Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro cho vay của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 25 - 28)

1.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.3.4 Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro cho vay của Ngân hàng thương mại

mại

Rủi ro trong cho vay đem lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng khơng chỉ đến chính bản thân ngân hàng mà nó cịn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Việc tỷ lệ nợ xấu ở một ngân hàng tăng quá cao có thể khiến cho ngân hàng đó phá sản từ đó khiến cho người dân hoang mang, ồ ạt rút tiền ở các ngân hàng khác, làm toàn bộ hệ thống ngân hàng trở nên khó khăn. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ bị đình trệ việc sản xuất kinh doanh do thiếu vốn dẫn đến thất nghiệp tăng cao làm cho nền kinh tế suy thối, xã hội mất ổn định.

Bên cạnh đó, khi rủi ro trong cho vay lớn, ngân hàng chính là người chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Trước hết, việc không thu hồi được gốc và lãi của các khoản cho vay sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Bởi hoạt động tín dụng chiếm đến 80% thu nhập của các tổ chức tín dụng, vì vậy nếu rủi ro trong cho vay tăng lên thì doanh thu sẽ giảm làm lợi nhuận giảm thậm chí là thua lỗ. Hơn nữa, rủi ro trong cho vay tăng cao cũng sẽ

khiến quỹ trích lập dự phòng rủi ro trong ngân hàng tăng cao làm lợi nhuận cịn lại sẽ giảm xuống.

Khơng chỉ thế, rủi ro trong cho vay còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Việc khách hàng không trả tiền vay khiến cho ngân hàng khơng có lợi nhuận để hồn trả các khoản gốc và lãi tiền gửi cho khách hàng gửi, làm giảm lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn nữa, một ngân hàng mà kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp, quy mô tăng trưởng chậm cũng khiến cho khách hàng trở nên e dè hơn.

Chính vì vậy, việc phịng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay sẽ giúp cho các ngân hàng tránh khỏi những thiết hại khơng dự tính trước, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phịng ngừa rủi ro cho vay cũng giúp cho ngân hàng tăng lợi nhuận, tăng uy tín trong lịng của khách hàng.

Việc quả trị rủi ro cho vay tốt chính là một trong những thước đo năng lực kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Cho dù hiện nay, nền kinh tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn do dịch bệnh kéo dài, bất ổn chính trị tuy nhiên đây lại là cơ hội cho những ngân hàng có năng lực quản lý tốt ghi điểm trong lịng khách hàng và có thể mở rộng kinh doanh.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp cũng là một lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng. Việc quản trị nợ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng sàng lọc được những khách hàng tiềm năng, có năng lực tài chính tốt nhằm giúp cho việc hỗ trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển đi lên.

SV: Hồng Thu Thảo 20 Lớp: CQ56/15.07

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Không chỉ vây, hoạt động cho vay cịn đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người đi vay và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà nguyên nhân của nó có thể đến từ các tác nhân khách quan hoặc chính từ Ngân hàng. Vì hậu quả của nó để lại là rất lớn, do đó Ngân hàng cần phải đo lường và có những chính sách phịng ngừa phù hợp, tránh xảy ra những điều khơng đáng có.

Chương II

THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hoàng mai (Trang 25 - 28)