3.3. Giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào
3.3.1.5. Tăng cường mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào
Mối quan hệ Việt – Lào là cơ sở tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào được hưởng nhiều các ưu đãi hơn so với các quốc gia khác. Do vậy, tăng cường quan hệ Việt – Lào chính là tạo điều kiện ưu đãi ngày càng nhiều hơn cho các donh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào. Một số công tác cần tiến hành nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực đầu tư là:
- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi, giữa hai Chính phủ, đánh giá kết quả hoạt động đầu tư, chỉ ra các vướng mắc trong hoạt động đầu tư. Từ đó tiến đến đàm phán, kí kết các hiệp định điều chỉnh, sửa đổi các điều khoản hợp tác đầu tư theo hướng ngày càng thơng thống, ưu đãi hơn.
- Tiến hành viện trợ cho Lào trong một số ngành và lĩnh vực nhằm mở đường cho hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào như: lĩnh vực cơ sở hạ tầng
phục vụ việc lưu thông, vận chuyển hang hoá, lĩnh vực giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu lao động có chất lượng cao của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang Lào.
3.3.2. Giải pháp vi mơ
3.3.2.1 Tăng cường tìm hiểu mơi trường đầu tư của Lào
Muốn đầu tư có hiệu quả, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm cơ hội cũng như tìm hiểu mơi trường vĩ mơ, vi mơ của Lào, từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn cũng như khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp mình. Như vậy mới có thể lựa chọn được lĩnh vực, địa bàn đầu tư phù hợp. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải:
- Chủ động tìm kiếm thơng tin qua các trang Web, các cơ quan đại diện kinh tế thương mại của Việt Nam, các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong đầu tư tại Lào.
- Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, liên tục cập nhật các thông tin về hệ thống luật pháp, các thay đổi trong cơ chế, chính sách, hoạt động của thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tài chính tại Lào…
- Tiến hành điều tra thị trường Lào một cách trực tiếp thông qua các chuyến đi thực tế tại Lào.
- Thường xuyên tham gia các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư của Lào, các chương trình tập huấn về đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
Các kiến thức, thông tin mập mở, khơng đầy đủ về thị trường có thể gây cho doanh nghiệp những thiệt hại cũng như những tranh chấp khơng đáng có. Vì vậy đây là cơng tác cần chuẩn bị kĩ lưỡng đầu tiên trước khi trở thành nhà đầu tư nước ngoài tại Lào.
3.3.2.2 Hồn thiện năng lực quản lí dự án
Để thực hiện dự án một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp phải từng bước nâng cao năng lực quản lí dự án trên tất cả các khâu: quản lí thời gian, tiến độ, chi phí, chất lượng...Muốn đạt được điều đó, doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp như:
- Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các dự án, đảm bảo các nội dung trong dự án được thực hiện một cách đầy đủ.
- Thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án. Đặc biệt quan trọng là nâng cao năng lực của các cán bộ quản lí dự án mới có thể đảm bảo cho dự án được thực hiện một cách hiêu quả.
- Có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lí dự án có trình độ chun mơn. - Tiến hành tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lí dự án trong nước cũng như dự án tại nước ngoài.
- Thường xun tổ chức học hỏi kinh nghiệm, mơ hình quản lí dự án của các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi.
3.3.2.3 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ
Đầu tư sang Lào chúng ta khơng thể góp vốn hoặc mang những tài sản như: đất đai, nhà xưởng để góp vốn. Mặt khác Lào lại là một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, thiếu vốn trầm trọng cũng như khả năng về công nghệ hết sức hạn chế. Đầu tư sang Lào, các doanh nghiệp Việt Nam vì thế phải chủ động hồn tồn về cả hai mảng này. Do đó, để đầu tư sang Lào có hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường năng lực tài chính cũng như khoa học cơng nghệ. Tăng cường năng lực tài chính sẽ giúp cho các dự án được tiến hành suôn sẻ, thuận lợi, đúng theo tiến độ, sớm đưa dự án vao giai đoạn vận hành. Điều này sẽ khắc phục được tồn tại hiện nay trong thực hiện
các dự án tại Lào, đó là tỉ lệ vốn thực hiện còn rất thấp. Để làm được điều đó doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như:
- Lựa chọn kĩ càng cơ hội đầu tư, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để vốn đầu tư cho một dự án không thiếu hụt, chậm trễ.
- Thực hiện các biện pháp huy động vốn thông qua các trung gian tài chính như ngân hang, qua thị trường vốn, hoặc kêu gọi các đối tác cùng hợp tác đầu tư sang Lào…
- Quản lí có hiệu quả nguồn tài chính của doanh nghiệp, từng bước gia tăng qui mơ vốn thơng qua nguồn lợi nhuận trích lại.
Do đặc điểm của Lào là nền kinh tế cịn nghèo, khoa học cơng nghệ lạc hậu rất nhiều không chỉ so với thế giới mà còn so với Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động trong các dây chuyền sản xuất, có những cải tiến về khoa học cơng nghệ phù hợp với nước sở tại. Cụ thể nhiệm vụ của doanh nghiệp đó là:
- Khơng ngừng học hỏi, cập nhật những tiến bộ về khoa học công nghệ trên thế giới để có thể làm chủ được cơng nghệ, có như vậy mới có thể quản lí tốt hệ thống cơng nghệ đầu tư tại Lào.
- Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí cơng nghệ cho doanh nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực tại Lào, những người tham gia trực tiếp vào sản xuất áp dụng các dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
- Thường xuyên nghiên cứu đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như lao động Lào, đáp ứng được chất lượng, mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
3.3.2.4. Xây dựng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào khơng cịn đơn thương độc mã mà đã có sự phối hợp, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả trên thị trường quốc tế, nhất thiết cần tạo ra mối quan hệ hợp tác với nhau. Hiện Việt Nam đã có Hiệp hội các nhà đầu tư tại Lào. Thơng qua đó các doanh nghiệp có thể chia sẻ cho nhau về kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm quản lí các dự án tại Lào, cũng như giúp đỡ lẫn nhau khi gặp những rủi ro, hoặc sự cố về tài chính, cơng nghệ, các tranh chấp…Để tạo được sợi dây liên kết này, các doanh nghiệp phải tổ chức được các hiệp hội kinh doanh tại Lào theo từng lĩnh vực và theo từng vùng lãnh thổ. Các hiệp hội phải được tổ chức hoạt động một cách khoa học mới có thể liên kết các doanh nghiệp lại với nhau tạo nên một khối vững mạnh và đoàn kết, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp Việt Nam khơng chỉ tại Lào mà cịn trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Việt Nam và Lào, xét về quan hệ về Chính trị - Ngoại giao, kinh tế- thương mại và giao lưu văn hố giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Hoạt động kinh tế, thương mại, tài chính giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hồ bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới . Có thể nói đẩy mạnh quan hệ tài chính Việt – Lào đã phần nào góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hoá của nhân dân hai nước. Trong thời gian qua quan hệ tài chính Việt - Lào đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần xây dựng cơng cuộc cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước
Dựa trên những tài liệu thu thập được tại nơi thực tập cùng với tài liệu tham khảo, em xin hoàn thành chuyên đề của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian hạn chế, chun đề khơng thể tránh khỏi những khuyết điểm, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo và các cơ chú, anh chị trong Phịng Hợp tác tài chính quốc tế– Bộ Tài chính để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đinh Trọng Thịnh, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính quốc tế cùng tồn thể các anh chị trong Phịng Hợp tác tài chính quốc tế đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành chun đề của mình.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
Giáo viên hướng dẫn thực tập: Thầy giáo Đinh Trọng Thịnh Nhận xét chuyên đề thực tập:
Sinh viên: Latsamy Vongkhamsen Lớp: K45 /08 /02
Đề tài : Quan hệ Tài Chính Việt Nam – Lào, thực trạng và giải pháp
.................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... .................................................................................................... Điểm:-Bằng số: Người nhận xét - Bằng chữ: