4. Những đóng góp mới của đề tài
3.6. Ảnh hƣởng của việc bổ sung phytase đến kết quả khoáng hoá xƣơng
gà thí nghiệm
Các kết quả chỉ tiêu nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức Ca và phospho khẩu phần đến hàm lƣợng khoáng tổng số, canxi và phospho trong xƣơng ống chân của gà thí nghiệm đƣợc chúng tôi trình bày ở bảng 3.10.
Nhiều dẫn liệu khoa học đã cho thấy, nhu cầu của gia cầm về Ca và phospho để đạt đƣợc tốc độ sinh trƣởng tối đa đôi khi không tƣơng đồng với nhu cầu Ca và phospho cho khoáng hoá xƣơng Edwards và ctv, (1963) [16]; Lin và cs, (1979) [27]; Rush và cs, (2005)[45]).
Canxi và phospho là thành phần chính của xƣơng, khoảng 98-99% (Dudek, (1997) [14]; Klasing, (1998) [24] Siebrits, (1993) [50]). Bởi vậy, hàm lƣợng khoáng tổng số trong xƣơng là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá mức độ khoáng hoá xƣơng và mức độ khoáng hoá xƣơng của gia cầm liên quan chặt chẽ với những bệnh về xƣơng ở gia cầm (Leeson và Summers, (2001) [26]; NRC (1994) [36]).
Các số liệu ở bảng 3.10 cho thấy:
- Hàm lƣợng khoáng tổng số trong xƣơng của gà nuôi thịt có sự biến động rõ rệt ở khẩu phần có các mức Ca và phospho khác nhau, sự khác biệt rõ rệt này càng đƣợc chứng tỏ ở các khẩu phần đƣợc bổ sung men phytase. Khi so sánh các lô đƣợc bổ sung phytase thì thấy hàm lƣợng khoáng tổng số trong xƣơng của gà thí nghiệm ở các lô nhƣ sau: lô 1A >2A > 3A với tỷ lệ tƣơng ứng là 53,03 - 51,75 - 48,26%; sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Khi so sánh giữa các lô thí nghiệm với nhau thì thấy rằng: Ở lô thí nghiệm 1 lô 1A và 1B có cùng khẩu phần chỉ khác nhau lô 1A đƣợc bổ sung phytase thì hàm lƣợng KTS tăng 2,06% so với lô không bổ sung phytase. Tƣơng tự nhƣ vậy lô 2A tăng 2,27% so với lô 2B, lô 3A tăng 2,28% so với lô 3B.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hàm lƣợng Ca tích luỹ trong xƣơng ống chân của gà thí nghiệm cũng có sự chênh lệch nhau ở các khẩu phần thí nghiệm, đặc biệt trong cùng một khẩu phần chỉ khác đƣợc bổ sung men phytase cũng đã thấy rõ sự biến đổi tỷ lệ Ca trong xƣơng ống chân của gà, cụ thể lô 1 vẫn có tỷ lệ Ca trong xƣơng
cao nhất (14,44- 13,51), tiếp đến là lô 2 (13,99 - 12,28) và thấp nhất là lô 3
(10,77 - 9,82%).
- Hàm lƣợng P tích luỹ trong xƣơng ống chân của gà thí nghiệm cũng có sự khác nhau rõ rệt ở các mức Ca, P khác nhau cũng nhƣ giữa lô bổ sung phytase với lô không bổ sung phytase. Ở mức Ca, P = 100% hàm lƣợng P trong xƣơng ống chân của gà cao nhất, tiếp đến là mức 90%, thấp nhất là mức 80%. Hàm lƣợng P dao động từ 12,03 - 14,04%. Cao nhất ở lô 1A (14,02%), 2A (13,85%), 1B (13,56%), lô 2B (13,08%), lô 3A (12,74%) và thấp nhất là lô 3B (12,03%).
Kết quả nghiên cứu trên trên Thế giới lĩnh vực này rất khác nhau. Đồng thuận với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có: Nelson và cs, (1971) [35]; Silversides và cs, (2004) [51] ), Van Der Klis và cs, (1996) [57]; Yi và cs, (1996) [62]; các tác giả đều báo cáo rằng bổ sung phytase vào khẩu phần ăn cho gà thịt giúp tăng hàm lƣợng khoáng tổng số, Ca, P, trong xƣơng ống chân của gà do phytase có tác dụng thuỷ phân phospho phytate.
Không đồng thuận với nghiên cứu này có Hasan và cs, (2005) [19] thì cho rằng việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn cho gà chƣa có ảnh hƣởng rõ ràng tới sự khoáng hoá của xƣơng.
Từ kết quả trên cho thấy, hiệu quả của phytase còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nguồn gốc, đặc tính của các loại men phytase khác nhau (men đƣợc sản xuất từ vi khuẩn hay từ nấm, loại men chịu nhiệt hay không chịu nhiệt…) cũng ảnh hƣởng khác nhau tới hiệu quả sử dụng của vật nuôi. Nhƣng kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các kết quả nghiên cứu của tác giả khác đều thấy ảnh hƣởng của sự khoáng hoá xƣơng rất rõ rệt khi đƣợc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn cho gà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của các mức Ca và phospho khẩu phần đến hàm lƣợng khoáng tổng số, canxi và phospho trong xƣơng ống chân của gà thí nghiệm lúc 49 ngày tuổi (n = 6 con)
Lô TN Chỉ tiêu Tính biệt Lô 1A 100% Lô 1B 100% Lô 2A 90% Lô 2B 90% Lô 3A 80% Lô 3B 80% SEM P Khoáng TS Trống 55,87 52,65 53,53 51,47 48,61 47,297 Mái 50,2 49,29 49,97 47,49 47,92 44,67 TB TM 53,03a 50,97ba 51,75ba 49,48b 48,26bc 45,98c 0,52 0,018 So sánh (%) 104,04 100 101,53 97,08 94,68 90,21 Phospho Trống 14,507 13,72 14,33 13,13 12,99 12,17 Mái 13,537 13,41 13,36 13,02 12,49 11,89 TB TM 14,02a 13,56b 13,85ba 13,08c 12,74d 12,03e 0,06 0,000 So sánh (%) 103,39 100 102,14 96,46 93,95 88,72 Canxi Trống 14,92 14,1 14,68 12,803 11,02 10,57 Mái 13,96 12,92 13,31 11,75 10,51 9,06 TB TM 14,44a 13,51b 13,99ba 12,28c 10,77d 9,82e 0,13 0,000 So sánh (%) 106,88 100 103,55 90,90 79,72 72,69 5 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 10 20 30 40 50 60
Lô 1A Lô 1B Lô 2A Lô 2B Lô 3A Lô 3B
(%
)
KTS P Ca
Biểu đồ 3.1: Hàm lƣợng khoáng tổng số, canxi và phospho trong xƣơng ống chân của gà thí nghiệm lúc 49 ngày tuổi
Điều đó cho thấy ở gia súc, gia cầm sinh trƣởng, nhu cầu Ca và phospho (P) của chúng phụ thuộc rất lớn vào quan hệ tỷ lệ giữa Ca:P (Schwartz, (1996) [54]). Dựa vào khuyến cáo của NRC (1994) [36] về mức Ca/P cho gà thịt chúng tôi giảm mức Ca/P xuống các mức thấp hơn so với khuyến cáo để đánh giá sự chuyển hoá Ca, P của gà thí nghiệm khi đƣợc bổ sung men phytase. Khi khảo sát quan hệ tƣơng tác giữa hàm lƣợng Ca và phospho khẩu phần đối với hàm lƣợng khoáng tổng số, Ca, P trong xƣơng chúng tôi thấy, mức độ khoáng hoá xƣơng ở mức Ca, P ở mức 90% vẫn cho kết quả tốt tƣơng đƣơng với mức 100% và tốt hơn mức 80%.
Để có cơ sở đánh giá các mức Ca, P có ý nghĩa tích cực tới khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn và sự khoáng hoá xƣơng của gà, đồng thời lựa chọn đƣợc công thức thức ăn phù hợp cho gà thịt thƣơng phẩm, ngoài các chỉ tiêu chúng tôi nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục tiến hành thử mức tiêu hoá ở các mức Ca, P khác nhau để có kết luận chính xác hơn về các mức Ca, P khác nhau và ảnh hƣởng của phytase tới khẩu phần ăn cho gà thịt thƣơng phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn