Quy trình hạch tốn doanh thu bán hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) xây dựng phần mềm kế toán doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt sing (Trang 39)

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp bao gồm : Chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Các khoản giảm trừ doanh thu làm cơ sở để tính doanh thu thuần và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do người mua hàng đã đặt mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn,… đã ghi trong hợp đồng.

Doanh thu bán hàng đã bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp đã xác định là tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vị phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách chủng loại.

Để kế toán các khoản chiết khấu thương mại doanh nghiệp sử dụng tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại.

Để phản ánh nghiệp vụ kế toán hàng bán bị trả lại kế toán sử dụng tài khoản 5212 - Giảm giá hàng bán.

Để phản ánh số lượng hàng bán bị trả lại kế toán sử dụng TK 5213 - Hàng bán bị trả lại

Hình 1.8: Quy trình hạch tốn các khoản giảm trừ doanh thu

Phải thu khách hàng Thuế GTGT Kết chuyển giảm trừ doanh thu CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại TK 111,112 TK 131 TK 5211,5212,5213 TK 511 TK 3331

CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG VỀ PHẦN MỀM KẾ TỐN DOANH THU BÁN HÀNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT SING 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thiết bị Y tế Việt Sing

2.1.1.Giới thiệu khái quát về Công ty

Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Thiết Bị Y Tế Việt Sing Tên viết tắt : VIETSINGMEDICAL., JSC

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài :VIETSING MEDICAL DEVICES JOINT STOCK COMPANY

Mã số doanh nghiệp : 0102255092

Loại hình doanh nghiệp : Cơng ty cổ phần Vốn điều lệ : 3.000.000.000 VNĐ( ba tỷ đồng) Ngày thành lập: 14/05/2007

Điện thoại : 043 5563418 Fax: 043 5563416

Email: info@vietsingmedical.com

Trụ sở chính : Phịng 101, Tịa nhà Viễn Đơng, số 36 Hồng Cầu, P. Ơ Chợ Dừa, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội

Ngành nghề kinh doanh :

- Mua bán hóa chất xét nghiệm (Trừ hóa chất Nhà Nước cấm)

- Tư vấn đào tạo, và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử tin học. - Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc Cơng ty kinh doanh. - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa (Khơng hoạt động mơi giới, đấu giá)

- Mua bán lương thực, thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm bổ sung dinh dưỡng).

- Mua bán các thiết bị điện tử, thiết bị văn phịng, thiết bị viễn thơng. - Mua bán máy móc, thiết bị y tế, dụng cụ y tế thông thường.

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

- Tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thiết bị y tế, viễn thông

- Cho thuê các loại máy móc Cơng ty kinh doanh.

Kinh nghiệm:

- Từ khi thành lập đến nay, Công ty liên tục tìm kiếm các sản phẩm cơng nghệ mới và hiện đại nhất trên thế giới trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình để phối hợp cùng nhà sản xuất giới thiệu và đưa vào triển khai áp dụng tại Việt Nam.

- Đại diện phân phối độc quyền các sản phẩm dùng trong phẫu thuật cột sống của hãng Paradigm Spine - Đức từ tháng 06/2007 cho đến nay.

- Đại diện phân phối độc quyền các sản phẩm dùng trong phẫu thuật chỉnh hình khớp gối, khớp háng và nội soi khớp của hãng Smith & Nephew - Mỹ từ tháng 05/2008 cho đến nay.

- Đại diện phân phối độc quyền các sản phẩm dùng trong phẫu thuật chỉnh hình cột sống của hãng Scient’X - Pháp từ tháng 08/2008 cho đến nay.

- Đại diện phân phối độc quyền các sản phẩm xi măng ngoại khoa của hãng Heraeus - Đức từ tháng 12/2008 cho đến nay.

- Đại diện phân phối độc quyền các sản phẩm dùng trong phẫu thuật chỉnh hình cột sống của hãng Alphatec Spine – Mỹ từ tháng 08/2010 cho đến nay.

Khách hàng thân thiết:

Tại miền Bắc:

 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện TW Quân đội 108, Bệnh viện Saint Paul- Hà Nội: Cung cấp hàng hoá từ năm 2007 đến nay.

 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Cung cấp hàng hoá từ năm 2008 đến nay

 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Cung cấp hàng hoá từ năm 2009 đến nay

 Bệnh viện Bưu điện - Hà Nội: Cung cấp hàng hoá từ năm 2010 đến nay

 Bệnh viện 198 – Bộ Cơng An: Cung cấp hàng hố từ năm 2011

Tại miền Trung:

 Bệnh viện Đà Nẵng: Cung cấp hàng hoá từ năm 2008 đến nay.  Bệnh viện C Đà Nẵng: Cung cấp hàng hoá từ năm 2010 đến nay.  Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, Bệnh viện 199 – Bộ Công An, Quân y 87 từ năm 2011…

Tại miền Nam:

 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện 175 - Bộ Quốc phòng, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Triều An: Cung cấp hàng hoá từ năm 2008 đến nay

 Bệnh viện Ngoại Thần kinh Quốc tế, Bệnh viện Đại học Y Dựơc TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Cung cấp hàng hoá từ năm 2009 đến nay.

 Các bệnh viện khác như:, Củ Chi, Thống Nhất, 30.4, ĐK Đồng Nai, STO Phương Đông, Trưng Vương, Pháp Việt, BV 7A – Bộ Công An, Hồng Đức, Thủ Đức…

2.1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

TỔNG GIÁM ĐỐC Trợ lý Tổng Giám đốc Phịng Tài chính - Kế tốn Phịng Tài chính - Kế tốn Phịng Hành chính - Nhân sự Phịng Dự án Phịng Kế hoạch- Tổng hợp Phịng Kinh doanh

BAN KIỂM SỐT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG

2.2.Thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn doanh thu bán hàng tại Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Việt Sing

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty

Cơng ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Sing là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng, có con dấu riêng và có quyền quyết định về mọi mặt hoạt động kinh tế tài chính của Cơng ty.

Xuất phát từ vai trị quan trọng đó trong cơng tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty nói chung và trong quản lý nền kinh tế nói riêng. Cơng ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Sing rất chú trọng đến khâu tổ chức bộ máy kế toán một cách hợp lý, khoa học.

Đặc điểm của bộ máy tổ chức kế toán của Cơng ty được tổ chức theo hình thức vừa phân tán, vừa tập trung.

Tổ chức bộ máy kế toán của Cơng ty có nhiệm vụ thực hiện và kiểm tra tất cả các công tác kế tốn trong phạm vi của Cơng ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý sử dụng nguồn vốn và dự án của Công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, hạch toán chế độ tài chính. Để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung sớm nhất trực tiếp của Kế toán trưởng, đảm bảo chun mơn hóa lao động của các cán bộ kế tốn khơng chỉ phục vụ Hội đồng quản trị mà còn phải báo cáo lên Tổng Công ty và một số đối tượng khác. Chính vì vậy khối lượng cơng tác ở đây là khá lớn đối với nhu cầu quản lý và tổ chức cơng tác Kế tốn của Cơng ty. Phịng kế tốn địi hỏi đội ngũ kế tốn phải có trình độ nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong cơng tác kế tốn, cộng với niềm đam mê cơng việc và lịng nhiệt tình do vậy mà phịng kế tốn ln ln hồn thành tốt cơng việc được giao.

- Phịng kế tốn có chức năng thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin kế tốn tài chính, phục vụ cho cơng tác quản lý. Qua đó thực hiện việc kiểm tra tình hình kinh doanh, việc sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và mọi hoạt

động sản xuất kinh doanh trong Công ty, thúc đẩy việc thực hiện đúng chính sách chế độ, hạch tốn kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, làm quyết toán hàng tháng, quý, năm, đối chiếu và xử lý, kiểm kê, chuẩn bị số liệu để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với các năm trước, đưa ra các kết luận phù hợp cho quản lý.

- Phòng kế tốn có trách nhiệm đơn đốc cơng nợ với khách hàng, chuẩn bị tiền vốn cho kinh doanh. Kiểm tra, giám sát việc thu chi tài chính, hạch tốn các chi phí sản xuất...

Sơ đồ bộ máy kế tốn của Cơng ty :

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế tốn Cơng ty

Kế tốn trưởng : có chức năng giúp Ban Lãnh đạo Cơng ty tổ chức, chỉ

đạo thực hiện toàn bộ cơng tác tài chính, kế tốn, thống kê, thơng tin, kinh tế và hạch tốn của chi nhánh Cơng ty theo các quy định của Nhà nước đồng thời thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát đối với mọi hoạt động của đơn vị.

Kế tốn tổng hợp: kiểm tra, tổng hợp tồn bộ hoạt động kế toán của

Kế toán lương và các khoản trích theo lương: theo dõi việc trích và nộp

BHXH, BHYT, KPCĐ đúng quy định tính đúng, thanh tốn đủ tiền lương BHXH cho cơng nhân viên trong Cơng ty.

Kế tốn TSCĐ : Kế tốn TSCĐ lập và theo dõi TSCĐ tồn chi nhánh,

phân loại theo nguồn vốn đầu tư, theo từng đơn vị sử dụng. Nắm chắc, phản ánh kịp thời tình hình biến động tăng giảm TSCĐ của từng bộ phận, từng đơn vịsử dụng và tính khấu hao TSCĐ.

Kế tốn vật tư : chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục, chứng từ nhập kho,

xuất kho vật từng nguyên liệu, xác định tồn kho về số lượng và giá trị. Theo dõi cập nhật và lập báo cáo về nợ phải thu, nợ phải trả đối với từng khách hàng.

Kế toán thanh toán : theo dõi tồn bộ cơng tác hạch tốn bao gồm

thanh toán tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, kiểm tra các chứng từ thanh toán, chịu trách nhiệm cập nhập số liệu và cung cấp kịp thời những thông tin thuộc lĩnh vực được giao, phụ trách cho Ban Lãnh đạo và kế toán trưởng.

Kế tốn cơng nợ : theo dõi các khoản phải thu, phải trả của khách hàng.

Hàng quý đối chiếu công nợ, xác nhận cơng nợ, lập báo cáo trình kế tốn trưởng và Ban Lãnh đạo chi nhánh để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Thủ quỹ : chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và Ban Lãnh đạo Chi

nhánh về việc quản lý tiền mặt Việt Nam, tiền mặt ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ khác như: trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu,… của Cơng ty.

Kế tốn bán hàng: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ bán các

mặt hàng trước khi ghi chép vào sổ sách có liên quan và làm thủ tục thanh toán (thu) cho KH

Kế toán thuế : Cập nhật chứng từ kế toán thuế, phản ánh, hạch toán, ghi

chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kế tốn phát sinh vào sổ sách kế tốn của Cơng ty. Hoàn thiện toàn bộ các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết

cho cơng việc hạch toán kế toán như: Hợp đồng lao động, các loại hợp đồng khác nếu phát sinh. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thuế và quyết tốn của Cơng ty theo chế độ quy định như: Báo cáo tài chính. Lưu trữ chứng từ, sổ sách thuế và báo cáo thuế đảm bảo chứng từ sổ sách, báo cáo đầy đủ. Đại diện Công ty giao dịch với cơ quan thuế, tham gia quyết tốn thuế, có kết quả tốt sau khi giao dịch và quyết tốn thuế

2.2.2. Các hình thức sổ kế tốn sử dụng

Về chế độ kế tốn: Cơng ty thực hiện đúng chế độ kế tốn của Bộ Tài chính quy định, áp dụng theo Quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính thực hiện đúng pháp luật kế tốn và nghĩa vụ đối với nhà nước.

Hình thức sổ kế tốn: Nhật ký chung

Niên độ kế toán: ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N theo năm dương lịch Đơn vị tiền tệ: VNĐ

Phương pháp kê khai tính thuế GTGT: khấu trừ

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xun. Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình qn gia quyền.

Hình 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức Nhật ký chung

Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký chung:

(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn

cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng

cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được

dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

2.2.3. Hệ thống tài khoản và chứng từ sử dụng

Các tài khoản sử dụng : - TK 156: Hàng hoá

- TK 632: Giá vốn hàng bán

- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá

+ TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm - TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước

+ TK 3331: Ghuế GTGT phải nộp - TK 521: Giảm giá hàng bán

+ TK 5211: Chiết khấu thương mại + TK5212: Hàng bán bị trả lại + TK 5213: Giảm giá hàng bán -TK 111: tiền mặt

-TK 112: tiền gửi ngân hàng -TK 131: phải thu KH

 Hệ thống chứng từ sử dụng :  Hóa đơn giá trị gia tăng  Phiếu xuất kho

 Phiếu nhập kho  Phiếu thu

 Các sổ và báo cáo đưa ra

 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng  Sổ chi tiết các tài khoản

 Báo cáo hàng bán  Báo cáo công nợ KH

 Báo cáo doanh thu bán hàng  Bảng kê bán hàng

2.2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ

 Đối với chứng từ phiếu thu – chi tiền mặt:

+ Nghiệp vụ thu tiền: về bán hàng, tạm ứng, thanh lý, bán TSCĐ  sử dụng chứng từ: Biên lai thu tiền, phiếu thu.

+ Nghiệp vụ chi tiền: về mua hàng, tạm ứng, trả lương, trả nợ  sử dụng chứng từ: Phiếu chi.

Hình 2.4: Trình tự luân chuyển phiếu thu.

- Bước 1: Người nộp tiền đề nghị nộp tiền bằng giấy hoặc bằng miệng với kế tốn cơng nợ. Kế tốn cơng nợ căn cứ trên giấy đề nghị -> Lập phiếu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) xây dựng phần mềm kế toán doanh thu bán hàng tại công ty cổ phần thiết bị y tế việt sing (Trang 39)