1.3.2 .Đối với nền kinh tế
2.2. Thực trạng kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương
2.2.4. Kế toán giai đoạn giải ngân
Công việc giải ngân được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng đã đánh giá thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng và được giám đốc phê duyệt, kế tốn sẽ nhập thơng tin về đối tượng, điều kiện vay vốn, thời hạn cho vay…vào hồ sơ lưu trữ trên máy. Sau khi hồ sơ tín dụng đã đầy đủ thơng tin, chữ ký của các bên liên quan thì kế tốn mới tiến hành giải ngân.
Số tiền trên chứng từ làm căn cứ cho kế toán giải ngân, hạch tốn : Nợ TK cho vay thích hợp (của đơn vị hay cá nhân )
Có TK tiền mặt, tiền gửi thanh toán..
Đồng thời lập phiếu nhập TK ngoại bảng Tài sản thế chấp cầm cố nếu đơn vị cho vay có tài sản cầm cố.
Kế tốn cho vay phải theo dõi và ghi chép trên hợp đồng tín dụng, lấy chữ ký của người vay đầy đủ và đúng quy định.
Giao một sổ vay vốn( hay thẻ lưu) cho khách hàng giữ, một sổ vay để kế toán lưu sao quá trình thu hồi nợ và lãi hàng tháng, kèm theo đó một số giấy tờ giải ngân như : giấy lĩnh tiền vay, phiếu chi, giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn được kế toán sử dụng làm chứng từ giải ngân giao dịch hàng ngày. Các loại giấy tờ khác được sử dụng làm hồ sơ vay của khách hàng, được cất giữ và lưu
trữ theo quy định. Bên cạnh đó, hồ sơ của khách hàng vay cũng phải đầy đủ chữ ký của người thừa kế hợp pháp.
Trong trường hợp khách hàng vay theo hạn mức tín dụng, kể từ lần thứ hai giải ngân kế toán cho vay phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền vay đã giải ngân các đợt không được vượt quá số tiền cho vay đã ký trên hợp đồng tín dụng.
Tại Chi nhánh NHNo Quảng Xương, nghiệp vụ cho vay chủ yếu được giải ngân bằng tiền mặt. Đa số khách hàng là hộ tư nhân, cá thể vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi, phục vụ đời sống nên khơng có tài khoản riêng tại ngân hàng. Việc vay vốn bằng tiền mặt thuận tiện cho khách hàng trong việc chi tiêu, sử dụng vốn vay nhưng hình thức này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm sốt mục đích vay, vì do khơng có tài khoản nên nhiều khách hàng không biết sử dụng số tiền vay hợp lý với phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến ngân hàng có nguy cơ rủi ro hơn trong việc thu hồi nợ.
Thực hiện nghiêm túc định hướng của ngành là tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an tồn hiệu quả, gắn liền cơng tác tín dụng với phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế do huyện đề ra, NHNo Quảng Xương đã mở rộng mạng lưới hoạt động, đến nay vốn tín dụng ngân hàng đã đầu tư đến gần 90% các hộ trong xã trên địa bàn huyện.
Nhìn chung, từ khi NHNo Quảng Xương triển khai cho vay hộ sản xuất, bước đầu đã đúc kết được kinh nghiệm về kinh nghiệm về quá trình cho vay hộ sản xuất. Thúc đẩy phát triển kinh tế ở nơng thơn, góp phần từng bước hình thành các vùng kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn
lãi ở nông thôn, tạo điều kiện ban đầu để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất và chế biến nơng sản, giải phóng phần nào sức lao động cho nơng dân, mở rộng các ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn.
Năm 2011, NHNo Quảng Xương đã đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. Đối tượng chủ yếu : cho vay chăn nuôi sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản, mua sắm phương tiện vận tải nhẹ, thương nghiệp dịch vụ, kinh doanh hàng hóa, ngành nhề khác. Khu vực này mức tăng trưởng khá ổn định, vốn đầu tư tín dụng của ngân hàng đã góp phần tạo ra những chuyển biến cả lượng và chất làm thay đổi diện mạo nông nghiệp – nông thôn.