2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của PvcomBank
(Nguồn: Báo cáo thường niên của PvcomBank)
Bộ máy tổ chức của PVcomBank được cơ cấu dưới hình thức cơng ty cổ phần. PVcomBank tổ chức mơ hình quản trị ngân hàng dựa trên các quy định của Pháp luật Việt Nam, quy định của NHNN, các quy chuẩn thông lệ Quốc tế và tư vấn từ đối tác chiến lược BCG. Hội đồng quản trị thừa ủy quyền của Đại hội đồng cổ đơng cam kết thực hiện vai trị và trách nhiệm của mình trên cương
vị đại diện cho PVcomBank thơng qua việc giám sát, rà sốt và cung cấp các hướng dẫn trong quá trình thiết lập định hướng chiến lược. Hội đồng quản trị thành lập các Ủy ban nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Ban Kiểm soát, với việc thực hiện chức năng đánh giá độc lập những hoạt động khác nhau. Phục vụ cho hội đồng quản trị, có Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban tín dụng, Ủy ban tái cơ cấu và xử lý nợ, Hội đồng tín dụng nhằm tham mưu, giám sát các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đã đề ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.
PVcomBank áp dụng mơ hình quản trị Ngân hàng hiện đại, đó là Mơ hình “Quản trị tập trung theo Khối nghiệp vụ” tại Hội sở. Việc xây dựng và áp dụng mơ hình này giúp các phịng ban thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của NHTM. Điều này đã giúp Ngân hàng chun mơn hóa, chun nghiệp hóa các mảng nghiệp vụ từ đó giúp các hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hoạt động, thu nhập từ các hoạt động gia tăng. ❖ Khối khách hàng cá nhân:
Đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; Xây dựng và tổ chức các chương trình marketing cho từng nhóm sản phẩm; Tiếp cận và triển khai các sản phẩm tín dụng, dịch vụ dành cho khách hàng là cá nhân.
Hỗ trợ các chi nhánh trong việc triển khai các chương trình cũng như các hoạt động kinh doanh liên quan đến khách hàng thuộc phân khúc khối mình.
❖ Khối khách hàng doanh nghiệp:
Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; Chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, đàm phán mở rộng các lĩnh vực hợp tác với khách hàng.
Đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng trên cơ sở thu thập thơng tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án và đối chiếu với các điều kiện tín dụng, đánh giá tài sản đảm bảo; Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro.
❖ Khối quản lý rủi ro
Tổ chức và quản lý cơng tác rủi ro. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của ngân hàng. Giám sát việc phân loại nợ, trích dự phịng rủi ro; Thực hiện việc xử lý nợ xấu, phương án thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, xem xét việc giảm lãi, miễn lãi….
Đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp tuân thủ đúng qui định về quản lý rủi ro
❖ Khối nguồn vốn & thị trường tài chính:
Phụ trách triển khai kinh doanh đối với các sản phẩm thị trường tài chính. Nghiệp vụ MM (kinh doanh tiền tệ – gồm nghiệp vụ nhận tiền gửi/đi vay; gửi tiền/cho vay): các TCTD thường vay vốn lẫn nhau trên thị trường 2 với một số mục đích chính như: đảm bảo thanh khoản; kinh doanh chênh lệch lãi suất (thường thì vay ngắn hạn và cho vay dài hạn).
❖ Khối vận hành
Thực hiện các dịch vụ nội bộ như mua sắm tập trung, các cơng việc hành chính.
Thực hiện các nhiệm vụ tối ưu hóa hoạt động vận hành, bao gồm: nghiên cứu phát triển và triển khai lộ trình số hóa quy trình; nghiên cứu triển khai cơng nghệ tự động hóa để áp dụng vào các quy trình vận hành, quản lý các hoạt động nâng cao trải nghiệm khách hàng, xây dựng quy trình và kiểm sốt văn bản.
❖ Khối tái thẩm và phê duyệt
Thực hiện công tác tái thẩm định hồ sơ cấp tín dụng KHDN lớn - Tái thẩm định, đề xuất phê duyệt.. Góp ý văn bản, chính sách liên quan đến tín dụng, sản phẩm tín dụng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
❖ Khối quản trị nguồn nhân lực
Thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng thông qua các công việc như hoạch định chiến lược & chính sách nguồn nhân lực; tuyển dụng; đào tạo; quản lý hiệu quả làm việc; chế độ lương thưởng & đãi ngộ; quan hệ lao động; quản trị & phát triển nhân tài; phát triển tổ chức; gắn kết nhân viên, …
❖ Khối công nghệ thơng tin
Xây dựng, quản lý và hồn thiện kiến trúc tổng thể, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc hạ tầng CNTT toàn Ngân hàng.
Cung cấp dịch vụ CNTT nhanh chóng và tin cậy cho khách hàng bên ngoài và các đơn vị nội bộ. Đảm bảo an ninh CNTT cho toàn bộ hệ thống.
❖ Khối pháp chế và tuân thủ
Tư vấn hỗ trợ, giải đáp, hướng dẫn các vấn đề pháp lý và xử lý các vấn đề/vướng mắc về việc tuân thủ.
Thiết lập hệ thống, quy trình để kiểm sốt, phịng ngừa các rủi ro pháp lý tuân thủ; đại diện làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật, tham gia các hoạt động tố tụng (không liên quan đến xử lý nợ).
❖ Khối marketing & truyền thông
Tăng cường nhận thức, sức mạnh, uy tín thương hiệu của ngân hàng thông qua việc khởi tạo và phát triển các tài sản thương hiệu. Phụ trách các hoạt động truyền thông và tiếp thị của ngân hàng
Chịu trách nhiệm xây dựng quy chuẩn về thương hiệu và quản lý hình ảnh thương hiệu ngân hàng trên toàn hệ thống.
Tham mưu cho HĐQT, TGĐ giải pháp tối ưu hóa nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính theo mục tiêu, chiến lược từng thời kỳ.
Quản lý cơng tác tài chính kế tốn tại ngân hàng, xây dựng hệ thống văn bản tài chính kế tốn hướng dẫn cơng tác kế tốn, BCTC, chế độ kế tốn, thuế và các chính sách tài chính khách theo quy định của pháp luật.
Quản lý tập trung dữ liệu, hệ thống hóa dữ liệu, xây dựng và cung cấp báo cáo quản trị cho HĐQT, Ban TGĐ, Giám đốc các khối.
Tại khối Tài chính – Kế tốn, các các bộ nhân viên phải xây dựng chính sách, kế hoạch phân bổ vốn. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn một cách phù hợp với chính sách chung của ngân hàng. Xây dựng cơ chế ghi nhận doanh thu, chi phí kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính, định mức ngân sách. Giám sát tổng thể, giám sát chi phí hoạt động. Kiểm tra các khối có định mức chi phí sử dụng theo kế hoạch hay khơng. Từ đó đưa ra phương hướng để tối đa hóa lợi nhuận nâng cao kết quả kinh doanh cho ngân hàng.