thuế để tổng hợp chính xác, kịp thời, đầy đủ số nợ, phục vụ việc chỉ đạo của cơ quan thuế các cấp và tăng cường đào tạo ngươi sử dụng tại cơ quan thuế.
- Tăng cường đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở triển khai nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế để áp dung cho các năm sau này.
- Tránh để hiện tượng nộp thuế gối đầu của các doanh nghiệp thông qua xử lý nghiêm minh những trường hợp nợ nần dây dưa về thuế. Đối với các đợn vị khi nhận được thông báo nộp thuế lần 2 mà vẫn cố tình khơng nộp, dây dưa nộp thuế thì cán bộ cần báo cáo ngay về ban lãnh đạo Cục để có biện pháp giải quyết.
- Cục thuế phải tạo các mối quan hệ rộng rãi, phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, mà cụ thể ở đây là kho bac Nhà nước. Cục thuế và kho bac luôn luôn phải phối hợp với nhau để đôn đốc hoặc phát hành thông báo chậm nộp thuế của các đối tương. Trường hợp đã đơn đốc mà vẫn chây ỳ, có tình dây dưa khơng nộp hoặc nộp chậm thì phải có những biện pháp cao hơn như kiên quyết tạm dựng bán hóa đơn, cưỡng chế thuế hoặc phối hợp với đài phát thanh
của địa phương thông báo danh sách những tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ thuế, những trường hợp nợ thuế quá lớn, nếu vẫn tiếp tục tái phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật đề nghị khởi tố.
- Cục cần có chế độ thưởng phạt đối với cán bộ chuyên quản trong việc đôn đốc thu nộp thuế. Nếu cán bộ chuyên trách làm tốt cơng tác này phải có chế độ khen thưởng. Ngược lại, những cán bộ chuyên trách khơng làm tốt cơng tác của mình thì phải có mức phạt đối với cán bộ đó. Nguồn khen thưởng có thể lấy từ số tiền phạt với cán bộ thuế và từ số kinh phí tiết kiệm từ chi thường xuyên hàng năm của Cục. Bên cạnh đó, Cục cần xác định rõ các tiêu chí kết quả hồn thành nhiệm vụ, có chỉ tiêu cụ thể về số thu, mức thưởng khi vượt chi tiêu và ngược lại.
3.2.1.5. Nâng cao hiệu quả cơng tác xử lý hồn thuế
Trong những năm vừa qua Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện khá tốt cơng tác hồn thuế đối với các doanh nghiệp. Để tiếp tục duy trì và phát huy kết quả này trong những năm tới Cục cần tiếp tục thực hiện những giải pháp nhằm tăng cường công tác này hạn chế những tiêu cực trong q trình hồn thuế.
- Đối với những doanh nghiệp xin hồn thuế thì cán bộ thuế phải kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ hoàn thuế bao gồm: doanh thu, thuế suất, mã số thuế của hóa đơn đầu vào, số thuế GTGT đầu vào để từ đó kiểm tra ngược lại đơn vị bán xem hóa đơn có ghi đúng khơng, có ghi tăng số thuế đầu vào khơng. sau khi kiểm tra hồ sơ, cán bộ thuế phải xuống tận cơ sơ để kiểm tra tình hình kinh doanh thực tế để xác thực từ đó xác định xem các đơn vị có gian lận thuế hay khơng.
- Cục phải tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra các hóa đơn ghi giá trị đầu vào để có thể kiểm tra được chính xác số liệu của đơn vị, từ đó xác định
được số thuế khấu trừ chính xác cho các đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Việc quản lý hóa đơn kê khai cần phải thực hiện bằng hệ thống máy tính trên tồn quốc để truy cập, xác minh hóa đơn một cách thuận lợi và nhanh gọn. Cục thuế cần tăng cường sự phối hợp giữa các Chi cục nhằm xác định đúng số thuế GTGT kê khai khấu trừ; hồn thuế; phát hiện kịp thời hóa đơn đã thơng báo khơng cịn giá trị sử dụng.
- Cục thuế cần làm tốt chức năng xử phạt hành chính. Cần nghiêm khắc phạt và phạt nặng với những đối tượng cố tình gian lận làm giảm số thuế phải nộp. Trường hợp cố tình làm giả giấy tờ để được khấu trừ thuế cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ khơng đơn thuần chỉ xử phạt hành chính như hiện nay.
3.2.1.6. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra
Như chúng ta đã biết doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mở rộng và đa dạng; việc trốn lậu thuế trở nên tinh vi và nghiêm trọng hơn. Để thực hiện đúng luật thuế là phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước; vì vậy cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra về thuế nhằm nâng cao ý thức chấp hành về thuế và hạn chế thấp nhất thất thu thuế.
Với việc áp dụng cơ chế quản lý theo hình thức người nộp thuế tự tính, tự kê khai và tự giác nộp thuế vào kho bạc Nhà nước đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế. Cách thức quản lý này đã giảm tới mức tối thiểu mối quan hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế với các đối tượng nộp. Bằng cách đó, với lực lượng có hạn trong bộ máy quản lý thuế có thể tập trung vào việc kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm. Để có thể
thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả trong cơ chế quản lý thuế hiện hành, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cần thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Cần phải có phương án và kế hoạch cụ thể để tăng cường công tác thanh tra- kiểm tra về công tác kê khai quyết tốn, hồn thuế các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh đến kinh doanh trên địa bàn. Kiểm tra việc thực hiện các qui trình quản lý thuế ở chi cục, kiểm tra sử dụng hoá đơn người nộp thuế, kiểm tra nội bộ ngành. Đề xuất xử lý vi phạm sau kiểm tra để tăng cường công tác quản lý, chống thất thu ngân sách.
+ Đẩy mạnh công tác thanh tra định kỳ đối với các doanh nghiệp, khi phát hiện thấy có trường hợp nghi vấn cần nhanh chóng triển khai cơng tác thanh tra. Tuy nhiên, không thể làm một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên những căn cứ xác đáng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Duy trì thường xun cơng tác thanh tra nội bộ nghành về việc chấp hành luật thuế được quy định cho đối tượng nộp thuế. Công tác thanh tra xử lý phải bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tồn ngành.
+ Sau mỗi cuộc kiểm tra cần phải lập biên bản công bố công khai, rút kinh nghiệm về những vướng mắc phát sinh để những cuộc kiểm tra được thực hiện nhanh gọn hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các DN NQD khi được sự kiểm tra phải bố trí sắp xếp thời gian và cung cấp đầy đủ mọi tài liệu cán bộ thuế kiểm tra yêu cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra được dễ dàng hiệu quả.
+ Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với những trường hợp vi phạm, đặc biệt đối với các tình trạng vi phạm nghiêm trọng kiên quyết truy tố trước pháp luật để giáo dục răn đe các đối tượng khác.
+ Tăng cường ý thức đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế, cần tuyển chọn cán bộ có trình độ nghiệp vụ thuế, nghiệp vụ kế tốn cao...đạo đức phẩm chất trong sạch dảm bảo tích khách quan, hiệu quả của mỗi cuộc kiểm tra, cũng cần phải tách biệt mối quan hệ về lợi ích kinh tế cũng như quan hệ về tình cảm giữa cán bộ thuế và đối tượng được thanh tra kiểm tra.
3.2.1.7. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức thu thuế theo hướng nâng caonăng lực làm việc, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện năng lực làm việc, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện