2.1. Sự tiến triển của quan hệ tài chính giữa Việt Nam –Lào từ năm
2.1.4.4 Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình
thức đầu tư
Bảng2.10: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005 Đơn vị (USD,%) Hình thức Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư sang Lào so với đầu
tư ra nước ngoài 100% vốn Việt
Nam 12 322.318.748 87,85 88,2
Liên doanh 20 40.109.222 10,93 52,82
Hợp đồng hợp tác
kinh doanh 18 4.452.566 1,21 2,89
Nguồn: Ban hợp tác Việt Lào
Theo qui định của Luật đầu tư Lào, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào dưới ba hình thức:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Biểu 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005 24% 40% 36% 100% vốn Việt Nam Liên doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Liên doanh là hình thức có số dự án nhiều nhất chiếm tới 40% số dự án đầu tư sang Lào. Hình thức đầu tư này cũng là hình thức được ưa chuộng tại Lào hơn so với sang các quốc gia khác, chiếm tới 68,96% tổng số dự án đầu tư ra nước ngồi theo hình thức này.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng chiếm tỉ trọng về số dự án đầu tư sang Lào tương đối cao khoảng 36% tuy nhiên chi chiếm có 27,27% trong tổng số dự án đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức 100% vốn Việt Nam vẫn chiếm khối luợng dự án khá khiêm tốn 24%, mặc dù đây là hình thức phát huy được tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè khi thực hiện đầu tư bằng 100% vốn sang Lào, do vậy tỉ lệ này chỉ chiếm có 21,82% trong tổng số các dự án đầu tư bằng 100% vốn Việt Nam ra nước ngồi.
Xét theo tiêu chí qui mơ vốn:
Biểu 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 1993 – 2005
88%
11% 1% 100% vốn ViệtNam
Liên doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đứng đầu về tổng vốn đầu tư sang Lào chính là hình thức 100% vốn Việt Nam. Hình thức này có số dự án thấp nhất nhưng lại chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất lên tới 87,85% tổng vốn đầu tư sang Lào, và chiếm 88,2% tổng vốn đầu tư của hình thức này ra nước ngồi. Như vậy Lào là quốc gia tiếp nhận khối lượng vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn Việt Nam cao nhất. Nhân tố nổi bật tạo nên điều này chính là dự án nhà máy thuỷ điện 273 triệu USD bằng toàn bộ vốn của Việt Nam. Như vậy đối với các dự án mà doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiềm lực tài chính lớn mạnh hình thức mà họ lựa chọn sẽ là 100% vốn của mình nhằm đạt được quyền tự chủ trong việc ra các quyết định kinh doanh cũng như trực tiếp điều hành hoạt động của dự án.
Hình thức liên doanh xếp thứ hai với 10,93% tổng vốn đầu tư nhưng lại đứng đầu về tổng số dự án. Rõ rang đây là hình thức đầu tư san sẻ rủi ro cũng như quyền lợi, do vậy các doanh nghiệp có tiềm lực vốn khơng đủ mạnh có
thể đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, từng bước thăm dò thị trường Lào. So với tổng vốn đầu tư cho hình thức liên doanh ra nước ngồi thì hình thức này tại Lào cũng khá phổ biến chiếm tới trên 50%.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm khối lượng vốn đầu tư khá khiêm tốn chỉ có 1% so với các hình thức khác và chiếm 2,89% vốn của hình thức này đầu tư ra nước ngồi. Sở dĩ như vậy là do chủ yếu hình thức này được áp dụng đối với các dự án thăm dị, khai thác dầu mỏ trong khi đó Lào khơng phải là quốc gia có được nguồn tài ngun này.
Hình thức 100% vốn Việt Nam chủ yếu được đầu tư vào các ngành cơng nghiệp.
Lĩnh vực này ít được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dưới hình thức liên doanh là vì đây là các ngành địi hỏi vốn lớn, trình độ cao về khoa học cơng nghệ trong khi đó các doanh nghiệp của Lào thiếu năng lực về cả hai mặt trên, còn các doanh nghiệp Việt Nam đã dám đầu tư vào ngành này lại là các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính cũng như khoa học cơng nghệ. Trong khi đó lĩnh vực nơng nghiệp lại thích hợp để tiến hành đầu tư liên doanh, vì đây là ngành địi hỏi nhiều lao động, và là ngành mà các doanh nghiệp Lào có hiểu biết sâu sắc về điều kiện phát triển cũng như kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi thế khi kinh doanh trong lĩnh vực này.