CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu BÀI nộp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần thiện xuân (Trang 37 - 40)

DOANH CỦA CÔNG TY

2.2.1 Nhân tố vĩ mô

Quy mô dân số:

Quy mô dân số là một yếu tố của môi trường dân số. Đó là khía cạnh được công ty quan tâm nhiều nhất bởi nó lien quan trực tiếp tới con người và con người chính là nhân tố tạo ra thị trường.

Hiện nay chúng ta đang sống trong một môi trường luôn có sự thay đổi, trong đó có môi trường về dân số. Những biến động về mặt dân số có thể làm thay đổi về mặt lượng của thị trường. Tăng,giảm dân số sẽ làm tăng,giảm doanh số bán hàng. Bên cạnh đó sự gia tăng quy mô dân số của một vùng, một số khu vực do tình trạng di dân, xu hướng di dân là do tình trạng phát triển kinh tế ở một số vùng, đô thị dô điều kiện sống và điêu kiện làm việc cao hơn.

Đối với công ty cổ phần Thiện Xuân – Thanh hóa có trụ sở làm việc tại phường Điện Biên – TP. Thanh Hóa là một điều kiện thuận lợi để kinh doanh các mặt hàng về điện.

và đứng thứ 3 về dân số. Với diện tích là 11.133,4 km2 và dân số 3,405 triệu người. Quy mô dân số có tác động trực tiếp tới việc bán hàng của công ty. Nếu tập trung ở khu vực đông dân cư thì nhu cầu tiêu dùng và mua sản phẩm của công ty là nhiều hơn.

Môi trường kinh tế:

Theo yếu tố về quy mô dân số về môi trường kinh tế tại tỉnh Thanh Hóa cũng có tác động không nhỏ tới việc hoạt động bán hàng của công ty.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010 đạt 11,3 % Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 1,7 lần so với giai đoạn 2001 – 2005.

Năm 2010 GDP bình quân đầu người tại tỉnh Thanh Hóa ước đạt 810USD. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng. Ví dụ như nhu cầu sử dụng các trang thiết bị điện dân dụng trong gia đình tăng lên. Điều đó sẽ làm thay đổi tới doanh số bán hàng của công ty. Vì vậy công ty cần cung cấp đầy đủ các mặt hàng.số lượng, chất lượng như khách hàng yêu cầu nhằm nâng cao doanh số bán hàng cho công ty.

Bên cạnh đó, ngoài thị trường trong tỉnh công ty còn cung cấp, bán các sản phẩm vật tư thiêt bị điện ra các tỉnh lân cận và khu vực Bắc miền Trung. Đặc biệt công ty đã mở rộng thị trường ra nước ngoài như Hàn quốc, Trung quốc, Lào, Campuchia.

Môi trường tài nguyên – thiên nhiên:

Đó là nhân tố liên quan đến điều kiện của đất nước.Điều này sẽ gây thuận lợi hoặc khó khăn cho việc cung ứng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm dịch vụ.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là nhân tố đầu vào cần thiế cho hoạt động chung của công ty và có những ảnh hưởng nhât định trong hoạt động bán hàng của công ty như:

Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu: sự thiếu hụt này là hệ quả của việc khai thác quá mức nguồn lực thiên nhiên của các nghành công nghiệp – dịch vụ. Là một công ty thương mại dịch vụ, không phải sản xuất trực tiếp ra sản phẩm nhưng yếu tố về tài nguyên thiên nhiên cũng có tác động gián tiếp tới việc

bán hàng của công ty cũng như hoạt động kinh doanh chung của công ty Thiện Xuân.

Môi trường công nghệ kỹ thuật:

Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh về mặt hàng vật tư, thiết bị điện như công ty cổ phần Thiện Xuân thì yếu tố về công nghệ kỹ thuật cũng không phải là một rào cản lớn làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt đông bán hàng của công ty. Nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây lắp các công trình của công ty. Về công ty thì cũng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu xây lắp hoàn chỉnh các công trình, đường dây tải điện và cá trạm biến áp 110kv: cần cẩu tự hành, máy xúc, xe tải chuyên dùng, các loại dụng cụ chuyên dùng cho xây lắp điện, và các thiế bị chuyên dùng khác trong thi công xây dựng (thiết bị thử cách điện cao áp, máy phát xung, máy đo điện trở xuất,…)

Môi trường pháp luật và thể chế chính trị:

Sự ổn định về chính trị khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động bán hàng hay sự bất ổn về chính trị như bạo động…đều có thể là cơ hội hay nguy cơ rủi cho các doanh nghiệp trong quá trình phân phối hàng hóa. Chính sách phát triển của một quốc gia có vai trò định hướng chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội trong đó có hoạt động bán hàng của cá doanh nghiệp. Đồng thời sự cởi mở về chính sách pháp luật tạo ra những hành vi hoạt động rộng rãi cho các doanh nghiệp nhưng nó cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với các hoạt động bán hàng trên thị trường.

Chính sách kinh tế của một quốc gia thể hiện quan điểm định hướng phát triển nề kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách để điều hành và quản lý nền kinh tế, quản lý các doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế thể hiện những ưu đãi, khuyến khích đối với một số khu vực, một số mặt hàng nào đó. Đồng thời chính phủ cũng đưa ra những quy chế quy định cấm kinh doanh, sản xuất một số mặt hàng nào đó.

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các

doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sác tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động…

Công ty phải tuân thủ mọi luật định của nhà nước như:

-Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và luật Doanh nghiệp bổ sung số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 kỳ họp thứ VIII của Quốc hội khóa XI. Tuân thủ đầy đủ quy định về tài chính hiện hành.

-Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 kỳ họp thứ IX của Quốc hội khóa XI.

-Pháp luật và các chủ trương chính sách của nhà nước, các quy chuẩn kỹ thuật của bộ công nghiệp, Bộ xây dựng, nghành điện, các yêu cầu an toàn, lao động, phòng cháy chữa cháy.

-Các quy định công nghệ, các tiêu chuẩn quy định khi thi công các công trình.

2.2.2 Nhân tố vi mô

Nhà cung ứng:

Mối quan hệ của công ty và các nhà cung ứng vật tư được thiết lập trên cơ sở hợp tác – sòng phẳng – cùng có lợi – tôn trọng lẫn nhau.

Nguồn mặ hàng chính mà công ty dịch vụ là:

-Nguyên liệu: Sắt thép các loại, xi măng, cát,đá, các loại cấu kiện thép, cấu kiện bê tông, vật tư thiết bị điện…

-Nhiên liệu: Dầu Diezen,…

Việc mua bán đều qua hợp đồng kinh tế thông qua đấu thầu cạnh tranh, có cam kết về xuất xứ, chất lượng, tiến độ cung cấp. Trong quá trình thực hiện luôn có sự theo dõi, đánh giá khả năng cung ứng, tính ổn định, chất lượng hàng hóa của các nhà cung cấp để chon đối tác cung cấp đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý.

Do công ty luôn lấy chữ tín làm đầu, nên qua thực tế rất nhiều nhà cung ứng đã trở thành bạn hàng truyền thống, có độ tin cậy cao, hai bên đều tạo điều kiện thuận lợi cho nhau, hợp tác chặt chẽ cùng nhau tháo gỡ khi gặp khó khăn như:

-Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh

-Công ty cổ phần Dây và cáp điện chi nhánh Cadivi

-Công ty CP cáp điện LS vina

-Công ty TNHH 1 thành viên chiếu sang và thiết bị đô thị Hapulico,…

 .Khách hàng

Khách hàng là những cá nhân, tổ chức thường xuyên hoặc không thường xuyên mua hàng của doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trường thì sự phụ thuộc của doanh nghiệp với khách hàng là tương đối lớn. Do vậy cá doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chính sách khách hàng phù hợp.

Khách hàng hiện nay của công ty chủ yếu ở khu vực Thanh Hóa và các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Ngệ An, Hà Tĩnh…

Công ty cần có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng lâu năm để giữ chân họ với công ty như chính sách chiết khấu đặc biệt, giảm giá, hỗ trợ nhiều hơn về mặt kỹ thuật.

*Cơ cấu khách hàng của công ty: BẢNG 2.3: Tỷ lệ khách hàng của công ty Khách hàng Tỷ lệ ( % ) Thanh Hóa 38 Ninh Bình 10 Ngệ An 22 Hà Tĩnh 16 Các tỉnh khác 14 Tổng 100

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Đối thủ cạnh tranh:

Tất cả cá nghành khi bước vào kinh doanh đều có đối thủ cạnh tranh và công ty cổ phần Thiện Xuân – Thanh Hóa cũng không ngoại lệ. Công ty co những đối thủ cạnh tranh như công ty TNHH TM – SX Hưng Việt, Công ty Hùng Mạnh… Hiện nay công ty đang phải cạnh tranh gay gắt thị trường về 3 vấn đề chủ yếu đó là:

-Chất lượng

-Tiến độ

-Giá thành công trình

Các chiến lược của công ty:

Các chiến lược của công ty đóng vai trò chủ đạo trong sự quyết định thành bại của công ty trên thị trường. Các chiến lược của công ty bao gồm chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm.

Công ty Thiện Xuân Thanh Hóa luôn chú trọng và quan tâm tới chất lượng, tiến đô, giá thành của sản phẩm. Đặc biệt trong nghành xây dựng cơ bản 3 yếu tố này được đánh giá rất cao, bởi hoàn thiện được 3 yếu tố này sẽ có hiệu quả rất lớn về kinh tế, kỹ thuật và sự phát triển xã hội của đất nước. Bên cạnh đó công ty sẽ có hiệu quả bán hàng cao, khách hàng tin cậy, uy tín công ty mở rộng, tạo đà để công ty phát triển vững chắc và lâu dài.

Mục tiêu chất lượng của công ty là “Thỏa mãn và định hướn bởi khách hàng” được công ty cụ thể hóa bằng các hoạt động sau:

-Trang bị cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty những kiến thức cần thiết có thể triển khai được các yêu cầu của công ty

-Đầu tư, nâng cấp thiết bị máy móc trong sản xuất và xây lắp điện

Kế hoạch đặt ra là mở rộng phạm vi cung cấp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây lắp.

-Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh tạo uy tín với khách hàng

-Tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TYTNHH THIỆN XUÂNTNHH THIỆN XUÂN TNHH THIỆN XUÂN

2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 – 2011

BẢNG 2.4 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009 - 2011

Stt Chỉ tiêu Năm 2009 ( Triệu đồng) Năm 2010 ( Triệu đồng ) Năm 2011 ( Triệu đồng)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

322.16

0 514.944 750.554

2. Các khoản giảm trừ 2.371 3.865 6.423

3. Doanh thu thuần 319.789 511.079 744.131

4. Giá vốn hàng bán 303.79

8 486.527 709.603 5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp

dịch vụ 15.991 24.552 34.528

6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.030 1.615 1.383

7. Chi phí tài chính(trong đó chi phí lãi vay) 7.0836.754 11.25910.526

19.242 16.885

8. Chi phí bán hàng 3.127 5.617 4.817

9. Chi phí nguyên lý doanh nghiệp 2.771 3.532 5.167 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuât

kinh doanh 4.040 5.759 6.685

11. Thu nhập khác 2.815 2.706 752

12. Chi phí khác 2.304 2.445 321

13. Lợi nhuận khác 511 261 431

14. Tổng lợi nhuận trước thuế 4.551 6.020 7.116 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 712 901 1.280

16. Lợi nhuận sau thuế 3.839 5.119 5.836

Nguồn: Phòng kinh doanh

Nhận xét:

Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm đều tăng, tỷ lệ tăng cụ thể ta có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010/2009 tăng số tiền là 192.784 triệu

đồng tương ứng tăng 37,44 %.Năm 2011/2010 tăng số tiền là 235.610 tương ứng 45,76 %.

Doanh thu là kết quả tốt chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển thuận lợi nhuận.

Tuy nhiên cần lưu ý với tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, tỷ lệ doanh thu thuần năm 2011/2010 giảm so với 2010/2009 chỉ còn 31,32 % trong khi năm trước là 37,43 %.

2.3.2 Kết quả bán hàng theo chủng loại sản phẩm

 Kết quả bán hàng theo chủng loại sản phẩm:

BẢNG 2.5: Bảng phản ánh tình hình hoạt động bán hàng theo cơ cấu mặt hàng

STT Tên sản phẩm 2008 2009 2010 2011 Số lượng ( Cái ) Tỷ trọng ( % ) Số lượng ( Cái ) Tỷ trọng ( % ) Số lượng ( Cái ) Tỷ trọng ( % ) Số lượng ( Cái ) Tỷ trọng ( % ) 1. Đèn điện 975 39,36 1256 38,26 1626 32,35 2528 29,75 2. Bảng điện 256 10,34 316 9,63 524 10,42 879 10,34 3. Công tắc 634 25,6 724 22,05 1057 21,03 1635 19,24 4. Khóa đai 27 1.09 35 1,07 52 1,03 83 0,98 5. Ống nối 48 1,94 55 1,68 80 1,59 127 1,49 6. Cầu dao 188 7,59 205 6,24 313 6,23 507 5,97 7. Aptomat 102 4,12 213 6,49 304 6,05 432 5,08 8. Các sản phẩm khác 247 9,97 479 14,59 1071 21,3 2306 27,14 9. Tổng 2477 100 3283 100 5027 100 8497 100

 Sự chênh lệch về số lượng bán hàng giữa các năm:

BẢNG 2.6: Bảng số liệu thể hiện sự chênh lệch về số lượng bán hàng giữa các năm Tên sản phẩm Chênh lệch ( 2009 – 2008 ) ( % ) Chênh lệch ( 2010 - 2009 ) ( % ) Chênh lệch ( 2011 – 2010 ) ( % ) 1.Đèn điện 28,82 29,46 55,47 2.Bảng điện 23,44 65,82 67,75 3.Công tắc 14,20 45,99 54,68 4.Khóa đai 29,63 48,57 59,62 5.Ống nối 14,58 45,45 58,75 6.Cầu dao 9,04 52,68 61,98 7.Aptomat 108,82 42,72 42,11 8.Các sản phẩm khác 93,93 123,59 115,31 9.Tổng 32,54 53,12 69,03

Nguồn: Phòng kinh doanh

Nhận xét:

Nhìn vào Bảng số liệu ta thấy số lượng mặt hàng bán ra của công ty tăng qua các năm, kết quả bán hàng năm 2009 so với năm 2008 là 32,54 %. Năm 2010 so với năm 2009 là 53,12 %, năm 2011 so với năm 2010 là tăng 69,03 %.

Trong cả 4 năm số lượng các mặt hàng bán ra của đèn điện là chiếm tỉ trọng lớn nhất so với tổng sản phẩm bán ra được nhưng tỉ trọng này lại giảm nhẹ qua các năm. Có điều này là do tốc độ tăng về số lượng hàng bán ra của cá sản phẩm khác tăng nhanh hơn so với sản phẩm đèn điện làm cho tỉ trọng của mặt hàng đèn điện giảm đi.

Sản phẩm bán ra tăng nhanh nhất là các sản phẩm khác. Năm 2009 tăng 93,93 %, năm 2010 tăng 123,59 %, năm 2011 tăng 115,31 %. Tỷ trọng bán hàng của các sản phẩm này tuy lớn nhưng mức lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm lại nhỏ vì các sản phẩm này thường có giá trị rất nhỏ và thường bán kèm với các thiết bị chính.

Việc phân tích tình hình hoạt động bán hàng theo các loại mặt hàng sẽ giúp công ty nhận biết được những mặt hàng nào có tốc độ bán hàng nhanh, mặt hàng

nào bán chậm, đó là một trong những căn cứ để xác định cơ cấu mặt hàng cần nhập trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

2.3.3 Kết quả bán hàng theo kênh phân phối

BẢNG 2.7: Kết quả bán hàng theo kênh phân phối

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Thực hiện 2009 Thực Hiện 2010 Thực hiện 2011 So sánh (2009/2010) So sánh (2011/2010) Số tiền ( Trđ ) Tỷ trọng ( % ) Số tiền ( Trđ ) Tỷ trọng ( % ) Số tiền ( Trđ ) Tỷ trọng ( % ) Số tiền ( Trđ ) Tỷ lệ

Một phần của tài liệu BÀI nộp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần thiện xuân (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w