Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sử dụng canxi, phospho và sức sản xuất của gà broiler ross 508 (Trang 30 - 32)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Nghiên cứu về sử dụng men tiêu hoá trong chăn nuôi:

Năm 2009, Viện Chăn nuôi (Bộ NN - PTNT) đã phối hợp với Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) [5] nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học hỗn hợp (probiotic + đa enzyme) (EPV) và đa enzyme tiêu hoá (EV) vào thức ăn cho gà. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên giống gà Lƣơng Phƣợng với 2 loại khẩu phần ăn: thức ăn tinh truyền thống (ngô, khô dầu đậu tƣơng, bột cá, bột thịt xƣơng) và thức ăn thô nghèo dinh dƣỡng (ngô, khô dầu đậu tƣơng, cám mỳ, khô dầu dừa...) bổ sung probiotic - enzyme.

Kết quả cho thấy, trong 2 tuần tuổi gà ở các lô đƣợc ăn khẩu phần truyền thống có khối lƣợng cao hơn 14,8 % tuy nhiên mức độ chênh lệch này giảm dần theo tuổi. Giai đoạn từ 2-4 tuần tuổi tỉ lệ chênh lệch rút ngắn chỉ còn 6,96 %, 8 tuần tuổi còn 2,8 %, cho đến giai đoạn vỗ béo sự khác biệt về tốc độ sinh trƣởng giữa các nhóm rất nhỏ chỉ khoảng 0,9 %. Xu hƣớng giảm dần sự chênh lệch về tốc độ sinh trƣởng của gà ở các lô thí nghiệm cho thấy hiệu quả của các chế phẩm enzyme và probiotic-enzyme ở giai đoạn vỗ béo (tiêu tốn nhiều thức ăn nhất) rất rõ rệt.

Về lƣợng thức ăn, các số liệu đều cho thấy mức tiêu tốn thức ăn ở nhóm gà dùng thức ăn truyền thống cao hơn so với các nhóm sử dụng chế phẩm bổ sung từ 5,83-17,6 % tuỳ từng giai đoạn sinh trƣởng. Tuy nhiên, cải thiện năng suất sinh trƣởng, giảm tiêu tốn thức ăn vẫn chƣa đủ để đánh giá hiệu quả của một chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi. Điều mà các nhà sản xuất thức ăn cũng nhƣ những ngƣời chăn nuôi quan tâm là chi phí tƣơng ứng với lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức ăn do bổ sung chế phẩm sinh học. Bởi trong trƣờng hợp này chi phí từ nguồn nguyên liệu mới mặc nhiên rẻ hơn thức ăn truyền thống, do đó giá cả sẽ phụ thuộc vào giá chế phẩm sinh học.

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam đƣa tin để giúp ngƣời chăn nuôi giảm bớt áp lực trƣớc tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, công ty Alltech (Hoa Kỳ) đã cho ra đời sản phẩm enzyme tự nhiên dùng phối trộn với lƣợng thức ăn tiêu chuẩn thấp hơn nhƣng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả về năng suất và chất lƣợng vật nuôi…

Sản phẩm đó là phức hợp enzyme mang tên Allzyme SSF (viết tắt SSF) chuyên dùng để phối trộn vào thức ăn chăn nuôi, sản phẩm đã đƣợc thí nghiệm trên gà thịt tại trung tâm nghiên cứu và phát triển gia cầm Queensland (Australia). Lô thí nghiệm đã đƣợc tái tổ hợp khẩu phần với việc giảm 150 Kcal/kg ME và một lô khác có mức năng lƣợng thấp đƣợc bổ sung SSF. Kết quả: đã cải thiện đƣợc hơn 60 gram về tăng khối lƣợng vào 42 ngày tuổi và FCR vẫn duy trì ở mức 1,84 kg/1 kg khối lƣợng thịt.

Căn cứ vào giá bán các chế phẩm sinh học (của các hãng nƣớc ngoài) ở thị trƣờng Việt Nam tại thời điểm tiến hành nghiên cứu thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của các lô gà sử dụng chế phẩm sinh học thấp hơn từ 6,65 % - 6,67 %. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ thêm rằng việc sử dụng chế phẩm sinh học probiotic và enzyme tiêu hoá còn làm thay đổi cơ cấu quần thể vi sinh vật ruột theo hƣớng có lợi cho vật chủ. Tác động của các enzyme làm giảm số lƣợng của các loài vi khuẩn bởi sự tăng tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu, giảm lƣợng các chất dinh dƣỡng sẵn có cho vi khuẩn phát triển, đồng thời enzyme tạo ra các đƣờng tan khó hấp thu, là nguồn dƣỡng chất quan trọng cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Mặt khác, bản thân sự hiện diện của vi khuẩn có lợi trong đƣờng tiêu hoá đã làm giảm số vi khuẩn gây bệnh thông qua cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc ruột, nhờ đó làm giảm tỉ lệ nhiễm bệnh và tỉ lệ chết ở gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Vũ Duy Giảng (2004) [6] không có mức tiêu chuẩn bổ sung phytase cho tất cả các khẩu phần, mức phytase bổ sung phụ thuộc vào loại lợn và loại khẩu phần. Cũng theo tài liệu cho biết số lƣợng phytase để giải phóng 1g phospho phytate khác nhau từ 785 U (đối với khẩu phần ngô - đỗ tƣơng) đến 1146 U (đối với khẩu phần đỗ tƣơng tinh chế). Đối với khẩu phần ngô - mạch - đỗ tƣơng cho lợn con thì để giải phóng 1g phospho phytate chỉ cần 380U phytase. Ngoài ra các nguồn phytase khác nhau thì hoạt tính enzyme cũng khác nhau (hoạt tính enzyme phytase vi sinh vật lớn hơn phytase lúa mì và làm tăng độ lợi dụng của P, sự tích luỹ Ca và N và giảm P thải tiết ở phân). Hiệu quả của phytase còn chịu sự chi phối của khẩu phần, số bữa ăn, lƣợng thức ăn cho ăn cũng nhƣ chức năng sinh lý của lợn (bổ sung cùng một lƣợng phytase vào một khẩu phần thì hiệu quả nhất là đối với lợn nái tiết sữa sau đến lợn sinh trƣởng - vỗ béo, lợn con và thấp nhất là lợn chửa giữa kỳ).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn đến hiệu quả sử dụng canxi, phospho và sức sản xuất của gà broiler ross 508 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)