Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh miện tại chi cục thuế khu vực ninh thanh, tỉnh hải dương (Trang 80 - 83)

2021)

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Về cơ bản, hệ thống cơ chế chính sách thuế GTGT hiện hành là tương đối đầy đủ, ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và phần nào phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để đạt những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và xuất phát từ những tồn tại của thuế GTGT phát sinh khi triển khai thực hiện trong thời gian qua, xin kiến nghị một số biện pháp để hoàn thiện Luật thuế GTGT và việc tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

3.4.1.1. Tiếp tục hồn thiện chế độ chính sách về thuế GTGT.

Cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng của nước ta vẫn còn phức tạp, lồng ghép nhiều chính sách, chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý thuế vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của NNT, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân liên quan. Vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện chế độ chính sách về thuế GTGT theo một số hướng cơ bản sau:

- Về thuế suất: Tiến dần đến việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất cho đa số hàng hóa, dịch vụ trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%. Lộ trình áp dụng thuế suất cần thiết phải được thực hiện công khai cho mọi người nộp thuế được biết để có đủ thời gian chuẩn bị nhằm thay đổi chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp chính sách thuế suất mới.

- Về phương pháp tính thuế: Áp dụng thống nhất một phương pháp tính thuế là phương pháp khẩu trừ. Các cơ sở kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT bắt buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế tốn, hóa đơn, chứng

72

từ. Chỉ áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn GTGT và thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Về kê khai nộp thuế: Mở rộng việc kê khai thuế tập trung trên nguyên tắc thực hiện kê khai đúng, đủ, nộp kịp thời. Số thuế phải nộp, DN có thể nộp tập trung hoặc cho tính phân bổ theo doanh thu để chuyển nộp về các địa phương nơi có chi nhánh kinh doanh bán hàng, tránh biển động nguồn thu ngân phương sách địa phương.

- Về hoàn thuế: Nhằm quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế, cần thiết phải thu hẹp đối tượng hoàn thuế, chỉ nên áp dụng cơ chế này cho các đối tượng: Các cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; cơ sở có đầu tư tài sản cơ định phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh số thuế GTGT đầu vào của tài sản lớn. Đồng thời, quy định rõ hơn và chặt chẽ hơn điều kiện hoàn thuế, thời gian xem xét hoàn thuế phù hợp hơn.

3.4.1.2. Xây dựng các hành lang pháp lý khác hoàn chỉnh hơn và trang bị các điều kiện khác cho ngành thuế để hồn thành nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 24/2/2022 về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Hải Dương là 1 trong 57 tỉnh sẽ triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh từ tháng 04/2022.

Quyết định nêu rõ, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19.10.2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thơng tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính. Chi cục Thuế khu vực Ninh Thanh đã tham gia các buổi tập huấn, hơi thảo để quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số

73

123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC để bảo đảm triển khai thực hiện hóa đơn điện tử có kết quả.

Có quy định cụ thể bắt buộc các DN NQD phải có hệ thống kế tốn để thực hiện hạch toán kế toán theo luật. Hiện nay, việc vi phạm về chế độ sổ sách kế toán diễn ra thường xuyên đã gây thất thu lớn cho NSNN. Vì thế, việc quy định bắt buộc các DN phải áp dụng hệ thống kế toán đồng bộ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, Nhà nước cũng không nên can thiệp quá sâu đối với từng ngành nghề, tạo cho DN chủ động và sáng tạo trong cơng tác kế tốn. Nhà nước nên tạo dựng đầy đủ và hồn thiện khn khổ pháp lý về kế toán, đảm bảo cho cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế toán, hành nghề kế toán được thực hiện theo Luật Kế toán trong cả nước.

Thể chế hoá hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Nhà cần đây mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt bằng việc tăng cường mở rộng sự hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động của hệ thống này phải cải tiến các thủ tục và cung cấp phục vụ theo hướng nhanh gọn, tạo điều kiện thanh toán thuận lợi cho khách hàng. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có các hình thức tun truyền các lợi ích thông qua việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt và có sự hỗ trợ một phần phí mở tài khoản để thu hút đông đảo các cả nhân tổ chức tham gia. Bên cạnh việc tạo điều kiện đó thì Nhà nước cũng cần quy định cụ thể các giao dịch đến một mức nào đó thì phải được thực hiện không dùng tiền mặt, có như vậy mới kiểm soát được các hoạt động kinh tế của NNT.

Chi cục Thuế khu vực Ninh Thanh cần xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác. Hiện nay mới chỉ có quy chế phối hợp giữa cơ quan thuể và cơ quan công an phối hợp phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Do đó cần có các quy định, quy chế cụ thể phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cơ quan thuế với các cơ quan

74

hữu quan như cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường… nhằm cung cấp kịp thời thông tin cho nhau để phối hợp quản lý giám sát đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh miện tại chi cục thuế khu vực ninh thanh, tỉnh hải dương (Trang 80 - 83)