Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quan hệ tài chính việt nam – lào, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

3.3. Giải pháp tăng cường đầu tư của Việt Nam sang Lào

3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư ra nước ngồi vẫn cịn là lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu như khơng có văn bản qui định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất, kịp thời các nhà đầu tư sẽ vô cùng lung túng, e ngại khi tiến hành đầu tư ra nước ngồi. Họ sẽ khơng thể biết được làm như thế nào để xin phép đầu tư, vốn góp theo tỷ lệ như thế nào, làm thể nào để chuyển tiền, lao động, máy móc, cơng nghệ… ra nước ngồi đầu tư. Do vậy để có một mơi trường

pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho chủ đầu tư dễ dàng đầu tư ra nước ngoài chúng ta cần tiến hành hoàn chỉnh các văn bản qui phạm pháp luật.

Sự ra đời của Nghị định 78/2006/NĐ – CP đã tạo ra sự đột biến trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, do điều kiện tình hình có nhiều thay đổi, Nghị định này có nhiều điểm khơng phù hợp, cản trở hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Vì vậy, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định này, đồng thời nhanh chóng chuẩn bị thơng tư hướng dẫn thực hiện, cụ thể.

- Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định, cho phép các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với các nước khác đầu tư ra nước ngoài để tăng cường năng lực tài chính, cơng nghệ…

- Nới rộng qui mơ cho hép đầu tư ra nước ngồi mà khơng phải xin phép ý kiến của Thủ tường Chính phủ lên trên con số 1 triệu USD để các doanh nghiệp phát huy được tiềm lực tài chính cũng như khả năng huy động vốn của mình.

Để Nghị định này được thực hiện tốt bên cạnh đó phải tiến hành xây dựng các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đầu tư ra nuớc ngoài, và thực hiện một số biện pháp như:

- Xây dựng chế độ chuyển tiền đồng Việt Nam sang Kíp Lào và ngược lại, khơng hạn chế việc cho ngân hàng liên doanh Việt Lào chuyển đổi tại ngân hang giữa tiền Việt và Kíp theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Xây dựng các qui chế hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc chuyển giao cơng nghệ ra nước ngồi.

- Xây dựng các chế tài qui định cụ thể chế độ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, chế độ kiểm tra, đáng giá hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài.

- Trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để tránh các sai sót, chồng chẻo trái ngược nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư.

- Tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát để đánh giá hiệu quả, những vướng mắc trong hoạt động đầu tư ra nước ngồi để kịp thời điều chính các văn bản qui phạm một cách phù hợp.

- Cải cách trong thủ tục hành chính trong thực hiện cấp phép đầu tư ra nước ngồi.

Hệ thống pháp luật chính là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng làm tiền đề cho doanh nghiệp có những quyết định đầu tư ra nước ngồi. Một hệ thống luật pháp về đầu tư ra nước ngồi thơng thống, ưu đãi sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp tích cực tham gia vào q trình đầu tư quốc tế, nâng cao năng lực cũng như vị thế của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quan hệ tài chính việt nam – lào, thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)