2021)
2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với cácDN NQD trên địa bàn
2.2.2. Thực trạng quản lý kê khai, tính thuế
Bên cạnh việc quản lý tốt NNT, việc quản lý kê khai, tính thuế nhất là quản lý doanh thu, mức thuế suất đối với khu vực NQD cũng được xem là điểm then chốt, vì việc xác định đúng giá tính thuế cũng như đưa ra mức thuế suất hợp lý sẽ giúp cơ quan thuế hoàn thành kế hoạch thu cũng như khuyến khích các DN đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
2.2.2.1. Thực trạng quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế.
Chi cục Thuế xác định công tác kê khai thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của Luật quản lý thuế. Thực hiện tốt công tác kê khai thuế là tiền đề, cơ sở dữ liệu trong quá trình quản lý thuế. Hiện nay, Chi cục Thuế khu vực Ninh Thanh thực hiện quản lý kê khai thuế GTGT theo Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế (Ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ – TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế), quản lý thuế tập trung TMS, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO. Công tác quản lý kê khai thuế GTGT được thực hiện như sau:
36
(Nguồn: Tổng hợp)
Sơ đồ 2. 1: Quy trình khai thuế của DN NQD tại Chi cục Thuế
Thứ nhất, Chi cục đã tổ chức thực hiện việc hỗ trợ các DN trong kê khai thuế GTGT tại Bộ phận một cửa (thuộc Đội Nghiệp vụ quản lý thuế) như: Cung cấp thông tin, mẫu biểu kê khai thuế và hướng dẫn thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp HSKT theo đúng quy định của Luật Quản lý Thuế, các luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Tổ chức tiếp nhận HSKT tại bộ phận một cửa, những HSKT chưa đúng thủ tục thì cán bộ thuế trực tiếp hướng dẫn, cung cấp mẫu biểu cho DN để bổ sung, điều chỉnh HSKT.
Thứ hai, Các đội trong Chi cục đã thực hiện xử lý HSKT theo các bước theo quy trình kê khai thuế
DN NQD
Kê khai thuế GTGT qua phần mềm Hỗ trợ kê khai của Tổng cục Thuế
Bộ phận một cửa – Tiếp nhận HSKT
Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS)
Xử lý hồ sơ khai thuế GTGT
Đội Kiểm tra - quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
37
Hàng tháng Chi cục đã thực hiện rà soát, cập nhập các DN mới ra kinh doanh, DN ngừng nghỉ, bỏ kinh doanh và tổng hợp danh sách theo dõi DN phải nộp HSKT GTGT để xác định số lượng DN phải nộp và theo dõi, đôn đốc các DN khai thuế GTGT đảm bảo thời gian theo quy định.
Xử lý HSKT trên ứng dụng quản lý thuế. Trường hợp HSKT sai lỗi số học có ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì gửi thơng báo yêu cầu DN giải trình, điều chỉnh HSKT. Nếu DN khơng giải trình hoặc khơng giải trình được, Đội Kiểm tra– quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành nếu có vi phạm.
Xử lý các DN vi phạm về nộp chậm HSKT theo quy định; ấn định số thuế phải nộp đối với các DN không nộp HSKT theo quy định.
Theo dõi các DN có số thuế phải nộp, căn cứ số thuế các DN tự nộp vào NSNN để hạch tốn và theo dõi số thuế cịn phải nộp, số thuế đã nộp của từng DN.
Thứ ba, kết quả quản lý HSKT GTGT tại Chi cục Thuế khu vực Ninh Thanh, huyện Thanh Miện, Hải Dương trong 03 năm (2019 – 2021) được tổng hợp tại Bảng sau:
38
Bảng 2. 4: Kết quả quản lý HSKT GTGT từ năm 2019 – 2021
Đơn vị: hồ sơ
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số DN đang hoạt động 244 314 260 Số HSKT GTGT đã nộp 1.861 1.992 1.884 Số HSKT nộp đúng hạn 1.836 1.971 1.866 Số HSKT nộp chậm 25 21 18 Số HSKT GTGT phải điều chỉnh bổ sung 14 5 12 Số HSKT GTGT chuyển kiểm tra tại trụ sở 8 0 2 Tỷ lệ HSKT nộp chậm/Số HSKT đã nộp (%) 1,35% 1,06% 0,96% Tỷ lệ HSKT phải điều chỉnh bổ sung/Số HSKT đã nộp (%) 0,75% 0,25% 0,64%
(Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Ninh Thanh)
Qua số liệu thống kê kết quả quản lý khai thuế GTGT của Chi cục trong 3 năm (2019-2021) tại Bảng 2.4 có thể thấy: tỷ lệ HSKT nộp chậm/Số HSKT đã nộp giảm qua các năm. Năm 2019 tỷ lệ này là 1,35% và giảm xuống lần lượt còn 1,06% và 0,96% qua năm 2020, 2021. Có thể thấy cơng tác hỗ trợ NNT trong kê khai của Chi cục Thuế đã có hiệu quả hơn. Về tỷ lệ HSKT phải điều chỉnh bổ sung so với số HSKT đã nộp ở mức tương đối thấp. Năm 2020, tỷ lệ này giảm 0,5% so với năm 2019 còn 0,25%; đến năm 2021 tỷ lệ này tăng lên thành 0,64%.
39
Nhìn chung từ khi áp dụng ứng dụng TMS và thực hiện khai thuế điện tử Chi cục đã khắc phục được nhiều bất cập khi sử dụng các ứng dụng phân tán trước đây. Ứng dụng TMS không chỉ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm số giờ tuân thủ về thuế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mà cịn phù hợp công tác quản lý thuế hiện đại, phù hợp phương thức quản lý rủi ro, yêu cầu quản lý hóa đơn đã và đang đặt ra. Bên cạnh đó, ứng dụng TMS cịn hỗ trợ đắc lực cho cơng tác khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, đáp ứng yêu cầu mở rộng khai và nộp thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà, nộp thuế điện tử đối với lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản.
Kết quả triển khai và ứng dụng TMS hiệu quả tại Chi cục Thuế những năm qua là một trong những nguyên nhân giúp cho việc cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho DN, NNT trong những năm qua đạt kết quả và được NNT đánh giá cao. Đối với DN, người dân và ngay chính tại Chi cục, việc triển khai TMS đã đem đến nhiều tiện ích, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa đơn giản thủ tục hành chính trong khi vẫn quản lý thuế hiệu quả.
Có thể thấy, cơng tác quản lý kê khai thuế GTGT tại Chi cục ngày càng tạo được những chuyển biến tích cực, chất lượng kê khai và ý thức chấp hành của các DN ngày càng được nâng cao và cải thiện hơn.
2.2.2.2. Quản lý lý việc sử dụng hóa đơn, chứng từ
Khi Nghị định 51/NĐ-CP ngày 14/05/2010 ra đời thì chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn có nhiều thay đổi. Từ việc mọi loại hình DN đều phải sử dụng chung một loại hóa đơn mua tại cơ quan thuế do Tổng cục Thuế ban hành, nay các DN được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử hoặc đặt in hóa đơn để phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của DN.
40
Các bước quản lý, sử dụng hóa đơn đối với DN thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau (quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC):
Sơ đồ 2. 2: Các bước quản lý, sử dụng hóa đơn đối với DN thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư 39/2014/TT-BTC)
Trên địa bàn huyện Thanh Miện, tất cả các DN NQD đang hoạt động đã chuyển sang việc tự chủ về hóa đơn cho DN của mình và có xu hướng tăng về việc sử dụng HĐĐT. Do số lượng DN lớn và sử dụng nhiều loại hóa đơn khác nhau nên công tác kiểm tra, hướng dẫn cũng được tăng cường và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, cơng tác báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng q của một số DN chưa xử lý kịp thời cịn tình trạng nộp chậm, khơng nộp…Bên cạnh đó, việc đơn đốc, xử lý vi phạm về hành vi chậm nộp báo cáo BC26/AC của bộ phận ấn chỉ chưa nghiêm, chưa triệt để. Điều này đã phần nào ảnh
DN
Lập đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14).
Đặt in và gửi Thông báo phát hành hóa đơn (Mẫu số 3.5), hóa đơn mẫu - 5 ngày trước khi bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thông báo phát hành. Hàng quý nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC) - chậm nhất sau 30 ngày kết thúc quý.
CƠ QUAN THUẾ (Bộ phận ấn chỉ)
Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15) – 5 ngày. Nhận thông báo phát hành hóa đơn của DN, lưu thơng báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu để theo dõi, Nhập dữ liệu thơng tin về hóa đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Nhận và nhậo Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên trang thơng tin điện tử của Tổng cục Thuế.
41
hưởng đến công tác quản lý kê khai thuế GTGT, công tác cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng.
Các hành vi gian lận phổ biến đối với hóa đơn đầu vào là: Các DN thường lập hồ sơ mua hàng hóa của nhiều hộ gia đình, DN ở nhiều địa phương khác nhau; mua, bán lịng vịng qua nhiều khâu trung gian; móc nối với nhiều tổ chức để hợp pháp hóa việc kê khai khống thuế GTGT đầu vào, làm cho việc điều tra, xác minh gặp nhiều khó khăn, phức tạp; mua hoặc xin hóa đơn hợp pháp của đơn vị khác hoặc dùng hóa đơn thật của mình nhưng thơng báo mất hoặc hết thời gian sử dụng để hợp thức hóa các khoản chi phí và thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế; tẩy xóa hóa đơn đã sử dụng để nâng giá mua từ đó nâng thuế GTGT đầu vào.
Tuy các hành vi vi phạm vẫn còn phổ biến, nhưng Chi cục đã không ngừng cố gắng trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm, chống thất thu cho NSNN. Chi cục cũng phối hợp liên ngành với các cơ quan như: cơ quan Công an, quản lý thị trường… kiểm tra, xác minh những đối tượng có quan hệ mua bán hàng hóa, trên cơ sở đó đối chiếu việc mua vào, bán ra, để tìm đối tượng có biểu hiện kinh doanh không lành mạnh. Xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng hóa đơn, chứng từ; trường hợp nào đã xác minh sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì kiên quyết xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các giao dịch điện tử, việc triển khai HĐĐT theo Nghị định 119/NĐ-CP ban hành ngày 12/09/2018 đang và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN và cơ quan thuế. Bởi HĐĐT giúp cắt giảm đến 70% các bước, quy trình phát hành, 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút ngắn thời gian thanh tốn, quản lý hóa đơn, giảm chi phí tn thủ, góp phần cải cách thủ tục
42
hành chính và nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế thông qua việc chuyển đổi phương thức phát hành, quản lý hóa đơn của DN. Việc sử dụng HĐĐT sẽ giảm thiểu khả năng hóa đơn bị làm giả, hóa đơn khống nhằm mục đích gian lận thuế. Việc triển khai HĐĐT của DN cũng giúp cơ quan thuế thuận tiện xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, tinh giản quy trình đối chiếu, đồng thời góp phần ngăn chặn việc sử dụng trái phép hóa đơn của các DN bỏ trốn, mất tích. Dữ liệu về hóa đơn sẽ giúp cho việc nâng cao công tác quản trị DN và hiệu quả quản lý nhà nước. Với việc HĐĐT dần thay thế vị trí của hóa đơn giấy trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, cơng tác quản trị của DN cũng như quản lý của cơ quan thuế sẽ được thực hiện theo hướng hiện đại. Việc sử dụng HĐĐT còn giúp ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế Khu vực Ninh Thanh nói riêng xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hóa đơn, từ đó có thể phục vụ tốt cho công tác thanh, kiểm tra, hồn thuế, phân tích rủi ro. Chi cục cũng tăng cường hỗ trợ DN để sử dụng HĐĐT để làm giảm nguy cơ sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Tuy nhiên theo luật định thì đến tháng 04/2022 mới bắt buộc phải sử dụng toàn bộ HĐĐT. Kể từ tháng 04/2022, toàn bộ DN, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện HĐĐT (trừ DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, khơng có hạ tầng cơng nghệ thơng tin, khơng có hệ thống phần mềm kế tốn, khơng có phần mềm lập HĐĐT để sử dụng HĐĐT và truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).
Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 78/2021/TT- BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số
43
38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Thông tư số 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung về hóa đơn điện tử gồm: Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử; ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn điện tử; chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác; hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng đã tổ chức xây dựng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cho phép kết nối với các đơn vị cung cấp giải pháp HĐĐT, cũng như cung cấp kết nối với đơn vị truyền nhận. Hoàn thiện quy trình quản lý HĐĐT, thành phần chứa dữ liệu HĐĐT và phương thức truyền nhận với cơ quan Thuế; đẩy nhanh tiến độ xây dựng phần mềm quản lý, trang bị hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống HĐĐT đảm bảo triển khai rộng trên cả nước từ tháng 4/2022. Trên cơ sở đó phân tích dữ liệu và sử dụng thông tin HĐĐT phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý tuân thủ, quản lý rủi ro và chống gian lận về hóa đơn. Tổng cục Thuế lưu ý, loại hóa đơn mới áp dụng là hóa đơn được cấp mã xác thực của cơ quan Thuế, khi đó việc lập HĐĐT sẽ thơng qua hệ thống kỹ thuật của các đơn vị cung cấp giải pháp để truyền dữ liệu hóa đơn đến cơ quan Thuế. Sau đó, cơ quan Thuế sẽ tiếp nhận thơng tin và gửi lại thông tin choNNT. Điều này có thể giúp giảm rủi ro về gian lận, khơng minh bạch, giảm chi phí bảo quản hóa đơn của các DN.
44
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15: Về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2022 đã được Quốc Hội phê duyệt. Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, trong đó có hướng dẫn giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022.Cụ thể, Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (cịn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khống (khơng kể khai thác than), than cốc, dầu