Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Lào

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quan hệ tài chính việt nam – lào, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 34)

2.1. Sự tiến triển của quan hệ tài chính giữa Việt Nam –Lào từ năm

2.1.4. Quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Lào

2.1.4.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư và dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào

Đầu tư ra nước ngồi là hình thức mới mẻ với doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt sau Nghị định 22/NĐCP/1999, qui định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ra đời, hoạt động này ngày càng có xu hướng gia tăng. Lào đã trở thành quốc gia đứng đầu trong tiếp nhận đầu tư của Việt Nam.

Tăng giảm không ổn định là xu hướng của hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào. Năm 1993 chúng ta mới chỉ có một dự án duy nhất, và hầu như hoạt động đầu tư sang Lào khơng có tiến triển gì trong giai đoạn 1993 – 1998, nó cũng đi theo xu hướng chung của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Các dự án hết sức nhỏ lẻ, tự phát, khơng có một hướng dẫn cụ

thể nào. Có những năm chúng ta khơng có một dự án nào đầu tư sang Lào như 1995, 1996, 1997, đây là những năm mà hoạt động thu hút vốn đầu tư của Việt Nam khá sáng sủa, và cũng là những năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Điều này đã gây tâm lí e ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam về bảo toàn vốn khi đầu tư ra nước ngoài. Ngay khi nghị định 22 ra đời, số dự án đầu tư sang Lào có buớc chuyển biến đột ngột, năm 1999 số dự án đầu tư sang Lào đã gấp 1,25 lần so với cả giai đoạn từ 1993 – 1999. Xu hướng này tiếp tục gia tăng trong năm 2000. Tuy nhiên đến năm 2001, 2002 số dự án cấp phép đầu tư sang Lào lại giảm xuống đột ngột, chỉ còn 1 dự án mỗi năm. Giai đoạn này các doanh nghiệp ưa thích việc tiếp cận các thị trường mạnh như: Mỹ ( 5 dự án), Singapor (3 dự án), Nga (3 dự án) và một số thị trường hết sức mới mẻ như: Uzebekistan, Tajikistan... với các dự án về tin học, dầu khí... ít phù hợp với điều kiện thị trường tại Lào. Năm 2003 đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư với thị trường Lào, tuy nhiên nó khơng duy trì được lâu, ngay vào năm tiếp theo đã lại giảm. Năm 2005, bước ngoặt trong hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và điểm nhấn của hoạt động này chính là việc đầu tư sang Lào, số dự án đầu tư sang Lào trong năm này là 17 dự án, chiếm 34% tổng số dự án đầu tư sang Lào tính từ năm 1993, và chiếm 45,95 % số dự án đầu tư ra nước ngoài trong năm 2005. Đến nay số lượng dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào đã là con số đáng kể, 219 dự án với có giá trị đầu tư hơn 2,4 tỉ USD.

Để đánh giá qui mô dự án cũng như tình hình thực hiện các dự án ta có thể xem xét qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.1: Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005 Đơn vị tính:(USD,%) Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện Tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng vốn đầu tư ra nước

ngoài Tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư thực hiện ra nước ngoài 1993 1 - - - - 1994 2 1.306.811 - 100 - 1998 1 1.500.000 1.500.000 81,08 100 1999 5 4.210.000 - 34,12 - 2000 9 4.889.370 861.850 71,22 71,22 2001 1 884.000 241.836 11,49 9,59 2002 1 392.000 43.420 0,26 3,18 2003 8 5.273.385 382.675 19,31 19,56 2004 5 3.367.928 409.147 30,35 30,39 2005 17 345.057.042 354.109 93,68 8,86 Tổng 366.880.536 3.793.037 62,35 27,29

Tổng quan có thể nhận thấy rằng đầu tư của Việt Nam sang Lào chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lên tới 62,35% trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Các năm 1998, 2005 là những năm mà tỷ lệ này rất cao lên tới 81,08% và 93,68%. Tiêu biểu nhất có lẽ là năm 2005 với 34% tổng số dự án đầu tư sang Lào nhưng chiếm đến trên 90% tổng nguồn vốn. Lí do chính là do hai dự án lớn đầu tư sang Lào đó là dự án trồng cây cao su tại Lào và dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3. Tuy nhiên xu hướng tổng vốn đầu tư sang Lào cũng không ổn định, tăng giảm thất thường. Qui mơ trung bình của các dự án đầu tư sang Lào không cao, chỉ khoảng trên 500.000 USD cho một dự án ( khơng tính dự án nhà máy thuỷ điện Xêkaman 3). Tỉ trọng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư sang Lào so với các quốc gia khác là khá cao chiếm gần 30% so với sang 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Đó là vì các dự án sang Lào chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực địi hỏi vốn ít, phù hợp với năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 2.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào thời kì 1993 – 2005

Đơn vị (%)

Năm Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn Tốc độ tăng vốn thực hiện liên hoàn

1993 - - 1994 - - 1998 1,78 - 1999 180,67 - 2000 16,14 - 2001 -81,92 -71,94 2002 -55,66 -82,05 2003 1245,25 781,33 2004 -36,13 6,92 2005 10.145,38 107,64

Nguồn: Ban hợp tác Việt - Lào

Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm không ốn định, năm 2005 tốc độ tăng vốn so với năm trước là kỉ lục lên tới 10.145,38 lần. Theo xu hướng này năm 2006 có thể dự đoán được rằng năm 2006 số lượng dự án đầu tư vào Lào vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tổng vốn đầu tư sẽ giảm do chưa thể có được các dự án mang tính đột phá như năm 2005, phải vài năm nữa mới có thể có lại tốc độ tăng tổng vốn đầu tư lớn đến như vậy. Mặc dù vốn đầu tư có xu hướng tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung kể tử năm 2003 trở lại đây

tốc độ thực hiện vốn vẫn tăng, là dấu hiệu tốt đảm bảo khả năng nhanh chóng đưa dự án vào khai thác vận hành.

Ta có thể kể đến một số dự án tiêu biểu trong hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào như:

- Dự án thuỷ điện Xêkaman 3: Dự án này do công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào đầu tư với tổng vốn đầu tư là 273.000.000 USD, vốn pháp định 69.231.000 USD. Nhà máy này có cơng suất 250 MW trên sông Nam Pagnou, sông nhánh của sơng Xêkaman thuộc địa phận tính SêKơng, giáp biên giới tỉnh Quảng Nam sẽ nối với nhà máy A Vương (đang được xây dựng). Dự kiến sau khi dự án hoàn thành Việt Nam sẽ mua điện từ nhà máy này phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ điện trong nước. Đây là một dự án có qui mơ vốn lớn, phức tạp về điều kiện thi công, thời gian thực hiện dự án là 30 năm, thực hiện bằng 100% vốn của Việt Nam nhưng vốn tự có của doanh nghiệp mới chỉ chiếm 25% tổng vốn đầu tư. Do vậy rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong bảo lãnh vốn vay, cơ chế, chính sách ưu đãi trong miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư và các nghĩa vụ thuế khác.

- Dự án Công ty cổ phần cao su Việt Lào với tổng vốn đầu tư 25.514.345 USD, vốn pháp định 20.411.476 USD, thời gian thực hiện 50 năm tại tỉnh Champasak để trồng 10.000 ha cao su tại Lào và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 18.000 tấn/ năm. Dự án này cũng được thực hiện bằng 100% vốn của Việt Nam.

- Dự án đầu tư trồng cao su thiên nhiên, điều, cacao của công ty Cao su Đăc Lắc tại 4 tỉnh Nam Lào đồng thời sẽ tiến hành xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su công suất 10.000 tấn/ năm. Dự án này có tổng vốn đầu tư là 32.292.827 USD.

Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào dưới các hình thức cơng ty liên doanh, văn phòng đại diện, cửa hàng, siêu

thị… trong các lĩnh vực xây lắp, chế biến sản xuất, thương mại và dịch vụ với số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Số tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng liên doanh Lào - Việt tại Viêng Chăn là khoảng 120 tài khoản. Các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Lào như nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp, viễn thơng, thủy điện, chế biến gỗ, khai khống, thương mại, khách sạn - nhà hàng, ngân hàng… Theo số liệu của Ủy ban KH&ĐT Lào, trong giai đoạn 2005-2010, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào với 252 dự án, tổng giá trị đầu tư gần 2,8 tỷ USD, kim ngạch ngoại thương giữa hai nước năm ngối đạt gần 500 triệu USD và có tốc độ gia tăng khá nhanh. Nước bạn Lào đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, năm 2010 đạt 7,9%, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 986 USD, tăng gần 6 lần trong vòng 20 năm. Điều này cho thấy, hai nước chắc chắn sẽ là đối tác kinh tế tốt, có thể khai thác lợi thế của nhau, bổ trợ cho nhau để cùng phát triển.Như vậy các dự án tiêu biểu của Việt Nam sang Lào đã tận dụng được những ưu thế của Lào về điều kiện tự nhiên cũng như phục vụ được cho nhu cầu trong nước khi dự án đi vào vận hành, tuân theo công thức chung khi tiến hành đầu tư sang Lào là 3+2, bao gồm vốn, công nghệ và thị trường Việt Nam với lao động và tài nguyên của Lào.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quan hệ tài chính việt nam – lào, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)