Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33)

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

2.2.3. Quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD ở Quảng Ninh

2.2.3.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Mục tiêu của quản lý thuế trong xã hội hiện đại là tăng tính tn thủ tự nguyện của thuế chứ khơng phải đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn và tránh thuế. Để thực hiện mục tiêu này, cơ quan thuế khơng chỉ có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế mà cịn có trách nhiệm tạo ra những điều kiện tốt nhất để NNT tự giác, chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Với mục tiêu trên, vai trị của cơng tác tun truyền, hỗ trợ NNT là hết sức quan trọng.

- Đối với công tác tuyên truyền NNT:

Cục thuế tỉnh Quảng Ninh khơng ngừng kiện tồn bộ máy chun trách cũng như cơ sở vật chất để giúp NNT tìm hiểu luật, tiếp nhận các chính sách thuế mới một cách dễ dàng. Cục đã chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình

thức, phương tiện tun truyền, tâp trung hướng dẫn NNT về các nội dung: khai thuế GTGT, Nghị định 51/NĐ- CP và Thông tư số 153/2010/TT- BTC quy định về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ; khai thuế qua mạng…

Bảng 2.6: Kết quả công tác tuyên truyền Cục thuế Quảng Ninh

Hình thức tuyên truyền

Số lượng

Năm 2010 Năm 2011

Phát thanh, truyền hình, báo… 117 bài 181 bài

Tài liệu, ấn phẩm 5.904 tờ 7.913 tờ

Tập huấn 5 lớp 8 lớp

[Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ cơng tác thuế các năm]

Với những hình thức tuyên truyền phổ biến nêu trên, 100% các DN, NNT đã được tiếp cận với chính sách thuế, ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế ngày càng được nâng cao.

- Đối với công tác hỗ trợ NNT:

Trong những năm gần đây, tại Cục thuế Quảng Ninh công tác hỗ trợ đối với NNT nói chung và các DN NQD nói riêng đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể. Với mục tiêu duy trì thực hiện cơ chế “một cửa” đối với các hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, xử lý hồ sơ thuế tạo thuận lợi, giảm chi phí tiết kiệm thời gian đi lại của NNT…Cục thuế đã giải quyết được những nhu cầu cấp thiết, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế của NNT.

Đv: lượt

[Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế các năm.]

Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy mức độ hỗ trợ của Cục thuế đối với các DN ngày càng tăng. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế mà Cục tiến hành hỗ trợ qua các hình thức khác như qua mạng và điện thoại. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua Cục đã tiến hành phối hợp với Sở Tư pháp với mục đích hỗ trợ pháp lý cho các DN, tổ chức thành cơng hội nghị Ngày pháp luật Tài chính năm 2011.

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT Cục thuế tỉnh Quảng Ninh vẫn cịn một số hạn chế như sau:

- Cơng tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT mới chỉ nâng cao thêm một bước, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của cơng tác quản lý thuế. Việc tun truyền cịn chung chung, vẫn theo lối “truyền thống”, nội dung chưa phong phú đa dạng nhất là đối với các doanh nghiệp mới thành lập, ngành thuế chưa tiến hành thăm dò để biết doanh nghiệp cần gì, thiếu gì để đề ra giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Loại hình hỗ trợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Trực tiếp tại Cq thuế 780 1.162 1.491

Qua điện thoại 999 2.098 1.713

- Hình thức tuyên truyên, hỗ trợ NNT mà Cục đã triển khai trong thời gian qua là không thiếu, nhưng vấn đề chất lượng, ý thức phục vụ NNT của một số cán bộ còn chưa tốt.

- Việc tư vấn, hỗ trợ qua điện thoại tuy nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại nhưng lãnh đạo Cục thuế khó có thể nắm bắt được chất lượng công việc, ý thức phục vụ của cán bộ dưới quyền. Hình thức tuyên truyền hỗ trợ bằng văn bản hoặc đến trực tiếp cơ quan thuế không được nhiều NNT lựa chọn vì gửi văn bản thì phải chờ đợi vài ngày, trong khi đến trực tiếp cơ quan thuế phần vì ngại gặp cán bộ thuế, phần vì sợ người khác biết những hạn chế của trình độ bản thân.

Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh có thể đề cập đến :

- Cục thuế chưa thật chú trọng công tác điều tra nhu cầu của xã hội và NNT để có biện pháp tuyên truyền hỗ trợ phù hợp, thiếu sự phân loại NNT để áp dụng các hình thức tuyên truyền hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm NNT.

- Chưa tập trung nâng cao chỉ tiêu chất lượng công tác hỗ trợ; kỹ năng giao tiếp cho các cán bộ thuế.

- Trình độ và ý thức của NNT còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là một số DN NQD còn chữa lắm rõ pháp luật thuế nhưng cịn chưa có ý thức trong việc tìm hiểu.

Muốn thu được thuế thì trước hết cần phải quản lý được đối tượng nộp thuế. Do vậy, công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc đầu tiên trong cả q trình thu thuế và có ý nghĩa quyết định đến số thu vào NSNN cũng như đến việc kiểm tra, thanh tra sau này. Công tác cấp mã số thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh được thực hiện theo đúng quy trình quy định của Luật thuế, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế, kịp thời, chính xác. Số lượng doanh nghiệp NQD ngày càng tăng là một thách thức đòi hỏi cán bộ thuế cần phải có những phương pháp quản lý khoa học và hợp lý. Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện khá tốt công tác quản lý các doanh nghiệp NQD trên địa bàn trong những năm gần đây.

Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế, lãnh đạo Cục, đặc biệt là phòng kiểm tra thuế căn cứ vào số doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp mã số thuế để đối chiếu, quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp, mở sổ theo dõi tình hình biến động của các doanh nghiệp mang tính liên tục hàng tuần ( Xem bảng 2.6 trang 36)

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Đơn vị tính: đơn vị Loại hình doanh nghiệp Đang hoạt động Tạm nghỉ kinh doanh có cơng văn Doanh nghiệp bỏ trốn Doanh nghiệp không đăng ký thuế Cty cổ phần 2273 2 0 0 Cty TNHH 3200 238 48 37 DNTN 561 62 35 46 HTX 85 2 0 0 Cty Hợp danh 67 3 2 0 Tổng 6176 307 85 83

[Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý NNT].

Thơng qua bảng số liệu trên, ta thấy Cục đã có nhiều biện pháp quản lý các doanh nghiệp NQD. Căn cứ hồ sơ cấp mã từ phịng kê khai và kế tốn thuế chuyển đến, căn cứ phân loại và phân cấp quản lý Cục thuế tiến hành phân cấp quản lý theo địa bàn cho các chi cục thuế quản lý và văn phòng Cục thực hiện quản lý một số doanh nghiệp đặc thù và doanh nghiệp lớn. Cục chỉ đạo các chi cục thuế giao các đội kê khai thực hiện kiểm soát chặt chẽ kê khai thuế của doanh nghiệp ngồi quốc doanh đóng trên địa bàn được phân cấp Chi cục quản lý. Tổ chức nhiều đợt thanh tra bất thường tới trụ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể nhận biết được doanh nghiệp hoạt động thực sự hay tạo doanh nghiệp ảo để mua hóa đơn khống. Qua đó đưa ra được các biện pháp xử lý các trường hợp cụ thể:

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, cơ quan thuế thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, số thuế các doanh nghiệp này nộp vào NSNN.

Đối với các doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh, có cơng văn thì cán bộ quản lý căn cứ vào cơng văn xin tạm nghỉ kinh doanh của doanh nghiệp để vào sổ theo dõi, từ đó xác định thời gian xin tạm nghỉ hoạt động và có đề ra phương án thu hồi hóa đơn của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nghỉ kinh doanh khơng có cơng văn đến cơ quan thuế thì khi cán bộ quản lý phát hiện cán bộ sẽ viết giấy mời đến kê khai và xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên cũng có trường hợp sau ba lần gửi giấy mời tới doanh nghiệp này mà không đến cơ quan thuế để kê khai, đối với trường hợp này đội quản lý doanh nghiệp tại Chi cục sẽ cử cán bộ quản lý của đội đến địa phương mà doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh kết hợp với địa phương lập biên bản tình trạng doanh nghiệp có trên địa bàn có hay khơng tồn tại. Nếu doanh nghiệp có tồn tại tại địa phương thì lập biên bản và xử phạt hành chính, cịn khơng tồn tại thì lập biên bản và đóng mã số thuế của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp bỏ trốn đây là trường hợp doanh nghiệp tồn tại khơng có trụ sở rõ ràng, khi xác minh gặp trường hợp này trên địa bàn quản lý thì cán bộ lập biên bản doanh nghiệp khơng tồn tại để đóng mã số thuế.

Đối với doanh nghiệp khơng đăng ký thuế, không xin cấp mã số thuế khi cán bộ phát hiện sẽ tiến hành xử phạt hành chính và hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký thuế.

Để thực hiện tốt công tác quản lý NNT, Cục thuế đã tăng cường phối hợp với các cơ quan tổ chức khác như cơng an, chính quyền địa phương tại địa bàn

của các DN. Trên cơ sở đó, hai bên thường xun trao đổi thơng tin nhằm thu thập tình hình về DN cũng như kiểm soát được các DN một cách chặt chẽ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong cơng tác quản lý NNT vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh:

- Sự phối, kết hợp của các ngành, các cơ quan quản lý chưa đồng bộ, chưa tốt. Mặc dù hiện này với cơ chế một cửa liên thông, DN được cấp đồng thời cả giấy phép kinh doanh và mã số thuế tuy nhiên do việc cấp giấy phép kinh doanh của các cơ quan có thẩm quyền như Sở kế hoạch đầu tư, UBND tỉnh không gắn liền với việc kê khai thuế nên xảy ra tình trạng có doanh nghiệp thành lập đã lâu mà thực tế không kinh doanh, nhưng cơ quan chức năng cũng không kiểm tra, xử lý thu hồi giấy phép kinh doanh.

- Số lượng các DN NQD ngày càng tăng nhanh, trong khi số lượng cán bộ Thuế cịn mỏng khiến khối lượng cơng việc ngày càng gia tăng. Hơn nữa, cơ sở vật chất, việc áp dụng tin học vào công tác quản lý NNT tuy đã được áp dụng từ lâu nhưng vẫn cịn chưa được hồn thiện.

Những hạn chế trên tồn tại là do những nguyên nhân chính sau:

- Sự thơng thống trong việc thành lập DN, chính sự thơng thống đó mà tốc độ thành lập DN tăng lên đáng kể nhưng chất lượng DN cịn nhiều hạn chế. Có những DN được thành lập nhưng giám đốc DN không hiểu về Luật doanh nghiệp nên khi hoạt động khơng có kế tốn nên hàng năm khơng có báo cáo tài chính đã gây ra khơng ít khó khăn trong cơng tác quản lý thu của cán bộ thuế. Cũng chính sự thơng thống của Luật doanh nghiệp mà khơng ít những DN kê khai thiếu trung thực về nhân thân sau đăng ký dinh doanh đã biến mất, không hoạt động đúng địa điểm...

- Công tác quản lý NNT bằng hệ thống thơng tin tại Cục thuế cịn hạn chế, chưa thật sự được chú trọng. Vấn đề này đỏi hỏi sự quan tâm và biện pháp khắc phục kịp thời của các cấp lãnh đạo, có như vậy cơng tác quản lý NNT nói chung và các DN NQD nói riêng chặt chẽ, thường xun hơn.

- Ngồi ra, một nguyên nhân quan trọng khác ảnh hưởng đến cơng tác quản lý NNT đó là ý thức tn thủ pháp luật thuế của các DN. Lợi dụng việc dễ dàng trong việc thành lập, nhiều DN NQD thành lập sau một thời gian mà khơng hề có hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế...Đây thực sự là một thách thức khơng nhỏ địi hỏi các cán bộ thuế phải thực sự sát sao trong cơng tác quản lý NNT góp phần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế nghiêm chỉnh của các DN.

2.2.3.3. Công tác quản lý kê khai

Yêu cầu của việc kê khai nộp thuế là:

+ Các doanh nghiệp phải kê khai đúng và đầy đủ doanh thu, đúng thuế suất của từng mặt hàng và số thuế đầu vào phát sinh trong tháng.

+ Cơ quan thuế phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra để đảm bảo các doanh nghiệp kê khai đúng quy định.

Theo điều 13 Luật thuế GTGT, các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT, dù có hay khơng việc phát sinh thuế GTGT đầu vào, GTGT đầu ra, đều phải tự tính thuế GTGT phải nộp, lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo quy định tại các mẫu số từ 01 đến 06 theo thông tư 28/2011 TT- BTC tùy theo đơn vị mình thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp nào. Các đơn vị phải có trách nhiệm kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế GTGT, phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của tồn bộ nội dung tờ khai. Cơ quan thuế chỉ thực hiện nhiệm

vụ thu theo đúng chức năng Nhà nước quy định, hạn chế việc cán bộ thuế tiếp xúc riêng với đối tượng nộp thuế, áp dụng hình thức phạt nặng đối với các trường hợp khai man, lậu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ cho Ngân sách Nhà nước, giảm hiện tượng trốn thuế xuống mức thấp nhất. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Nhìn chung tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, về cơ bản thì cơng tác quản lý kê khai thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD nói riêng và đối tượng nộp thuế nói chung được thực hiện khá tốt. Cục đã duy trì việc quản lý đăng ký thuế, đơn đốc, nhắc nhở kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp không đăng ký hoặc chậm khai bổ sung đăng ký thuế. Công tác rà sốt mã số thuế ln được quan tâm và chú trọng đảm bảo kiểm soát, nắm bắt kịp thời người nộp thuế, để đưa vào diện theo dõi, quản lý thuế; thường xuyên theo dõi người nộp thuế tạm ngừng, giải thể theo quy định. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tiếp nhận, giám sát, kiểm tra hồ sơ khai thuế, tổ chức thực hiện đúng quy trình khai thuế, kiểm tra, kiểm sốt việc khai thuế...Do đó hầu hết các doanh nghiệp NQD đều chấp hành tốt việc kê khai, nộp thuế kịp thời, sát với số phát sinh.

Năm 2010, số hồ sơ khai thuế phải nộp của các doanh nghiệp NQD đạt tỷ lệ 96%, tỷ lệ nộp hồ sơ đúng hạn đạt 98%. Số hồ sơ khai thuế chưa nộp chủ yếu từ các doanh nghiệp mới thành lập, một số doanh nghiệp chưa tuân thủ chính sách pháp luật thuế nên việc khai thuế không theo quy định. Cục đã xử phạt 85 lượt doanh nghiệp do vi phạm chế độ nộp tờ khai thuế, trong đó phạt cảnh cáo với 16 doanh nghiệp và phạt tiền 69 doanh nghiệp.

Năm 2011, số hồ sơ khai thuế tăng 38% so với cùng kỳ. Số lượt tờ khai đã nộp của doanh nghiệp NQD đạt tỷ lệ 97,5% số hồ sơ khai thuế phải nộp; tỷ lệ nộp hồ sơ đúng hạn trên 92%.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý kê khai Cục thuế Quảng Ninh được đánh giá cao khi xây dựng và đưa vào triển khai nhiều cơ chế quản lý mới như: tự tính, tự khai tự nộp; khai thuế điện tử và đặc biệt phải kể tới việc áp dụng công nghệ mã vạch 2 chiều. Đây là phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33)