Đánh giá hiệu quả sử dụng VKD

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu hoàng thái (Trang 65 - 68)

2.2.3.2 .Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khảnăng thanh toán

2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ trong Doanh nghiệp

2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng VKD

Để thấy được những kết quả đạt được từ công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong năm 2014, ta đi xem xét một số chỉ tiêu như sau

Bảng 2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng VKD

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2013 So sánh

Chênh lệch Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu thuần Vnđ 105,389,234,561 112,586,237,397 -7,197,002,836 -6.39 2. VKD bình quân Vnđ 54,160,188,854 42,498,333,434 11,661,855,420 27.44 3. VCSH bình quân Vnđ 9,616,288,905 9,348,615,887 267,673,018 2.86 4. LN trước lãi vay và

thuế Vnđ -2,029,938,106 -2,658,644,751 628,706,645 -23.65

5. LN trước thuế Vnđ -2,864,035,757 -3,414,744,908 550,709,151 -16.13 6. Lợi nhuận sau thuế Vnđ -2,894,523,223 -3,429,869,258 535,346,035 -15.61

7. ROS % -0.03 -0.03 0.0030 -9.85

8. BEP % -0.04 -0.06 0.0251 -40.09

9. TSLN trước thuế trên

VKD % -0.05 -0.08 0.0275 -34.19

10. ROA % -0.05 -0.08 0.0273 -33.78

11. ROE % -0.30 -0.37 0.0659 -17.96

12. Vịng quay tồn bộ

Vịng quay tồn bộ VKD của DN năm 2014 đạt 1.95 vòng giảm 0,7033 vòng so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 26.55%.

Nguyên nhân chính là so VKD bình qn năm 2014 tăng tới 27.44% trong khi DTT lại giảm 6.39%. Điều này phản ánh khả năng quản lý còn yếu kém của doanh nghiệp, do khả năng quản trị vốn còn yếu kém, dẫn tới việc quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng nhưng Doanh thu lại giảm.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh đạt -0.05% tăng 0,03 % so với năm 2013. Doanh thu của doanh nghiệp hoàn toàn xuất phát từ ngành nghề kinh doanh chính (dệt may) và hầu như khơng hề có doanh thu từ hoạt động tài chính, hoạt động khác chiếm tỷ lệ thấp và khơng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy lợi nhuận trước thuế chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: doanh thu từ hoạt động bán hàng và chi phí kinh doanh. Nhận thấy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2014 tăng 790% so với năm 2013 do tốc độ giảm của GVHB lớn hơn rất nhiều so với DTT. Đây là điểm đáng khen ngợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại vẫn âm đã cho thấy tác động mạnh mẽ của chi phí kinh doanh. CPSXKD năm 2014 tăng 47.47%, lên tới 4.526 tỷ đồng. Điều đó phản ánh cơng tác quản trị chi yếu kém của doanh nghiệp. Đồng thời, việc doanh nghiệp huy động vốn chủ yếu thông qua nguồn vay nợ dẫn đến chi phí lãi vay tăng 10.32%, lên tới 834 triệu đồng. Sự tăng đột biến của hai khoản chi phí này đã đẩy lợi nhuận trước thế bị âm 2,864,035,757vnđ. Đây là sự yếu kém của doanh nghiệp trong chính sách huy động vốn và cơng tác quản lý chi phí. Doanh nghiệp cần có biện pháp cụ thể để cải thiện hai điểm yếu này, tránh để nó trở thành vật cản trong những nỗ lực nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất.

Như vậy, măm 2014, tuy kết quả kinh doanh đã được cải thiện hơn so với năm 2013, nhưng công ty vẫn làm ăn thua lỗ nặng nề. Nguyên nhân chính là do việc

_ Mức độ sử dụng vốn vay q cao, an tồn về tài chính thấp, chi phí tài chính cao làm giảm lợi nhuận của cơng ty.

_ Cơng tác quản trị chi phí chưa tốt. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp quá cao, ăn mịn vào lợi nhuận của Cơng ty. Cơng ty cần xây dựng định mức chi phí, dự tốn chi phí hợp lý, giảm bớt các chi phí sản xuất kinh doanh để cải thiện được lợi nhuận

_ Công tác quản lý và dự trữ hàng tồn kho chưa tốt dẫn đến số vòng quay hàng tồn kho giảm. Các tài sản cố định được quản lý, khai thác và đưa vào sử dụng chưa tốt, hiệu quả sử dụng vốn giảm so với 2013.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH dệt may xuất khẩu hoàng thái (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)