Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mạicổ phần đại chúng việt nam (Trang 87 - 93)

2.3. Đánh giá thực trạng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù lợi nhuận sau thuế có tăng, nhưng chi phí hoạt động, chi phí dự phịng rủi ro cũng như chi phí thuế TNDN đồng thời cùng tăng khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí DPRRTD và lợi nhuận sau thuế có mức chênh lệch lớn. Các khoản chi phí phát sinh này chủ yếu phát sinh từ việc ngân hàng tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mở rộng hoạt động nhằm thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình, đồng thời tiếp tục tái cấu trúc tổ chức. Do đó, ngân hàng vẫn cần phải chú ý tới các khoản chi phí của mình để giảm thiểu tối đa các khoản chi phí chi ra, như vậy mới khơng làm lãng phí lợi nhuận.

Chi phí DPRRTD tăng cao, quản trị rủi ro tín dụng chưa hiệu quả: Trong năm 2021 nợ nhóm 2 có xu hướng tăng do khách hàng gặp khó khăn; Các khoản nợ xấu (đặc biệt trong nhóm 4 và nhóm 5) tuy năm trong tỷ lệ cho phép, song vẫn tương đối là cao. Dù vậy vẫn tiếp tục xuất hiện một số nhóm khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, nhiều khoản vay có nguy cơ chuyển sang nhóm cao hơn sẽ tác động ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động tín dụng nói riêng và ảnh hưởng đến KQKD của ngân hàng nói chung khi phải trích lập dự phịng rủi ro.

Thu nhập thuần chủ yếu tại PVcomBank từ lãi, tỷ trọng thu nhập thuần ngồi lãi cịn thấp. Trong giai đoạn 2020-2021, thu nhập thuần từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập tại PVcomBank. Điều này cho thấy, thu nhập thuần tại PVcomBank chủ yếu dựa vào hoạt động cho vay và đầu tư, đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, phản ánh mức sinh lời không bền vững. Tỷ trọng thu nhập thuần ngoài lãi từ các hoạt động ít rủi ro cịn thấp. Sản phẩm dịch vụ chưa thật sự đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng trong nền kinh tế khiến thu nhập thuần từ dịch vụ như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ... chưa có sự tăng trưởng mạnh.

Một số hoạt động chưa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong số các hoạt động của ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngoại hối đơi khi vẫn có chi phí vượt quá thu nhập, tạo ra các khoản lỗ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, những hoạt động này có tạo ra nguồn thu cho ngân hàng nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Như vậy, trong giai đoạn 2020-2021 vẫn chủ yếu sinh lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, những hoạt động phi tín dụng vẫn chưa đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Đây là một trong những điều Pvcombank cần khắc phục khi theo xu hướng của thế giới lợi nhuận từ hoạt động phi tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.

Khả năng sinh lời tại PVcomBank còn thấp khi kinh tế vĩ mơ có biến động tiêu cực, khách hàng vay khơng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng và khi thực hiện phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù kinh doanh ln có lãi song lợi nhuận của PVcomBank trong những năm gần đây tương đối thấp so với tiềm lực sẵn có khiến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), trên vốn chủ sở hữu (ROE), lãi cận biên (NIM) thấp so với mức trung bình của nhóm ngân hàng cổ phần vừa và nhỏ. Điều này phản ánh hiệu quả sinh lời của ngân hàng cịn ở mức trung bình.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

Một là, mơi trường kinh tế có nhiều biến động tiêu cực

Giai đoạn 2020-2021, dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, thiên tai dịch bệnh mang lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp- khách hàng chủ yếu của các NHTM.

Số lượng doanh nghiệp xin phá sản gia tăng, kéo theo sự gia tăng của các khoản nợ xấu cho các ngân hàng. Các khoản thu nhập của PVcomBank (bao gồm cả các khoản thu nhập lãi và ngồi lãi) đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Để thúc đẩy hoạt động của mình, ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng kênh phân phối, gia tăng số lượng nhân viên. Điều đó đã kéo theo chi phí hoạt động của ngân hàng gia tăng. Trong bối cảnh đó, NHNN đã ra các thông tư nhằm hỗ trợ DN phục hồi thơng qua các gói hỗ trợ lãi suất, giảm phí dịch vụ thanh toán... Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ ngun nhóm nợ theo Thơng tư 01 cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID- 19. Cho nên có những khoản nợ đã q hạn nhưng khơng điều chỉnh nhóm nợ. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng, ngân hàng đã phải mạnh tay trích lập dự phịng rủi ro cho vay.

Hai là, thị trường Việt Nam đã cải thiện và phát triển nhưng vẫn còn hạn chế.

Thị trường mua bán nợ xấu chưa hình thành, hệ thống văn bản pháp lý phục vụ việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu còn nhiều bất cập. Do vậy, việc xử lý triệt để nợ xấu của ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn.

Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay phát triển chưa cân bằng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập. Bên cạnh đó,

thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển dưới mức tiềm năng, đặc biệt là dịch vị ngân hàng bán lẻ và ngân hàng cá nhân.

Ba là, áp lực cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng tăng

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM quốc doanh và sự nổi lên của một số ngân hàng TMCP khác đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự chia sẻ thị phần huy động vốn của Ngân hàng. Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt hơn ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ tiện ích và đặc biệt là việc nâng lãi suất huy động vốn nội tệ, ngoại tệ của các ngân hàng TMCP đã tạo thêm nhiều áp lực trong hoạt động kinh doanh của Pvcombank. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn, thái độ phục vụ, sự đồng cảm cùng khách hàng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng huy động vốn.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, chưa có chính sách cụ thể cho từng đối tượng khách hàng.

Do có thế mạnh trong các lĩnh vực bán buôn truyền thống nên PVcombank quan hệ rất mật thiết với nhóm khách hàng lớn trong khi đó mảng bán lẻ đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ lại chưa được quan tâm đúng mực. Bên cạnh đó, chính sách khách hàng của ngân hàng mới chỉ là những định hướng chung cho tất cả các khách hàng mà chưa có sự phân biệt cụ thể cho từng đối tượng khách hàng. Mặt khác, chính sách chăm sóc khách hàng vẫn chưa có giải pháp đồng bộ trong việc xử lý khiếu nại về dịch vụ khiến khách hàng phải đợi lâu dẫn đến khách hàng cảm thấy khơng cịn tin dùng dịch vụ nữa.

Hai là, công tác marketing chưa được tập trung

Về công tác marketing còn thiếu kinh nghiệm, sự linh hoạt, công tác marketing chủ yếu mang tính chất giới thiệu sản phẩm chứ chưa thực sự đi sâu vào nhu cầu của khách hàng, dịch vụ có tính liên kết chưa cao. Điều này cũng làm hạn chế về năng lực hoạt động và làm cho ngân hàng mất thị phần.

Ba là, thu thập dữ liệu và phân tích, dự báo còn gặp nhiều khó khăn.

Việc thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin mặc dù đã được PVcomBank triển khai, tuy nhiên vẫn mang tính phân tán lớn ở các chi nhánh. Việc quản lý, điều hành và kiểm sốt hệ thống thơng tin chủ yếu vẫn được tổng hợp thủ công, hoặc chất lượng và độ tin cậy về thông tin thu thập được chưa cao. Hơn nữa, việc thu thập thơng tin để xếp hạng tín dụng, phục vụ quản trị rủi ro cho từng nhóm khách hàng, từng khách hàng riêng lẻ vẫn là một bài tốn khó đối với PVcomBank. Từ sự khó khăn trong thu thập thơng tin đã kéo theo sự khó khăn trong phân tích và dự báo cho ngân hàng. Kết hợp với đó, sự biến động đa dạng của thị trường cùng với khả năng phân tích, dự báo của PVcomBank còn giới hạn, đã dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong nội dung chương 2, “Phân tích thực trạng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Đại chúng Việt Nam”, luận văn đã làm rõ được các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn trình bày được lịch sử hình thành và phát triển tại PVcombank; cơ cấu tổ chức; khái quát về kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2020-2021.

Thứ hai, luận văn đi sâu phân tích thực trạng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trên các khía cạnh về hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác tại PVcombank trong giai đoạn 2020-2021.

Thứ ba, trên cơ sở thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh, luận văn đánh giá những mặt đạt được, những điểm hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

Đây là cơ sở để đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại PVcombank.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mạicổ phần đại chúng việt nam (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)