2.2. Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Đạ
2.2.2. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP
TMCP Đại chúng Việt Nam theo từng loại hoạt động
2.2.2.1. Phân tích tình hình và kết quả hoạt động tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng. Việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh.
Hình 2.1: Thu nhập lãi thuần và tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần của PvcomBank giai đoạn 2020-2021
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của PVcombank năm 2021)
Thu nhập lãi thuần năm 2021 đạt 1.667.113 triệu đồng tăng 54.075 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng với tốc độ tăng là 3,35%. Nguyên nhân do thu nhập tăng cao hơn chi phí. Thu nhập lãi thuần tăng do tăng hiệu quả tín dụng được đảm bảo thơng qua việc lựa chọn khách hàng theo TOI. Hoạt động tín dụng tăng trưởng phù hợp. Sự biến đổi thu nhập lãi trong giai đoạn 2020 – 2021 có thể được giải thích thơng qua các ngun nhân sau:
(i) Sự thay đổi về cơ cấu các khoản tín dụng tại PVcomBank
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 10.500.000 11.000.000 11.500.000 12.000.000 12.500.000 Năm 2020 Năm 2021
Cơ cấu các khoản cấp tín dụng tại PVcomBank trong giai đoạn 2020 – 2021 có sự biến động đáng kể. Đối với tiền gửi và cho vay các TCTD khác đang có xu hướng giảm đều qua các năm. Tỷ trọng của tiền gửi và cho vay các TCTD khác giảm 2,13% và Cho vay khách hàng tăng tỷ lệ tương ứng. Tổng dư nợ tín dụng tăng do tăng dư nợ tín dụng trên thị trường 1, bên cạnh đó tỷ trọng thị trường 1 vẫn chiếm chủ yếu, cơ cấu như vậy là hợp lý giúp gia tăng vốn cho nền kinh tế. Năm 2021, Cho vay khách hàng tăng từ 83.862.458 triệu đồng lên 87.757.115 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 4,64% so với năm 2020.
(ii) Chất lượng tín dụng tại PVcomBank có sự biến động
Bảng 2.8: Chất lượng tín dụng tại PVcomBank giai đoạn 2020-2021
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 Chênh lệch
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TL TT
1. Nợ đủ tiêu chuẩn 92.307.915 95.55% 90.959.721 96.22% 1.348.194 1.48% -0.67% 2. Nợ cần chú ý 1.185.641 1.23% 934.331 0.99% 251.310 26.90% 0.24% 3. Nợ dưới tiêu chuẩn 869.550 0.90% 750.092 0.79% 119.458 15.93% 0.11% 4. Nợ nghi ngờ 681.559 0.71% 718.935 0.76% -37.376 -5.20% -0.06% 5. Nợ có khả năng mất vốn 1.563.809 1.62% 1.169.918 1.24% 393.891 33.67% 0.38% Tổng dư nợ tín dụng 96.608.474 100% 94.532.997 100% 2.075.477 2.20% 0.00% Tỷ lệ nợ xấu 0.0322 0.0279 0.004 15.50% Tỷ lệ nợ quá hạn 0.0445 0.0378 0.007 17.77%
Về chỉ tiêu nợ đủ tiêu chuẩn: năm 2020 đạt gần 90.959.721 triệu đồng, sang đến năm 2021 chỉ tiêu này là đạt 92.307.915 triệu đồng, tăng 1.348.194 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1,48%. Điều này cho thấy PVcombank luôn coi trọng việc tăng trưởng và phát triển quy mơ nợ tín dụng phải dựa trên ngun tắc đảm bảo chất lượng tín dụng tốt nhất. Về tỷ trọng các nhóm nợ thuộc nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) không thay đổi nhiều và luôn chiếm phần lớn trên 95% tổng dư nợ và đang có xu hướng giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm 2021. Tỉ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn giảm kéo theo tỉ lệ nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) tăng lên.
Tỉ trọng nợ nhóm 2 trong tổng dư nợ giai đoạn 2020-2021 lần lượt là 0,99% và 1,23%. Nợ nhóm 2 tại Pvcombank có xu hướng tăng, cụ thể năm 2020 nợ nhóm 2 là 934.331 triệu đồng sang đến năm 2021 tăng lên 1.185.641 triệu đồng tăng 251.310 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 26,9%. Điều này được lý giải là do giai đoạn 2020-2021, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn từ đại dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh của người dân gặp nhiều khó khăn. Năm 2021, Pvcombank tập trung nhiều vào các khoản vay đối với khách hàng DN phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh vì thế tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng. Mặc dù nợ nhóm 2 chưa được xếp vào nợ xấu nhưng nếu tình trạng dư nợ các khoản vay nhóm này tăng nhiều cho thấy nhiều khách hàng đi vay khơng có khả năng trả nợ đúng hạn, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu trong tương lai của ngân hàng. Khi nợ nhảy sang nhóm 2, ngân hàng sẽ khơng được hạch tốn lãi dự thu vào thu nhập, kèm theo tín dụng tăng trưởng thấp hoặc khơng tăng trưởng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể tỷ lệ nợ nhóm 2 thấp dưới 2% tổng dư nợ cho vay và vẫn nằm ở ngưỡng an toàn.
Bên cạnh đó tỉ lệ nợ xấu ( từ nhóm 3 đến nhóm 5) trong tổng dư nợ của ngân hàng đang có xu hướng tăng. Cụ thể trong năm 2020 là 2,79% sang đến năm 2021 tăng 3,22% tương ứng với tốc độ tăng là 15,5%. Tỉ lệ nợ xấu tăng
lên là do cả ba nhóm nợ đều tăng. Nguyên nhân do hiện NH vẫn đang phải xử lý nợ của nhóm khách hàng Vinashin, Vinalines, nhóm khách hàng liên quan đến cổ đông cũ của ngân hàng TMCP Phương Tây sau khi hợp nhất. Cùng với đó, trước ảnh hưởng khách quan của dịch bệnh nên nhiều công ty vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh gặp khó khăn, rơi vào cảnh thua lỗ, có khả năng bị phá sản, phát sinh nợ xấu lớn, thu hồi chậm, lại cộng thêm rủi ro từ việc cho vay dài hạn của ngân hàng nên đã có sự gia tăng về nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu trong ngân hàng nói chung và PVcombank nói riêng đã trở thành vấn đề cần được quan tâm nhất trong nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Dù vậy tỉ lệ này vẫn thấp so với yêu cầu của ngân hàng Nhà nước (dưới 3%), trong năm 2021 Pvcombank đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong năm của Đề án tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2016-2020.
Bảng 2.9: Cơ cấu thu nhập lãi thuần của PVcomBank giai đoạn 2020-2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2021 2020 Chênh lệch
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TL TT
Thu nhập lãi
tiền gửi 226.341 1.87% 299.094 2.68% -72.753 -24.32% -0.80% Thu nhập lãi
cho vay 9.214.640 76.31% 8.270.098 74.04% 944.542 11.42% 2.27% Thu lãi từ kinh
doanh, đầu tư chứng khoán Nợ 2.020.238 16.73% 1.954.501 17.50% 65.737 3.36% -0.77% Thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh 31.504 0.26% 38.282 0.34% -6.778 -17.71% -0.08%
Thu nhập lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ 0.00% 354 0.00% -354 -100% 0.00% Thu khác từ hoạt động tín dụng 582.134 4.82% 607.516 5.44% -25.382 -4.18% -0.62% Tổng 12.074.857 100% 11.169.845 100% 905.012 8.10% 0.00%
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của PVcombank năm 2021)
Thu nhập lãi tiền gửi khoản thu này có được từ các khoản tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác nhằm đáp ứng yêu cầu về dự trữ ở NHNN và phục vụ thuận tiện cho việc thanh toán, chuyển vốn giữa các ngân hàng. Lãi từ tiền gửi giảm, năm 2021 chỉ còn 226.341 triệu đồng giảm 72.753 triệu đồng so với năm 2020 với tỷ lệ giảm là 24,32%. Nguyên nhân chính dẫn tới điều này là do thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân, trong năm 2021 NHNN đã có 3 lần điều chỉnh giảm mức lãi suất tiền gửi để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Thu lãi từ cho vay khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tổng thu nhập từ cho vay lần lượt đạt trên 74% cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng qua các năm, năm 2021 đạt 9.214.640 triệu đồng tăng 994.542 triệu đồng so với năm 2020, tương ứng với tốc độ tăng là 11.42%. Có thể thấy đây là nỗ lực của ngân hàng đã tạo điều kiện cũng như ưu đãi để nhằm gia tăng lượng khách hàng. Để có được những con số tăng cao như vậy của tổng thu nhập từ lãi tiền vay thì phải kể đến sự tăng lên không nhỏ của các khoản thu nhập từ các khoản tiền vay ngắn hạn và trung hạn. Trong đó:
Bảng 2.10: Cơ cấu thu lãi từ cho vay khách hàng của PVcomBank giai đoạn 2020-2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2021 2020 Chênh lệch
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TL TT
Thu lãi cho vay
ngắn hạn 3.090.874 33.54% 2.637.035 31.9% 453.839 17.21% 1.66% Thu lãi cho vay
trung hạn 5.045.130 54.75% 4.010.394 48.5% 1.034.736 25.80% 6.26% Thu lãi cho vay
dài hạn 1.078.636 11.71% 1.622.669 19.6% -544.033 -33.53% -7.92%
Tổng thu lãi từ cho vay khách hàng
9.214.640 100% 8.270.098 100% 944.542 11.42% -23.69%
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của PVcombank năm 2021)
Bảng số liệu trên cho thấy, ngân hàng chủ yếu thu từ cho vay trung hạn và cho vay ngắn hạn, trong giai đoạn 2020-2021 các khoản mục này đều tăng. Trong khi đó thu lãi cho vay dài hạn giảm đáng kể. Sở dĩ như vậy vì ngân hàng ln hướng đến an tồn trong hoạt động tín dụng. Trước tình hình biến động của nền kinh tế trong năm 2021, lãi suất thường xuyên thay đổi, các NHTM huy động vốn ngắn hạn nhiều hơn, tập trung huy động cho vay trung hạn với lãi suất linh hoạt việc này sẽ giúp ngân hàng hạn chế thất thu, rủi ro và thích ứng kịp thời với thay đổi của thị trường. Mặt khác bằng việc giảm cho vay dài hạn sẽ đảm bảo cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện cho việc tái đầu tư và đầu tư mới, làm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
Thu cho vay trung hạn: Trong thu nhập từ lãi vay của ngân hàng, khoản thu cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản thu này tăng cao qua các
năm. Năm 2020, khoản thu từ hoạt động này chỉ đạt 4.010.394 triệu đồng sang đến năm 2021 tăng 1.034.736 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 25,8%, chiếm tỷ trọng 54,75% trong tổng thu nhập từ lãi. Nguyên nhân dẫn đến thu từ khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn bởi khách hàng của PVcomBank phần lớn là các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh tế then chốt như công nghiệp, chế biến, xây dựng, bất động sản… có nhu cầu vay vốn trung hạn cao để đầu tư thực hiện các dự án kinh doanh. Trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế sau đại dịch bùng phát thì đây được coi như một ưu thế của PVcombank. Bởi việc có tỷ lệ lớn các khoản nợ trung trong khi vẫn duy trì lượng tín dụng ngắn hạn ổn định vừa giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng, mặt khác vẫn đảm bảo được khả năng thanh tốn cũng như duy trì lợi nhuận. Đón đầu sự phục hồi của nền kinh tế song hành cùng tiến trình tăng trưởng của hệ thống, PVcombank đã tích cực tìm kiếm tài trợ của các chủ đầu tư có năng lực quản lý, tài chính tốt nắm giữ các dự án mang tính khả thi cao. Do đó, thu nhập cho vay trung hạn trong thời gian qua có sự tăng trưởng tốt.
Thu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thứ hai sau thu cho vay trung hạn. Năm 2020 đạt 2.637.035 triệu đồng sang đến năm 2021 đạt 3.090.874 triệu đồng, tăng 453.839 triệu đồng với tốc độ tăng là 17,21%. Nguyên nhân do người dân chú trọng đến chất lượng cuộc sống hơn, nhu cầu nhà ở, phương tiện đi lại, trang thiết bị sinh hoạt tăng, nguồn vốn cho nhu cầu tiêu dùng là rất lớn. Do đó, vốn ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt tạm thời là rất phù hợp với các khách hàng cá nhân, điều này giải thích cho doanh thu cho vay ngắn hạn trong năm 2021 gia tăng. Cho vay bằng hình thức này với lãi suất linh hoạt sẽ góp phần hạn chế được rủi ro thanh khoản và làm tăng vịng quay vốn tín dụng. Vốn thu về của ngân hàng có thể tiếp tục đầu tư để tạo thêm thu nhập. Qua đây, có thể thấy PVcomBank ln cố gắng để nâng cao kết quả hoạt động bằng cách hạn chế rủi ro và làm tăng lợi nhuận.
Hình 2.2: Chi phí lãi và tốc độ tăng trưởng chi phí lãi của PVcomBank giai đoạn 2020-2021
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của PVcombank năm 2021)
Khi so sánh tốc độ gia tăng chi phí trả lãi với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ tín dụng có thể thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng ln cao hơn so với tốc độ gia tăng chi phí lãi. Lãi suất huy động vốn tại PVcomBank cạnh tranh và theo sát diễn biến thị trường nhưng với lợi thế toàn bộ lượng vốn của các tổ chức, DN thuộc tập đồn Dầu Khí đều gửi dưới dạng tiền gửi khơng kỳ hạn nên chi phí huy động vốn tại PVcomBank thấp hơn so với các NHTM khác cùng thị trường. Đây là lợi thế để PVcomBank nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.
Sự thay đổi về chi phí trả lãi có thể được giải thích qua các nguyên nhân sau:
(i) Sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn tại PVcomBank
Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí, tốc độ gia tăng chi phí trả lãi cũng như tỷ trọng chi phí trả lãi trong tổng chi phí tại PVcomBank. Nguồn tiền gửi tăng chủ yếu do Pvcombank tăng được nguồn tiền gửi của khách hàng, Trong giai đoạn 2020-2021 ngân hàng vẫn duy trì cơ cấu nguồn tiền gửi như sau: tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng, theo sau là tiền gửi của các TCTD khác. Cơ cấu này hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng. Nguồn
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 Năm 2020 Năm 2021
Thu nhập lãi thuần Chi phí lãi
tiền gửi chiếm nhiều nhất so với tổng nguồn vốn huy động (hơn 91%) chứng tỏ uy tín của ngân hàng đã được khẳng định trên thị trường tài chính ngân hàng, các tổ chức kinh tế và các cá nhân tín nhiệm và gửi tiền nhàn rỗi. Tiền gửi của TCTD khác giảm. Việc giảm của khoản mục này là do tình hình kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, NH đã chú ý đến chính sách về cơ cấu huy động của NH một cách bền vững hơn. Vì việc huy động lớn từ các TCTD khơng phải là một biện pháp an toàn cho hoạt động kinh doanh của NH, nếu số tiền gửi quá lớn thì rủi ro cao khi TCTD này có nhu cầu rút 1 khoản tiền lớn. Vì vậy, việc giảm khoản mục này là hợp lý.
(ii) Sự thay đổi lãi suất trên thị trường
Đối với nguồn vốn tiền gửi, lãi suất huy động vốn có xu hướng giảm trong toàn giai đoạn. Lãi suất huy động giảm từ 1%-1,5%/năm so với trước đây mà huy động vốn. Những lần điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN trong thời gian này đã làm chi phí trả lãi tại PVC giảm mặc dù nguồn vốn huy động vẫn có mức tăng trưởng dương.
Bảng 2.11: Cơ cấu chi phí lãi của PVcomBank giai đoạn 2020-2021
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2021 2020 Chênh lệch
Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TL TT
Trả lãi tiền gửi 8.510.844 81.77% 8.435.641 88.27% 75.203 0.89% -6.49% Trả lãi tiền vay 77.716 0.75% 156.525 1.64% -78.809 -50.35% -0.89% Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 647.793 6.22% 524.793 5.49% 123.000 23.44% 0.73%
Chi phí hoạt động tín dụng khác 1.171.391 11.25% 439.848 4.60% 731.543 166.32% 6.65% Tổng chi phí lãi 10.407.744 100% 9.556.807 100% 850.937 8.90% 0.00%
(Nguồn: Tác giả tính tốn từ BCTC của PVcombank năm 2021)
Trả lãi tiền vay trong năm 2021 giảm 78.809 triệu đồng tỷ lệ giảm 50,35%. Nguyên nhân do ngân hàng đã nâng cao khả năng tự huy động tại chỗ, công tác huy động vốn có hiệu quả thu hút được nhiều khách hàng nên khơng cịn phụ thuộc nhiều vào vốn đi vay. Những điều trên cho thấy ngân hàng luôn cố gắng hạ thấp chi phí sử dụng vốn, tìm kiếm và tận dụng những nguồn vốn cho chi phí thấp để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng như KQKD từ hoạt động tín dụng.
Trả lãi phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2020 chi phí từ hình thức này là 524.793 triệu đồng thì đến năm 2021 đạt 647.793 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23,44% so với năm 2020. Trong năm PVcomBank