Đặc điểm của TSCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2010 2014 và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO” (Trang 93)

2.5 .Phân tích giá thành sản phẩm

3.2.2. Đặc điểm của TSCĐ

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với những TSCĐ được biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể vẫn giữ được hình dáng ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.

- TSCĐ bị hao mòn dần và đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của chúng chuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho hoạt động khác như: hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị TSCĐ bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng.

- Đối với những TSCĐ vơ hình, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao mịn do tiến bộ khoa học kỹ thuật và do những hạn chế về Luật pháp.... Giá trị của TSCĐ vơ hình cũng chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.3. Phân loại TSCĐ

TSCĐ trong doanh nghiệp có cơng dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh, để quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ. Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp các TSCĐ trong doanh nghiệp tthànhcác loại, các nhóm TSCĐ có cùng tính chất, đặc điểm theo những tiêu thức nhất định.

Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ, cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp để tái sử dụng TSCĐ.

Trong doanh nghiệp thường phân loại TSCĐ theo 4 cách phân loại sau đây:

3.2.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này căn cứ vào hình thái biểu hiện của TSCĐ chia ra TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình.

- TSCĐ hữu hình là những tài sản có những hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ hữu hình tham gia tồn bộ vào nhiều chu kỳ kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn; về giá trị bị giảm dần và được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm mới mà TSCĐ đó tham gia sản xuất, TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực 03 bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, TSCĐ hữu hình khác.

- TSCĐ vơ hình là những tài sản khơng có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ vơ hình bao gồm một số loại sau: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền bằng sáng chế, phần mềm máy tính, giấy phép và nhượng quyền, quyền phát hành.

Tác dụng: Cách phân loại này dùng làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định đầu tư, hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

3.2.3.2. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế

Căn cứ theo công dụng kinh tế, TSCĐ được chia làm 2 loại:

- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực máy móc thiết bị sản xuất... và những TSCĐ khơng có hình thái vật chất khác.

- TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trợ trong doanh nghiệp và những TSCĐ dùng cho phúc lợi cơng cộng gồm nhà cửa, máy móc thiết bị sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ; nhà cửa và phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu và các cơng trình phúc lợi tập thể.

Tác dụng: Giúp cho người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo cơng dụng kinh tế và trình độ cơ giới hóa của danh nghiệp, từ đó xác định được mức độ đảm bảo đối với nhiệm vụ sản xuất và có phương hướng cải tiến tình hình trang bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

3.2.3.3. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng

- TSCĐ đang dùng: Là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi sự nghiệp hay an ninh quốc phòng.

- TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, nhưng hiện tại chưa đưa vào sử dụng và đang được dự trữ để sử dụng cho kỳ sau.

- TSCĐ khơng cần dùng: Là những TSCĐ khơng cịn sử dụng được cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì khơng cịn phù hợp với quy trình sản xuất hiện nay của doanh nghiệp.

3.2.3.4. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu

Căn cứ quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp chia thành 2 loại TSCĐ tự có và TSCĐ th ngồi.

- TSCĐ tự có: Là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của

doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng. Đây là những TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

- TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản.

TSCĐ đi thuê hoạt động: Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo các quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp khơng có trích khấu hao đối với TSCĐ này, chi phí th TSCĐ được hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

TSCĐ thuê tài chính: Doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng thuê TSCĐ.

3.2.4. Khấu hao TSCĐ

3.2.4.1. Hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ

Hao mòn TSCĐ là hiện tượng giảm giá trị cua TSCĐ trong quá trình sử dụng,

TSCĐ của cơng ty thường bị hao mịn dưới 2 hình thức:

 Hao mịn hữu hình: là hao mịn về mặt vật chất làm giảm giá trị và giá trị sử dụng TSCĐ, nguyên nhân:

- Do khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì TSCĐ bị cọ sát, bào mịn dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng của TSCĐ.

- Do tác động của yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, độ ẩm, ...làm cho TSCĐ bị han rỉ, mục nát,... tường hợp này mức độ hao mịn phụ thc vào công tác bảo quả, bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp.

Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng cua hao mịn hữu hình TSCĐ sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để hạn chế các hao mịn.

 Hao mịn vơ hình: là sự suy giảm thuần túy giá trị của TSCĐ ( TSCĐ bị mất giá), nguyên nhân:

- Do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho giá thành sản phẩm giảm dẫn đên gía bán của TSCĐ giảm cùng với một loại TSCĐ mà doanh nghiệp mua ở kỳ sau có giá thấp hơn ở kỳ trước ( tính năng, tác dụng của TSCĐ là như nhau)

- Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ cùng một loại sản xuất có tính năng, tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đỏi làm cho TSCĐ của kỹ trước bị lạc hậu và mất giá.

- Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm: Chu kỳ sống của một loại sản phẩm nào đó kết thúc làm cho TSCĐ bị thừa, bị mất giá hồn tồn.

Hao mịn vơ hình xảy ra với tất cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình.

Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ, cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp để tái sử dụng TSCĐ.

Khấu hao TSCĐ để bù đắp phần giá trị đã bị hao mịn trong q trình sản

xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. Công việc này gọi là khấu hao TSCĐ trong kỳ.

Mục đích của khấu hao: Là để thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ.

Các phương pháp khấu hao

Phương pháp khấu hao bình qn (cịn gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính hay phương pháp khấu hao đường thẳng).

Phuơng pháp khấu hao bình qn tính chi phí khấu hao phân chia đều cho các năm, có nghĩa là theo phương pháp này mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm định tính theo một mức khấu hao khơng đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ.

Theo phương pháp này mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao được xác định theo công thức sau:

- Mức khấu hau:

HKH = Thời gian sử dụngTSCĐNguyên giáTSCĐ(năm)(3- 5) - Tỷ lệ khấu hao:

TKH = Nguyên giáTSCĐHkh ×100 % (3- 6)

Ưu điểm:

+ Mức khấu hao tính vào giá thành sản phẩm ổn đinh, do đó tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm.

Nhược điểm

+ Khơng phản ánh chính xác mức độ hao mịn thực tế và giá thành sản phẩm. + Do tính bình qn nên khả năng thu hồi vốn chậm, TSCĐ dễ bị ảnh hưởng bởi hao mịn vơ hình

Phương pháp khấu hao nhanh (phương pháp khấu hao gia tăng)

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân, các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp khấu hao nhanh. Đặc trưng của phương pháp này là trong quá trình sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh tốc độ thu hồi khấu hao lên cao hơn so với toocs độ hao mòn thực tế của tài sản để nhanh chóng thu hồi vào vồn đầu tư ban đầu. Có 3 phương pháp phổ biến nhất để tiến hành khấu hao nhanh:

+ Phương pháp khấu hao nhanh đơn giản:

Theo phương pháp này, ban quản trị doanh nghiệp sẽ dựa trên tỷ lệ khấu hao thông thường để xây dựng một tỷ lệ khấu hao nhanh đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn đầu tư và đổi mới công nghệ. Tỷ lệ khấu hao nhanh sẽ được xây dựng dựa trên một hệ số khấu hao nhanh phù hợp gọi là hệ số điều chỉnh.

Phương pháp này có ưu điểm là bảo đảm khấu hao nhanh trong thời kỳ đầu để bù đắp lại các loại hao mịn dự kiến, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại nhược điểm là tỷ lệ khấu hao tăng lên quá cao, dẫn đến chi phí khấu hao lớn làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (còn gọi là phương pháp khấu hao theo giá trị còn lại)

Theo phương pháp này, doannh nghiệp sẽ đẩy nhanh mức khấu hao trong những năm đầu sử dụng TSCĐ và giảm dần mức khấu hao đó theo thời gian sử dụng. xét về bản chất số tiền khấu hao hàng năm được tính dựa trên giá trị cịn lại của TSCĐ ở thời kỳ đó chứ khơng tính trên ngun giá như phương pháp không bị dư đọng như ở phương pháp số dư giảm dần và giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá thành sản phẩm.

Phương pháp khấu hao theo sản lượng

có thể dựa vào sản lượng hay khấu hao khối lượng hoạt động thực tế của TSCĐ để xác định chi phí khấu hao. Khi ápp dựng phương pháp này, số tiền khấu hao trong một kỳ sẽ được tính theo cơng thức sau:

MKH = mKH × Q (3-7) Trong đó:

- MKH: Mức khấu hao trong kỳ

- mKH : Mức khấu hao trên 1 đơn vị sản lượng

- Q: Sản lượng hoặc khối lượng hoạt động thực tế trong kỳ Mức khấu hao trên 1 đơn vị sản lượng được tính theo cơng thức:

mKH =Tổng khốilượng địnhmức của đời thiết bịNguyên giáTSCĐ (3-8)

Trong công thức trên, tổng khối lượng định mức của đời thiết bị là tổng khối lượng mà TSCĐ ( hay một thiết bị) nào đó có thể thực hiện trong suốt đời hoạt động của nó. Con số này thường chỉ được ước lượng đánh giá dựa trên kinh nghiệm, do đó nó ít khi chính xác tuyệt đối.

3.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ giai đoạn 2010- 2014 của cơng ty Cổ phần Đầu tư xây lắp dầu khí IMICO.

3.3.1. Phân tích tình biến động TSCĐ giai đoạn 2010-2014 của Cơng ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO

a. Phân tích tình hình tăng ( giảm) TSCĐ giai đoạn 2010- 2014.

Mục đích của phân tích q trình tăng giảm TSCĐ để thấy được sự biến động của TSCĐ trong kỳ, liên hệ với sự biến động của doanh thu tiêu thụ để đánh giá sự hợp lý của sự biến động đó và kết cấu TSCĐ, xây dựng một kết cấu hợp lý TSCĐcủa Công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO gồm nhiều loại, mỡi loại có vị trí khác nhau. Trong q trình thi cơng xây lắp chúng thường xun biến động về kết cấu, quy mơ và tình trạng kỹ thuật. Các số liệu về tình hình tăng (giảm) TSCĐ được tập hợp trong bảng dưới đây.

Việc thay thế đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nhằm hồn thiệnsố máy hiện có để phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và tình hình thực tế sản xuất. Bằng cách đổi mới, thay thế kết cấu nhằm nâng cao tính năng và tác dụng của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nâng cao năng suất của thiết bị hoặc có thể thay đổi cơng dụng của những loại máy móc khơng cịn sử dụng được nữa. Đây

là phương pháp quan trọng để giảm bớt tổn thất do máy móc thiết bị, phương tiện vận tải lạc hậu về kỹ thuật trong sản xuất. Thay thế đổi mới thường được thực hiện đồng thời với công tác sửa chữa lớn. Nếu như chờ máy móc thiết bị hư hỏng hẳn mới thay thế sẽ gây gián đoạn trong sản xuất. Trong trường hợp máy móc thiết bị lạc hậu về kỹ thuật nhưng cần sử dụng thì phải cải tiến chúng cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.

Như chúng ta đã biết TSCĐ bao gồm có 2 loại đó là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình. Trong TSCĐ hữu hình gồm có 5 loại đó là:nhà cửa vật liệu kiến trúc; máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,truyền dẫn; thiết bị,dụng cụ quản lý và TSCĐ hữu hình khác. Nhưng đối với Cơng ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO thì có sự khác biệt một chút. Đó là có sự khuyết đi của loại TSCĐ khác trong TSCĐ hữu hình và Nhà cửa vật kiến trúc của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ.Nếu chúng ta chỉ nhìn bên ngồi thì ta thấy rằng hệ thống TSCĐ của Công ty rất sơ sài và không đầy đủ như những doanh nghiệp khác. Nhưng trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tác giả mới nhận thấy điều đó là một sự hợp lý. Thứ nhất do đặc trưng của ngành nghề, khác với những doanh nghiệp chuyên về sản xuất thì phải cố định một chỡ nên cần phải có nhà xưởng để lắp đặt máy móc cũng như là nơi cho cơng nhân làm việc. Nhưng đối với Công ty chuyên về xây lắp như Cơng ty Cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO thì nhà cửa vật liệu kiến trúc khơng quan trọng như những Công ty sản xuất do Công ty phải tham gia lắp đặt hay xây dựng những cơng trình thường không cố định lâu dài và thay đổi địa điểm làm việc khi đã hồn thành xong cơng trình nên khơng cần xây dựng nhà cửa phục vụ cho quá trình xây lắp nhằm hạn chế chi phí. Thứ hai do tình hình tài chính của Cơng ty, khi mới tách ra từ năm 2008 vốn điều lệ của Công ty hạn chế. Nếu Công ty mà tập trung vào xây dựng nhà cửa thì điều đó khơng những khơng hợp lý mà cịn gây khó khăn về vốn để Cơng ty tham gia q trình khác. Vì vậy Cơng ty đã lựa chọn phương pháp thuê mặt bằng là hợp lý nhất mà không cần phải xây dựng đồng thời cũng hạn chế mua sắm những TSCĐ không cần thiết như các phần mềm, bằng sáng chế...để

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2010 2014 và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí IMICO” (Trang 93)