Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ tài chính giữa hai nước

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quan hệ tài chính việt nam – lào, thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ tài chính giữa hai nướcViệt Nam – Lào Việt Nam – Lào

3.1.1. Những thuận lợi

Cả hai nước đều chọn con đường phát triển là chủ nghĩa xã hội, tư tưởng chính trị khơng có mâu thuẫn đối kháng. Từ đó mỗi nước đều xây dựng hệ thống nhà nước theo nguyên tắc kế hoạch hoá dưới sự lãnh đạo của một đảng thống nhất. Do vậy có sự thơng hiểu lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế tài chính. Ðây là thuận lợi quan trọng nhất.

Việt Nam và Lào đều thực hiện chủ trương hội nhập với kinh tế thế giới và mở cửa thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế của mỗi nước tạo ra sự nhất quán cao hơn trong chính sách tài chính của hai nước, nhất là trong phạm vi điều ước của tổ chức kinh tế quốc tế mà hai nước cùng tham gia.

Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước quan trọng để thúc đẩy Lào đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Việt nam. Do vậy quan hệ kinh tế với Việt Nam được Lào phải coi trọng hơn trước nhiều. Lào nhận ra rằng Việt Nam có vị trí quan trọng hơn nhiều so với một Việt Nam cô lập trong khu vực.

Việt Nam không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao ở khu vực , đã và đang đẩy nhanh cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước là một thuận lợi lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế tài chính giữa 2 nước.

Việc quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Ðã hình thành hệ thống nhóm hàng, nhu cầu xuất nhập khẩu

tương đối rõ ràng, nên tạo ra sự thơng hiểu nhu cầu của nhau. Ðó là cơ sở cần thiết cho sự phát triển tiếp theo và cũng là căn cứ để chúng ta điều chỉnh cơ cấu hàng hoá trong quan hệ với Lào một cách phù hợp.

Những điều kiện thuận lợi đối với quan hệ tài chính Việt Nam và Lào trong thời gian tới:

Thứ nhất: Việt nam và Lào, núi liền núi, sơng liền sơng,có đường biên

giới chung trên đất liền dài chừng 1350 km chạy qua sáu tỉnh (31 huyện) của Việt Nam và 2 tỉnh gồm 6 thành phố, địa khu, châu ( 14 huyện) của Lào. Trên biên giới chung của cả hai nước có 15 cửa khẩu ( 5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của cả hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều nhiều hơn so với các nước Ðông Nam A khác ( Myanmar và Lào). Gần đây nhiều cửa khẩu như Lao Bảo, cửa khẩu quốc tế Bờ Y, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã có ý tưởng xây dựng thành những khu buôn bán tự do, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho điều kiện buôn bán giữa hai nước dẫn đến thúc đẩy lưu thông tiền tệ và phát triển thanh toán quốc tế.

Thứ hai: Phát triển quan hệ tài chính Việt Nam và Lào khơng thể tách

rời trong bối cảnh chung về quan hệ của hai nước. Quan hệ Việt Nam – Lào gần gũi gắn bó tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trong tương lai, trong đó có quan hệ tài chính.

Thứ ba: Xu thế tồn cầu hố và khu vực hoá ngày càng phát triển, với

Việt Nam trở thành thành viên của khu vực buôn bán tự do ASEAN , AFTA, việc Lào đã là thành viên của ASEAN thì quan hệ tài chính Việt- Lào càng phát triển mạnh hơn nữa.

Thứ tư: Việc phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong lịch sử 50

năm qua đặc biệt là những năm gần đây sẽ là cơ sở bn bán hai bên cịn có khả năng phát triển hơn nữa.

Thứ năm: Hai nước có cùng tư tưởng chính trị, thống nhất với nhau về

quan điểm chính trị. Do vậy dẫn đến mục đích phát triển kinh tế của hai nước giống nhau. Ðây là thuận lợi lớn nhất và quan trọng nhất, dẫn đến sự đồng đều trong việc đề ra chính sách của mỗi nước trong quan hệ tài chính.

Tóm lại, dù cho bn bán hai nước cịn có những khó khăn trở ngại, những điều kiện thuận lợi là cơ bản, với sự cố gắng của hai bên, tin rằng trong thế kỷ tới thế kỷ Châu Á - Thái Bình Dương, tiềm năng bn bán qua biên giới Việt - Lào cịn phát triển hơn nữa.

3.1.2. Những khó khăn

Phương tiện phục vụ quan hệ tài chính giữa hai nước cịn có sự chênh lệch gây khơng ít khó khăn cho mỗi nước khi sự không đồng bộ xảy ra.

Cơ sở hạ tầng và vật chất của Lào cịn nhiều yếu kém, thiếu sót. Do vậy đã hạn chế đến tính ưu việt trong chính sách của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp của Lào và hạn chế hiệu quả của hợp tác tài chính hai nước.

Trong tiến trình phát triển quan hệ Việt- Lào, đặc biệt là thời gian gần đây bên cạnh những mặt thuận lợi cũng nảy sinh khơng ít khó khăn. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn đó đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển quan hệ tài chính giữa hai nước trong tương lai.

Những khó khăn trong quan hệ tài chính giữa hai nước trong thời gian tới:

Thứ nhất: Mặc dù đã có ngân hàng liên doanh giữa hai nước nhưng thực

tế từ 10 năm nay buôn bán qua biên giới Việt –Lào, mặc dù thanh tốn xuất nhập có sự chuyển biến, từ chỗ hoàn toàn tự phát qua phương thức " Hàng đổi hàng" , buôn bán trao tay, tiến tới ký hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng, nhưng cho đến nay lượng thanh tốn qua Ngân hàng cịn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch hàng hoá của cả hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán

tiền cơng khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giả ở các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Ðiều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ tài chính Việt Nam- Lào.

Thứ hai: Trình độ phát triển khoa học và phát triển kinh tế của Việt Nam

cao hơn Lào, khiến cho tính bổ xung giữa hai bên tăng lên, nhưng mặt khác cũng gây nên ảnh hưởng bất lợi đối với chính sách tài chính Việt Nam áp dụng với Lào.

Nhìn chung, quan hệ tài chính Việt Nam- Lào có triển vọng phát triển tốt. Thuận lợi cũng nhiều và khó khăn cũng khơng ít. Chúng ta chủ trương giữ vững đường lối phát triển kinh tế của đất nước là phát huy nội lực, đẩy mạnh cơng nghịêp hố, hiện đại hố đất nước vì chỉ có như vậy chúng ta mới tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và phát triển quan hệ kinh tế thương mại đối với Lào nói riêng. Những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ kinh tế thương mại với Lào sẽ được Việt Nam giải quyết bằng hệ thống chính sách đổi mới, phù hợp với điều kiện Việt Nam và thiện chí hợp tác của phía bạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) quan hệ tài chính việt nam – lào, thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)