quan thuế đối với DN
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
- Năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cơng chức thuế: trình độ chuyên môn của cán bộ làm cơng tác thu thuế GTGT có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thuế trong tất cả các khâu từ khâu kê khai thuế đến thanh tra, kiểm tra thuế… Cán bộ thuế được giao quản lý các DN cần có những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của DN mới có thể triển khai công tác quản lý thu thuế GTGT hiệu quả. Bên cạnh đó cán bộ, cơng chức thuế cũng cần có những hiểu biết chuyên sâu về các văn bản pháp lý quy định liên quan đến thuế GTGT để áp dụng cho DN một cách đúng luật. Trường hợp cán bộ, cơng chức thuế khơng có đủ trình độ chun mơn hay am hiểu về hoạt động kinh doanh của DN thì cơng tác quản lý thuế sẽ gặp khó khăn và dẫn đến thất thoát cho NSNN.
- Bên cạnh năng lực, trình độ chuyên mơn thì đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức thuế cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thu thuế của Chi cục Thuế. Trường hợp cán bộ, công chức công tâm trong công tác quản lý thu thuế sẽ giảm sự thất thoát NSNN, và tạo sự đồng thuận của DN nộp thuế. Ngược lại khi cán bộ, cơng chức có thái độ cửa quyền hay thông đồng với DN thì sẽ làm thất thốt số thu của ngân sách và làm cho DN nộp thuế tìm cách gian lận trốn thuế.
- Số lượng cán bộ, công chức thuế: số lượng cán bộ, công chức thuế đủ về số lượng sẽ làm tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong cơng tác quản lý thuế. Trường hợp ngược lại, nếu thiếu cán bộ, công chức thuế sẽ làm cho khối
20
lượng công việc của các cán bộ khác tăng lên và làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công tác thu thuế GTGT.
- Sự phối hợp giữa các bộ phận của cơ quan thuế: quản lý thuế GTGT tại cơ quan thuế có liên quan đến nhiều bộ phận như bộ phận một cửa, đội nghiệp vụ quản lý thuế, đội kiểm tra -quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế…Vì vậy sự phối hợp giữa các bộ phận thuộc Chi cục Thuế có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý thu thuế GTGT. Nếu các bộ phận phối hợp nhịp nhàng với nhau thì sẽ giúp DN kê khai, nộp thuế được thuận lợi và công tác quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Ngược lại, sự phối hợp giữa các bộ phận không nhịp nhàng sẽ gây khó khăn cho NNT và làm cho công tác quản lý thu thuế giảm hiệu lực và hiệu quả.
- Mức độ hiện đại hóa của Chi cục Thuế: hiện tại, cơ quan thuế đã được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ cho việc kê khai thuế, nộp thuế như phần mềm khai thuế điện tử giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cơ quan thuế và NNT, tăng hiệu quả của công tác quản lý thuế. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của Chi cục Thuế càng hiện đại thì càng giúp cho cơng tác quản lý thu thuế GTGT được thuận tiện, góp phần nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của cơng tác quản lý thu thuế GTGT.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
- Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn: điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thuế cấp huyện. Khi điều kiện kinh tế phát triển thuận lợi, các DN nói chung và DN NQD nói riêng hoạt động có hiệu quả sẽ làm tăng số thu thuế GTGT và công tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi. Ngược lại, khi kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN bị thu hẹp, không đạt hiệu quả sẽ làm giảm số thuế GTGT phát sinh và việc thu thuế GTGT sẽ gặp khó khăn cùng với sự khó khăn của DN.
21
- Ý thức, thái độ tuân thủ thuế GTGT của DN NQD: đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT của Chi cục Thuế. Trình độ của cán bộ làm cơng tác tài chính, kế tốn thuế của DN ngày càng được nâng cao, vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều DN cố tình tìm mọi biện pháp để tránh việc nộp thuế. Vì vậy nếu DN khơng có ý thức, thái độ tích cực, khơng coi việc nộp thuế là nghĩa vụ cần thiết của DN thì sẽ làm cho cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý thu thuế. Ngược lại, khi DN có thái độ tích cực, việc quản lý thu thuế GTGT cũng gặp nhiều thuận lợi. Vì vậy, để khơng ngừng nâng cao ý thức của NNT, cơ quan thuế các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền ý thức, thái độ của các chủ DN đối với việc nộp thuế GTGT.
- Các quy định của Nhà nước về thuế GTGT: đây cũng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý thu thuế GTGT của Chi cục Thuế. Các quy định của Nhà nước cần phù hợp với điều kiện kinh doanh của từng thời kì, nhằm mục đích tạo điều kiện cho DN phát triển để ni dưỡng nguồn thu lâu dài thì sẽ giúp DN thuận tiện và sẵn sàng trong việc nộp thuế. Ngược lại các văn bản Nhà nước ban hành không phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kì có thể làm cho DN gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và khơng có điều kiện nộp thuế GTGT. Như vậy, công tác quản lý thu thuế GTGT cũng gặp khó khăn.
1.5. Sự cần thiết tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD