2.1. Sự tiến triển của quan hệ tài chính giữa Việt Nam –Lào từ năm
2.1.4.3 Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ
Bảng 2.5: Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào theo vùng lãnh thổ
thời kì 1993 – 2005 Đơn vị (USD,%) Vùng Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng Miền Bắc 5 1.860.000 0,51 Miền Trung 17 13.582.033 3,7 Miền Nam 20 345.588.303 94,2 Viênchăn 8 5.850.200 1,59 Tổng 366.880.536 100
Xét theo số dự án:
Biểu 2.6: Cơ cấu dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào theo vùng lãnh thổ
10% 34% 40% 16% Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Viênchăn
Miền Nam Lào là vùng nhận được số dự án đầu tư của Việt Nam lớn nhất chiếm tới 40% số dự án. Các dự án chủ yếu tại khu vực này là trồng,chế biến cao su, thuỷ điện. Tiếp theo là Trung Lào với 34% tổng số dự án, chủ yếu vào các ngành khoáng sản. Viênchan cũng chiếm khối lượng dự án đáng kể 16% chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng, chế biến thực phẩm, dịch vụ…Khu vực có số dự án thấp nhất là miền Bắc Lào với 10% số dự án vào một số lĩnh vực như: kinh doanh siêu thị, khai thác khoáng sản.
Biểu 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo vùng lãnh thổ thời kì 1993 - 2005 93% 1% 4% 2% Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Viênchăn
Miền Nam chiếm vị trí tuyệt đối về tổng vốn đẩu tư với 93%, với hang loạt các dự án có qui mơ lớn đầu tư vào vùng này trong namư 2005 như: dự án nhà máy Xêkaman 3, hai dự án trồng cao su tại 4 tỉnh Nam Lào… Các vùng khác chiếm khối lượng vốn không đáng kể,chỉ 4% ở Miền Trung, 2% ở Viên chăn, 1% ở Miền Trung.
Nam Lào là vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, đất đai phì nhiêu, rừng bao phủ 70 – 80% diện tích, có nhiều đồng bằng và thung lũng rộng rất thuận lợi cho việc phát triển các vùng trồng nguyên liệu như cao su… Nhờ lợi thế trước hết về điều kiện tự nhiên, nên đây trở thành vùng thu hút nhiều nhất số dự án cũng như vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Miền Nam là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của hang hoá Thái Lan, các loại hang hoá như: tivi, xe máy, tủ lạnh, các vật dụng sinh hoạt khác…, có chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Do vậy khả năng cạnh tranh của Việt Nam là rất khó khăn nếu hoạt động trong các lĩnh vực này. Vì vậy, sự lựa chọn của các doanh nghiệp Việt Nam là xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất và chế biến gỗ tại đây rất phù hợp.
Khu vực Bắc Lào có địa hình khá hiểm trở, giao thơng khó khăn, kinh tế lại kém phát triển nhất trong cả nước. Tuy nhiên đây lại là vùng có nguồn tài ngun khống sản dồi dào. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu kinh doanh tại đây trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản. Mặt khác Bắc Lào lại chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nên khả năng năng cạnh tranh của hang hoá Việt Nam rất hạn chế. Hơn nữa giáp ranh vùng này là các tỉnh Tây Bắc Việt Nam – các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, do vậy việc đầu tư của các doanh nghiệp tại đây sang Lào rất hạn chế.
Viênchăn thủ đơ của Lào, là vùng có dân số đơng đúc nhất trong cả nước, đồng thời có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn cả so với các vùng khác. Các doanh nghiệp của Việt Nam do vậy chủ yếu đầu tư vào kinh doanh dược phẩm, siêu thị, cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp các vật liệu xây dựng. Viênchăn là khu vực thu hút đầu tư lớn nhất tại Lào, nhưng với Việt Nam rất khó cạnh tranh tại đây, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cũng không đầu tư vào vùng này với qui mô vốn lớn.
Trung Lào cũng gần giống như Nam Lào, điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi, tài nguyên rừng cũng như khống sản khá phong phú, lại ít chịu ảnh hưởng từ phía Trung Quốc cũng như Thái Lan do vậy các doanh nghiệp Việt Nam thường đầu tư khai thác khoáng sản, chế biến gỗ. Tuy nhiên số dự án đầu tư vào vùng khá cao nhưng tỉ trọng vốn còn thấp là do thiếu những dự án khai thác khống sản có tầm cỡ lớn. Trong tương lai đây sẽ là vùng thu hút được số dự án cũng như vốn đầu tư ngày càng gia tăng của các doanh nghiệp Việt Nam, vì đây là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều từ phía Việt Nam.